Quy định mới về thành lập tòa án chuyên biệt về Sở hữu trí tuệ trong luật Tổ chức Toà án Nhân dân (Sửa đổi)

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 41 lượt xem Đăng ngày 16/08/2024
Quy định mới về thành lập tòa án chuyên biệt về Sở hữu trí tuệ

Mới đây, ngày 24 tháng 06 năm 2024, Quốc hội chính thức thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (“TAND”) (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Luật sửa đổi tập trung vào những nội dung lớn như: quy định nội hàm quyền tư pháp (Điều 2); sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án (các Điều 3, 15, 26, 28, 29); hoàn thiện tổ chức bộ máy Tòa án (các Điều 51, 61, 62); đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tòa án (các Điều 8, 21, 91, 95, 96, 97, 103, 104, 105, 112, 113, 114, 117, 118, 150); thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia trên cơ sở bổ sung chức năng, nhiệm vụ, thành phần của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia để bảo đảm độc lập tư pháp (các Điều 38, 39, 40, 41, 42); đổi mới chế định nhân dân tham gia xét xử (các Điều 122, 123, 124, 127, 130, 131, 132, 134, 135);…

Trong đó, điểm mới nổi bật là quy định về TAND sơ thẩm chuyên biệt trong hệ thống Tòa án, nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ việc có tính chất đặc thù, điển hình như trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (“SHTT”). Sự cần thiết để thành lập tòa án chuyên biệt về SHTT đã được nhiều chuyên gia phân tích trong các bài báo, tạp chí Luật học trước đây, và đến nay, đề xuất này đã được luật hóa.

Quy định mới về thành lập tòa án chuyên biệt về Sở hữu trí tuệ
Quy định mới về thành lập tòa án chuyên biệt về Sở hữu trí tuệ

Cụ thể, những nội dung quan trọng về Tòa án chuyên biệt về SHTT quy định trong Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi như sau:

Những nội dung quan trọng về Tòa án chuyên biệt về SHTT quy định trong Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi

Thứ nhất, về vị trí trong hệ thống Tòa án, các TAND sơ thẩm chuyên biệt về SHTT độc lập so với hệ thống TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, TAND cấp cao và TAND tối cao cũng như không trùng lặp với các Tòa chuyên trách thuộc hệ thống TAND các cấp hiện hành. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể TAND sơ thẩm chuyên biệt.

Song, hoạt động của TAND sơ thẩm chuyên biệt về SHTT vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống TAND các cấp hiện hành. Ví dụ, theo Điều 50 và Điều 54, TAND cấp cao cùng với các Tòa chuyên trách thuộc TAND cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của TAND sơ thẩm chuyên biệt SHTT thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Đồng thời, đối với các bản án của TAND thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mình, TAND cấp cao và TAND tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn giám đốc thẩm, tái thẩm, không ngoại trừ TAND sơ thẩm chuyên biệt SHTT.

Thứ hai, thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt về SHTT được quy định tại khoản 2 Điều 4, khoản 11 Điều 77 Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi. Theo đó, Chánh án TAND tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ. Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể TAND sơ thẩm chuyên biệt. 

Thứ ba, về cơ cấu tổ chức, căn cứ Điều 63 Dự thảo, TAND sơ thẩm chuyên biệt về SHTT có cơ cấu gồm: Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động. 

Trong đó, Chánh án, Phó Chánh án do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, hoạt động theo nhiệm kì 05 năm (tương tự như Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp cao, cấp thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện, quận, thị xã). Quyền hạn, nhiệm vụ của Chánh án, Phó Chánh án quy định tại Điều 82, 83 Dự thảo Luật sửa đổi.

Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, có nhiệm kỳ 05 năm khi được bổ nhiệm lần đầu, nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác nếu được bổ nhiệm lại. 

Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có bộ máy giúp việc do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn.

Thứ tư, theo Điều 62(2), TAND sơ thẩm chuyên biệt SHTT có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau: (a) Sơ thẩm các vụ việc về SHTT theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính; (b) Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật; (c) Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, đề xuất án lệ; (d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 3 của Luật này và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật. TAND sơ thẩm chuyên biệt SHTT có nhiệm vụ, quyền hạn tương đương với Tòa án cấp sơ thẩm khác được quy định tại Điều 23, tuy nhiên sẽ tập trung vào các vụ việc liên quan đến SHTT. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác đều tương đương với nhiệm vụ, quyền hạn của TAND các cấp hiện hành.

Đánh giá sơ bộ tác động của việc thay đổi

Thực tiễn giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Tòa án ở Việt Nam hiện nay bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: cơ chế kiện dân sự rườm rà, tốn kém và ít hiệu quả, việc đào tạo, tập huấn chuyên môn về SHTT cho cán bộ xét xử chưa đầy đủ và hiệu quả thấp, số vụ tranh chấp ngày càng tăng nhưng các chủ thể bị xâm phạm quyền SHTT lại có tâm lý e ngại việc khởi kiện ra Tòa án mà thay vào đó, họ chọn việc xử lý hành vi xâm phạm bằng các biện pháp thương lượng, hòa giải và biện pháp hành chính, v.v. 

Nhìn chung, việc thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt về SHTT, tập trung các Thẩm phán có chuyên môn cao trong lĩnh vực này sẽ là một bước tiến lớn giúp tháo gỡ những vướng mắc trên, để Tòa án thật sự đưa ra được những phán quyết chính xác, giải quyết được tận gốc rễ các xâm phạm về SHTT. 

Song, việc đưa chế định này vào thực tế cũng là một thách thức. TAND sơ thẩm chuyên biệt là một mô hình hoàn toàn mới ở Việt Nam, để thay đổi một bộ máy tổ chức Tòa án truyền thống đã tồn tại qua nhiều năm không phải dễ dàng. Các nội dung về Tòa chuyên biệt SHTT trong Dự thảo Luật sửa đổi hiện mới là những quy định khung về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, sẽ phải chờ thêm các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung trong quá trình đi vào áp dụng, mà trước mắt là Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi với các quy định chi tiết về hoạt động của Tòa chuyên biệt, cụ thể là trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc liên quan đến SHTT tại Tòa này. Bên cạnh đó, đáp ứng yêu cầu về đội ngũ nhân lực đông với trình độ chuyên môn về SHTT cao tại các TAND sơ thẩm chuyên biệt không phải là một bài toán dễ, đòi hỏi phải có những thay đổi về chế độ phúc lợi đối với cán bộ Tòa án cũng như nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán chuyên trách. Cuối cùng, một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu lập pháp quan tâm – nguy cơ chồng chéo về thẩm quyền xét xử của Tòa sơ thẩm chuyên biệt SHTT với Tòa dân sự sơ thẩm. Đây sẽ là câu hỏi khó cần được giải đáp khi xây dựng Bộ Luật Tố tụng dân sự sửa đổi.

Đánh giá sơ bộ tác động của việc thay đổi
Đánh giá sơ bộ tác động của việc thay đổi

Lưu ý về thời điểm TAND sơ thẩm SHTT đi vào hoạt động

Căn cứ Điều 152 Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi, kể từ ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2025), TAND sơ thẩm chuyên biệt SHTT cùng các TAND sơ thẩm chuyên biệt khác được hoạt động sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và Luật Phá sản được sửa đổi, bổ sung. Như vậy, thời điểm Tòa chuyên biệt SHTT chưa được xác định chính xác và để hiểu rõ hơn về hoạt động của TAND sơ thẩm chuyên biệt SHTT  sẽ cần chờ việc sửa đổi các luật trên được hoàn thành.

Việc thành lập các TAND sơ thẩm chuyên biệt theo Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi phù hợp với Nghị quyết số 755/NQ-UBTVQH15  ngày 27/3/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “bổ sung, hoàn thiện pháp luật, tổ chức bộ máy phù hợp để đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án, vụ việc có tính chất đặc thù như phá sản, sở hữu trí tuệ, tư pháp đối với người chưa thành niên…” và nhằm mục đích “bảo đảm tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động; phát huy trình độ chuyên môn sâu của Thẩm phán, Hội thẩm trong xét xử”, và “nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các loại việc này”. Hoạt động của TAND sơ thẩm chuyên biệt SHTT cần nhiều thời gian và suy xét trong thời gian tới, tuy nhiên việc Dự thảo Luật TAND sửa đổi được thông qua và có hiệu lực sẽ tạo ra nhiều triển vọng cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực SHTT của Việt Nam trong tương lai. 

Tham khảo thêm >> Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Trách nhiệm của các Kols trong việc quảng cáo
    57 lượt xem 19/04/2025

    Một câu chuyện nóng trong những ngày gần đây đó là việc nhiều nghệ sỹ, người có tầm ảnh hưởng quảng cáo cho những sản phẩm kém chất lượng. Bản thân họ đã miệt mài và nghiêm túc trong nhiều năm để gây dựng tên tuổi để nổi tiếng, nhưng khi đã có tên tuổi...

    Nghị quyết 57-NQ/TW: Cuộc đua Sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên đổi mới
    130 lượt xem 26/02/2025

    Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, đặt mục tiêu đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Mặc dù Nghị quyết 57 không trực tiếp đề cập đến sở hữu...

    Bảo hộ thành công Sáng chế: Máy khử rung tim tự động dùng một lần
    288 lượt xem 26/02/2025

    CELLAED LIFE SAVER PTY LTD đã chính thức nhận bằng sáng chế số 40368 vào ngày 30/06/2023 cho giải pháp đột phá trong lĩnh vực thiết bị y tế – máy khử rung tim bên ngoài tự động (AED) cầm tay dùng một lần. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm nâng cao khả...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ QUẢ CẦU MÂY VÀ DẢI CỤM LẮP RÁP QUẢ CẦU MÂY
    170 lượt xem 20/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho SATIAN INDUSTRIES CO., LTD., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Quả cầu mây và dải cụm lắp ráp để tạo nên quả cầu này”. Với số đơn 1-2020-00707, sáng chế này được nộp tại Cục Sở...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ CỤM LÒ NUNG ĐIỆN CAO – ĐỘT PHÁ NGÀNH LUYỆN KIM ĐẤT HIẾM
    94 lượt xem 13/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho Qiandong Rare Earth Group Co., Ltd., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Cụm lò nung điện phân và phương pháp vận hành”, một bước tiến vượt bậc trong ngành sản xuất kim loại đất hiếm. Ngày...

    Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
    54 lượt xem 04/12/2024

    [Baohothuonghieu.com] Hiệp định TRIPS có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 là điều ước đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến thời điểm hiện tại, nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đến nay, Hiệp định đã có 166 Quốc gia thành viên trên toàn thế...

    Ai là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với văn bản do máy tạo ra?
    30 lượt xem 14/03/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Đây là câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời chính xác, vì hầu hết pháp luật và quy định trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chính xác về ai sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Tại...

    Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Lợi ích của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
    17 lượt xem 20/02/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một khía cạnh quan trọng trong hệ thống pháp luật, đảm bảo rằng sự sáng tạo và công bằng trong lĩnh vực kinh doanh được bảo tồn và khuyến khích. Bài viết này SBLAW sẽ giúp bạn khám phá ý nghĩa của việc bảo vệ...

    Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ
    29 lượt xem 11/01/2024

    Sản phẩm của dự án “Đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ” do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì thực hiện Đối tượng sử dụng: Dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ Nội dung chính: Chuyên đề 1: Hệ thống pháp luật về thực...

    Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
    12 lượt xem 25/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau, nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Dưới đây là bốn phương thức chính trong việc thực thi quyền...

    Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO
    19 lượt xem 25/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới là một trong những cơ quan chuyên môn quan trọng của Liên Hợp Quốc. Với sự gia tăng của các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của WIPO càng trở nên thiết yếu trong việc...

    Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ 
    20 lượt xem 15/10/2023

    Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ  Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ký Quyết định số 2525/QĐ-BKHCN ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ. Theo Điều 2 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn, Cục Sở Hữu...

    Dịch vụ đăng ký Sở hữu trí tuệ
    744 lượt xem 02/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] – Trong vài năm gần đây, sở hữu trí tuệ đã trở thành một lĩnh vực thu hút sự quan tâm từ nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Đăng ký sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ những kết quả từ hoạt động tư...

    SBLAW là công ty luật về sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam năm 2023
    157 lượt xem 02/09/2023

    Theo công bố mới nhất của Legal 500, Công ty luật SBLAW được xếp hạng là một trong những công ty luật về sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Sau đây là nội dung xếp hạng của Legal 500: SB LAW advises domestic and international clients on a range of trademark, patent, industrial...

    Các trường hợp tranh chấp, vi phạm sở hữu trí tuệ phổ biến
    17 lượt xem 12/06/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong các trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thường gặp, chúng ta có thể chia thành hai loại chính: tranh chấp về quyền tác giả và tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp. Dưới đây SBLAW các trường hợp tranh chấp, vi phạm sở hữu trí tuệ thường xảy...

    Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
    6 lượt xem 26/03/2023

    [Baohothuonghieu.com] – SBLAW tư vấn các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ áp dụng nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi...

    0904.340.664