Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm

 SBLAW trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà về nội dung xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ:

 

Phóng viên: Xin luật sư cho biết những chế tài về hành chính khi xử lý vi phạm về hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm:

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Ngày 26/8/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2020.

Theo quy định của nghị định trên, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra còn có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 

 Đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp...



Phóng viên: Vậy thẩm quyền xử phạt sẽ được quy định thế nào?

Đối với thẩm quyền xử phạt trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tại Điều 83 của Nghị định đã quy định rõ thẩm quyền xử phạt của lực lượng Công an nhân dân.

Trong đó, lực lượng Công an nhân dân có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định 98.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả...

Vâng xin cám ơn luật sư.

 

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan