Xử phạt làm giả nhãn hiệu mỹ phẩm thế nào?

Xử phạt làm giả nhãn hiệu mỹ phẩm thế nào?

Xử phạt làm giả nhãn hiệu mỹ phẩm thế nào? đăng trên báo An ninh thủ đô, có trích dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Thị Thu – Giám đốc Công ty Luật TNHH SB LAW. Dưới đây là nội dung chi tiết:

ANTD.VN – Hỏi: Tại khu nhà tôi ở có một cá nhân thường xuyên mua mỹ phẩm, tinh dầu từ nơi khác (có nguồn gốc xuất xứ) về và chiết ra chai, lọ dung tích nhỏ hơn, sau đó dán nhãn một thương hiệu khác rồi bán ra thị trường. Xin luật sư cho biết, hành vi này có vi phạm pháp luật không, người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý ra sao? Vũ Ngọc Bắc (Hải Phòng).

Trả lời:

Theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP, việc mua mỹ phẩm, tinh dầu từ nơi khác sau đó chiết ra chai lọ dung tích nhỏ hơn và dán nhãn một thương hiệu khác được xác định là hành vi vi phạm về ghi nhãn trong kinh doanh sản phẩm hàng hóa. Điều 25 Nghị định này nêu rõ: Trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5 triệu đồng, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với một trong các hành vi: Hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa; Hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng không ghi nhãn hàng hóa; Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng và đơn vị đo; Hàng hóa có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệch thông tin về hàng hóa.

Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt: Từ 300.000-500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5-10 triệu đồng; Phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10-20 triệu đồng; Phạt tiền từ 7-10 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân vi phạm còn bị buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm hoặc buộc ghi lại nhãn hàng hóa theo đúng quy định.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, cá nhân đóng gói sản phẩm hàng hóa tại Việt Nam và để tiêu thụ trong nước nhưng lại sửa chữa về nhãn gốc làm sai lệch thông tin về hàng hóa đã vi phạm Nghị định 80/2013/NĐ-CP. Tùy thuộc vào giá trị hàng hóa bị vi phạm thì sẽ xác định mức tiền phạt cụ thể theo Điều 25 Nghị định này.

» Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

» Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Đăng ký nhãn hiệu tại Iran

SBLAW tư vấn Đăng ký nhãn hiệu tại Iran, Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Iran. Việc bảo hộ thương