Để có thể xác định được hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với nhãn hiệu, theo khái niệm hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Pháp luật ghi nhận một số quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đã được đăng ký.
Cách hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu có thể là việc vi phạm quyền độc quyền khai thác và sử dụng nhãn hiệu đã đăng kí, quyền chuyển giao quyền sử dụng cũng như chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho người khác và quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình. Do vậy, những hành vi sử dụng nhãn hiệu của bất kì người thứ ba nào mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đều bị coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Tuy nhiên, không phải mọi hành vi sử dụng nhãn hiệu mà chưa có sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đều là hành vi xâm phạm. Để tránh tình trạng độc quyền một cách tuyệt đối của chủ sở hữu và cũng đồng thời để cân bằng lợi ích xã hội, pháp luật cũng ghi nhận những trường hợp ngoại lệ của việc sử dụng nhãn hiệu-chủ yếu là những hành vi sử dụng nhãn hiệu không nhằm mục đích thương mại.
Theo Điều 17- hiệp định TRIPS: “Các thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với các quyền được cấp liên quan đến một nhãn hiệu hàng hóa, chẳng hạn như việc sử dụng với mục đích lành mạnh các thuật ngữ mang tính chất mô tả, với điều kiện là những ngoại lệ đó không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và của các bên thứ ba”