Việt Nam gia nhập Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 272 lượt xem Đăng ngày 27/10/2021

SBLAW giới thiệu bài viết Việt Nam gia nhập Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đăng trên website của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

 Gia nhập Thỏa ước La-hay sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng đăng ký và bảo hộ KDCN ở gần 70 nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng đăng ký và bảo hộ KDCN ở Việt Nam.

Vào lúc 8h00 (giờ Thụy Sỹ) ngày 30/9/2019 (1/10 tại Việt Nam), tại trụ sở Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh đã trao Văn kiện gia nhập Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (Văn kiện Geneva 1999) cho Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry. Thỏa ước sẽ chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam sau 03 tháng tính từ ngày nộp Văn kiện.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh trao Văn kiện gia nhập cho Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry

Với việc tham gia Văn kiện Geneva 1999, Việt Nam sẽ chỉ có quyền và nghĩa vụ với Thỏa ước theo Văn kiện này và không chịu ảnh hưởng từ các Văn kiện còn lại. Ngoài ra, Việt Nam có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề của Liên minh La-hay quy định chung cho các văn kiện của Thỏa ước.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, Hệ thống La-hay được thiết lập nhằm tạo khả năng đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (KDCN) tại nhiều nước thông qua một đơn đăng ký duy nhất nộp qua Văn phòng quốc tế của WIPO bằng một loại tiền thống nhất (đồng franc Thụy Sỹ), giúp cho người nộp đơn dễ dàng thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký bảo hộ, gia hạn hiệu lực, chuyển giao quyền sở hữu và các thủ tục khác liên quan đến đơn KDCN. Người nộp đơn không cần phải nộp các đơn riêng lẻ tại từng nước mà mình muốn đăng ký bảo hộ, qua đó không những tránh được các thủ tục phức tạp, mà còn tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí.

Gần đây, Hệ thống La-hay đã ghi nhận những bước phát triển rất đáng chú ý với sự tham gia các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Canada. Bản thân các nước ASEAN hiện nay cũng đã cam kết cùng gia nhập Thỏa ước La-hay nhằm mục đích đơn giản hóa thủ tục xác lập quyền đối với KDCN cho người nộp đơn tại khu vực, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ASEAN trên thế giới.

Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), lượng đơn đăng ký KDCN của các tổ chức, cá nhân nước ngoài giai đoạn gần đây tăng trên từ 15% mỗi năm, cụ thể: số đơn năm 2015 tăng 16% so với năm 2014; năm 2016 tăng 20% so với năm 2015; năm 2017 tăng 15% so với năm 2016. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại các khó khăn về mặt thủ tục và chi phí khiến cho lượng đơn đăng ký bảo hộ KDCN của người nước ngoài tại Việt Nam cũng như của người Việt Nam ra nước ngoài chỉ ở mức hạn chế. 

Hiện nay, các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam muốn bảo hộ KDCN của mình ở nước ngoài chỉ có một hình thức duy nhất là nộp đơn đăng ký trực tiếp cho các Cơ quan Sở hữu trí tuệ (SHTT) của từng quốc gia riêng rẽ, nghĩa là phải làm nhiều đơn khác nhau bằng ngôn ngữ và yêu cầu của các nước sở tại, và phải chịu nhiều khoản chi phí, đặc biệt là phí thuê luật sư. Các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài cũng gặp các khó khăn tương tự khi muốn bảo hộ KDCN của mình tại Việt Nam. 

Thực tế đó đòi hỏi Cơ quan quản lý SHTT Việt Nam phải xây dựng các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ KDCN tại Việt Nam, cũng như doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam đăng ký bảo hộ KDCN tại nước ngoài, qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước. Một trong những chính sách như vậy có thể kể đến là tham gia các điều ước quốc tế với nội dung đơn giản hoá và hài hòa hóa thủ tục xác lập quyền SHTT.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 43 (AEM 43), tháng 8/2011 tại Indonesia, các nước ASEAN đã cùng thống nhất Chương trình hành động ASEAN về SHTT giai đoạn 2011-2016, trong đó có mục tiêu “gia nhập Thỏa ước La Hay nhằm mục đích đơn giản hóa thủ tục xác lập quyền đối với KDCN cho người nộp đơn tại khu vực, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ASEAN trên thế giới”. Theo đó, các nước ASEAN sẽ nỗ lực để hoàn thành việc gia nhập Thỏa ước La Hay vào năm 2015. Tuy nhiên, mục tiêu trên đã không thể thực hiện theo lộ trình do một số nước ASEAN ưu tiên gia nhập một số điều ước quốc tế khác trước như Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Vì vậy, các nước ASEAN đã nhất trí lùi thời hạn gia nhập Thỏa ước La-hay đến năm 2018. Tính đến thời điểm hiện tại, trong khu vực, chỉ có Brunei Darusalam, Campuchia và Singapore đã chính thức gia nhập Thỏa ước này. 

“Việc gia nhập Thỏa ước La-hay đáp ứng nhu cầu thực tiễn, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước trong đăng ký kiểu dáng công nghiệp, vừa đảm bảo việc thực hành cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định EVFTA, CPTPP cũng như trong khối ASEAN”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Trong khi chờ sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan, Việt Nam tuyên bố sẽ áp dụng trực tiếp các quy định của Thỏa ước cho các đơn đăng ký quốc tế KDCN có chỉ định Việt Nam cũng như các đơn có nguồn gốc Việt Nam. Quy trình xử lý đơn KDCN ở giai đoạn quốc gia sẽ thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành, như các đơn đăng ký KDCN nộp theo thể thức quốc gia.

Có thể thấy rằng, việc gia nhập Thỏa ước La-hay mang một ý nghĩa thiết yếu. Trong bối cảnh SHTT đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, thì việc đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục theo tiêu chuẩn quốc tế càng trở nên cần thiết để thúc đẩy hoạt động đăng ký và bảo hộ quyền SHCN. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.




Thỏa ước La-hay

Những nước có thể tham gia Thỏa ước La-hay phải là Thành viên của Công ước Paris về bảo hộ SHCN hoặc Công ước thành lập Tổ chức SHTT thế giới (WIPO); hoặc các tổ chức liên chính phủ mà ít nhất có một quốc gia thành viên của tổ chức liên chính phủ đó là Thành viên của Công ước thành lập WIPO. Các nước tham gia Văn kiện 1999 và các Văn kiện khác của Thỏa ước La-hay thành lập một liên minh chung gọi là Liên minh La-hay. Tính đến nay, Liên minh La-hay có 66 nước thành viên.

So với các Văn kiện trước đó, Văn kiện năm 1999 nới rộng các quy định của Thỏa ước bằng việc cho phép các nước thành viên đưa ra các tuyên bố để lựa chọn cơ chế phù hợp với quy định của luật pháp trong nước nhằm thu hút các quốc gia có thủ tục thẩm định nội dung, đặc biệt là sự tham gia của các Cơ quan SHTT lớn trên thế giới như USPTO (Hoa Kỳ), JPO (Nhật Bản), KIPO (Hàn Quốc),… Hiện tại, cả JPO, KIPO và USPTO đều đã tham gia Thỏa ước theo Văn kiện 1999. Cơ quan SHTT của Liên minh châu Âu (EUIPO) cũng đã phê chuẩn Văn kiện 1999 vào ngày 01/01/2008.

Trên cơ sở đánh giá sự tiến bộ và hoàn thiện hơn của Văn kiện 1999 so với các Văn kiện khác, Việt Nam đã quyết định phê chuẩn Thỏa ước La-hay theo Văn kiện 1999.



Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Quá trình xét nghiệm đơn Kiểu dáng công nghiệp
    410 lượt xem 01/05/2025

    [Baohothuonghieu.com] – Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bề ngoài của một sản phẩm, được biểu diễn qua các đường nét, hình khối và màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng, mang lại đặc điểm mới và độc đáo trong lĩnh vực này. Được sử dụng như một mẫu để sản xuất sản...

    Giới thiệu một số cơ sở dữ liệu miễn phí để tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp của Việt Nam và nước ngoài
    147 lượt xem 29/11/2024

    Tài liệu hướng dẫn người dùng tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp trên các cơ sở dữ liệu miễn phí. Xin trân trọng giới thiệu tài liệu hướng dẫn người dùng tra cứu thông tin Kiểu dáng công nghiệp trên một số cơ sở dữ liệu tra cứu miễn phí, bao gồm: –...

    Kinh nghiệm đăng ký thành công sáng chế và kiểu dáng công nghiệp của SBLAW
    281 lượt xem 14/10/2024

    [Baohothuonghieu.com] Sau 16 năm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hoạt động của SBLAW trải rộng trên nhiều mảng như tư vấn khả năng sử dụng, đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối và xử lý vi phạm đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bản...

    Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?
    96 lượt xem 19/12/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là kiểu dáng công nghiệp, trở nên vô cùng quan trọng. Kiểu dáng công nghiệp không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mà còn thúc đẩy sự sáng...

    Xử lý vi phạm về tính mới của kiểu dáng công nghiệp
    116 lượt xem 17/12/2023

    [Baohothuonghieu.com] Vi phạm về tính mới của kiểu dáng công nghiệp có thể bị xử lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cụ thể, các hành vi vi phạm này được coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ. Dưới đây là những...

    Kiểu dáng công nghiệp tiếng Anh là gì?
    181 lượt xem 24/10/2023

    Kiểu dáng công nghiệp tiếng Anh là gì? Kiểu dáng công nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Industrial Designs.Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2009, kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài...

    SBALAW đăng ký thành công giải pháp hữu cho đối tác nước ngoài
    321 lượt xem 02/09/2023

    SBLAW đăng ký thành công bằng độc quyền giải pháp hữu cho đối tác nước ngoài tại Việt Nam, ,à khách hàng quen thuộc của chúng tôi, sau nhiều lần hợp tác thành công về việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài, Ông Cheng-Chien HSU đã tiếp tục tin tưởng và...

    Thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của pháp luật hiện hành
    59 lượt xem 15/04/2023

    Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ một loạt các đối tượng, trong đó có kiểu dáng công nghiệp. Đối với mỗi loại đối tượng như kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hoặc sáng chế, pháp luật quy định các thời hạn bảo hộ khác nhau. Để hỗ trợ khách hàng hiểu rõ hơn về...

    Gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
    113 lượt xem 26/12/2022

    [Baohothuonghieu.com] Gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là một quy trình quan trọng nhằm duy trì quyền bảo hộ cho các thiết kế độc đáo của sản phẩm. Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, việc gia hạn này không chỉ giúp các doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí...

    Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
    50 lượt xem 05/12/2022

    [Baohothuonghieu.com] Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được bảo vệ theo Luật Sở hữu trí tuệ. Mỗi loại đối tượng, bao gồm kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hay sáng chế, đều có thời hạn bảo hộ khác nhau theo quy định của pháp luật. Nhằm giúp quý khách hàng hiểu...

    Xu hướng thiết kế kiểu dáng công nghiệp hiện nay
    53 lượt xem 05/12/2022

    [Baohothuonghieu.com] Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về tính thẩm mỹ và chức năng, thiết kế kiểu dáng công nghiệp hiện nay đang chứng kiến nhiều xu hướng mới mẻ và sáng tạo. Từ việc chú trọng đến tính bền vững, ứng...

    Quy định về tính mới của kiểu dáng công nghiệp
    53 lượt xem 05/12/2022

    [Baohothuonghieu.com] Tính mới của kiểu dáng công nghiệp là một yếu tố quyết định trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, một kiểu dáng công nghiệp chỉ được coi là có tính mới khi nó khác biệt đáng...

    Đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp
    54 lượt xem 12/11/2022

    Đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp Để hiểu rõ về đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp, Thông tư 01 đã quy định cụ thể như sau: a) Đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp là yếu tố thể hiện dưới dạng đường nét, hình khối, màu...

    Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
    46 lượt xem 09/01/2022

    Nhằm hỗ trợ tổ chức và cá nhân trong quá trình nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, Cục Sở hữu Trí tuệ đã công bố một mô tả mẫu về đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên Cổng Thông tin Điện tử của Cục. Điều này giúp người dùng...

    Luật sư tư vấn xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp
    567 lượt xem 29/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] – Dịch vụ xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp tại SBLAW đảm bảo mang lại sự chuyên nghiệp và hiệu quả nhất cho quý khách hàng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý hàng đầu, chúng tôi cam kết hỗ trợ quý khách hàng từ việc thu thập thông...

    Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển nhượng đơn kiểu dáng công nghiệp
    398 lượt xem 27/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] – Bài viết dưới đây, SBLAW sẽ cùng Quý độc giả tìm hiểu về việc sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển nhượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. a) Sửa đổi, bổ sung đơn: Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối...

    0904.340.664