Vị phạm bản quyền đối với tác phẩm truyện tranh, truyện đọc

Vị phạm bản quyền đối với tác phẩm truyện tranh, truyện đọc

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW có phần trả lời phỏng vấn chương trình VTV24 Đài truyền hình Việt Nam về vấn đề vi phạm bản quyền.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

 

Tại Việt Nam, nhiều trang web đã chụp ảnh, hay coppy nguyên xi các truyện tranh, truyện chữ,.. để cho người tiêu dùng đọc miễn phí. Nhiều bạn trẻ cũng từ đó mà hình thành thói quen đọc truyện chùa, đọc truyện không mất phí.

1. Ông nhận định như thế nào về tình trạng này?

 

Một lần nữa, cần phải khẳng định rằng hành vi phát tán các tác phẩm văn học trái phép lên mạng là hành vi vi phạm quyền tác giả, cụ thể là vi phạm quyền công bố tác phẩm. Mặc dù việc mọi người truy cập vào để đọc sẽ không bị thu phí, nhưng chủ sở hữu trang web đó sẽ thu phí từ việc quảng cáo nhờ lượng người truy cập trang web cao.

 

Đây cũng là một hình thức vi phạm bản quyền vô cùng phổ biến, được nhiều bên sử dụng nhằm thu lợi bất chính gián tiếp từ các tác phẩm của các tác giả. Việc xử lý đối với hành vi này vô cùng khó khăn do không dễ gì có thể truy ra được người thực sự đứng sau các website, chưa kể việc nếu như xử lý được website này thì một thậm chí rất nhiều website khác lại được lập ra. Điều này chính là do sự bùng nổ quá mạng của công nghệ thông tin trong thời kỳ công nghệ số này.

 

2. Việc phát tán truyện chữ, truyện tranh trên online hay đọc truyện không mất phí như vậy có được coi là vi phạm bản quyền?

 

Như tôi đã khẳng định, hành vi này là vi phạm rõ ràng quyền tác giả bởi mặc dù chủ website không thu phí đọc truyện, nhưng họ đã thu lợi gián tiếp bằng cách thu hút nhiều người truy cập vào đọc miễn phí để phát quảng cáo và thu lời từ đây. Chế tài xử lý hành vi này tương tự với hành vi sử dụng trái phép hình ảnh cho mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm loại này là vô cùng vất vả và khó khăn do không thể xử lý triệt để cũng như mức tiền phạt còn thấp, chưa có tính răn đe.

 

4. Làm thế nào để hạn chế việc này? 

 Như tôi đã nêu, để hạn chế sự việc này, theo tôi cần có các hành động mạnh mẽ và quyết liệt đến từ các cơ quan nhà nước.

Các hành động cần tiến hành bao gồm: tăng cường ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào thực thi quyền tác giả; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để bảo hộ và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan; củng cố mô hình tổ chức, nâng cao năng lực của các trung tâm bảo vệ quyền tác giả và các tổ chức dịch vụ quyền tác giả; tuyên truyền nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật trong thực thi bản quyền tác giả. 

- Xin cám ơn ông!

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Hàng hoá nhập lậu là gì?

Hàng hoá nhập lậu là gì? Câu hỏi: Xin hỏi luật sư là cơ sở nào để xác định hàng hoá nhập lậu theo luật