VFF không nhượng quyền thương mại cho AVG

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 236 lượt xem Đăng ngày 18/10/2021
VFF không nhượng quyền thương mại cho AVG

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Bá Bình – Giảng viên ĐH Luật Hà Nội. Ông Bình hiện đang là nghiên cứu sinh về Luật và nhượng quyền thương mại tại ĐH New South Wales (Sydney, Australia).

Ông đánh giá thế nào về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam?





Ông Nguyễn Bá Bình.
Ông Nguyễn Bá Bình.

Nhượng quyền thương mại (Franchising) được coi là cách thức tổ chức kinh doanh đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực phân phối hàng hóa và dịch vụ trong hầu khắp các ngành và làm thay đổi tình hình kinh tế của hầu hết quốc gia có sự hiện diện của cách thức phân phối này. Nhượng quyền thương mại được cho là xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1850 nhưng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây. Các hệ thống nhượng quyền đồ ăn nhanh nước ngoài như Jollibee, Lotteria và KFC là những nhà nhượng quyền tiên phong ở Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng hấp thu mô hình nhượng quyền và chỉ sau vài năm kể từ khi xuất hiện nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đã xuất hiện các nhà nhượng quyền trong nước như Cà phê Trung Nguyên hay Phở 24.

Với chưa đầy hai thập niên tồn tại và phát triển ở Việt Nam, theo khảo sát của chúng tôi thì ở Việt Nam hiện có khoảng gần 100 hệ thống nhượng quyền, số lượng cửa hàng trên từng hệ thống vẫn còn ít và đa phần là thuộc sở hữu của chính nhà nhượng quyền, chứ không phải là cửa hàng được nhượng cho người khác. Dù quy mô hoạt động nhượng quyền ở Việt Nam còn rất nhỏ nếu so với các quốc gia khác như Mỹ, Úc, Trung Quốc, Malaysia, thì Việt Nam vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn đối với hoạt động nhượng quyền. Bản thân sự non trẻ của nhượng quyền ở Việt Nam cũng đã tiềm ẩn sự hứa hẹn Việt Nam là một thị trường chưa được khai phá.

Xin ông cho biết một vài nhận định đối với khung pháp luật Việt Nam về hoạt động nhượng quyền thương mại?

Trước hết cần thấy rằng pháp luật riêng về nhượng quyền thương mại, quy định nhượng quyền thương mại theo đúng bản chất của nó, ghi nhận nó như một hoạt động thương mại riêng biệt chỉ có từ khi chúng ta ban hành Luật Thương mại 2005, trong đó hoạt động nhượng quyền được quy định rõ tại mục 8 chương VI. Sau đó tiếp tục được cụ thể hoá tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, Thông tư 09/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và Quyết định 106/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Trước năm 2006, nhượng quyền thương mại ở Việt Nam bị coi như một dạng hoạt động chuyển giao công nghệ và bị điều chỉnh bởi các quy định pháp luật phức tạp, không phù hợp và chồng chéo về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ cũng như các quy định chung về hợp đồng.

Sự ra đời của pháp luật nhượng quyền thương mại Việt Nam vào năm 2005 thực sự là bước ngoặt, giúp hỗ trợ sự phát triển của nhượng quyền thương mại. Từ năm 1995 tới năm 2006 chỉ có 23 hệ thống nhượng quyền hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay (5 năm), số lượng hệ thống nhượng quyền thương mại, cả hệ thống nội địa và nước ngoài, đã tăng lên 96, gấp hơn 4 lần so với tổng số hệ thống được hình thành trong 10 năm trước đó.

Về cơ bản, pháp luật về nhượng quyền của Việt Nam là phù hợp với pháp luật các nước, tôi cho rằng điểm yếu lớn nhất của pháp luật nhượng quyền Việt Nam cũng giống như nhiều mảng pháp luật khác của Việt Nam đó chính là vấn đề thực thi. Chẳng hạn, dù pháp luật nhượng quyền quy định về vấn đề đăng ký hoạt động nhượng quyền và công bố vấn đề này nhằm hỗ trợ cho việc thu thập dữ liệu về các hệ thống nhượng quyền, nhưng thực tế thì số liệu được công khai của cơ quan nhà nước phụ trách lĩnh vực này lại rất nghèo nàn và lạc hậu. Hay pháp luật nhượng quyền cũng khó lòng khả thi, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho các bên nhượng quyền và nhận quyền nếu như vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không được thực hiện nghiêm minh. Tương tự thế là sự phụ thuộc vào chất lượng hoạt động xét xử của toà án cũng như việc thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng có liên quan khi có vi phạm, tranh chấp về nhượng quyền thương mại.

Gần đây, trên Báo Tuổi trẻ có đăng ý kiến của Luật sư Trương Xuân Tám cho rằng hoạt động chuyển nhượng thương quyền truyền hình bóng đá giữa Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty truyền thông An Viên (AVG) là hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 248 Luật Thương mại. Ông có đồng tình với nhận định đó không?

Tôi có đọc bài viết liên quan vấn đề bạn hỏi trên Báo Tuổi trẻ số ra ngày 17/1/2012. Trước hết, tôi nghĩ có sự nhầm lẫn về điều luật. Có thể ý của Luật sư Tám muốn dẫn Điều 284 Luật Thương mại 2005, bởi đó mới là điều luật định nghĩa về nhượng quyền thương mại, còn Điều 248 Luật thương mại 2005 là về những hành vi bị cấm trong quá cảnh.

Về vấn đề hợp đồng giữa VFF và AVG có phải là hợp đồng nhượng quyền thương mại không thì thực tế tôi chưa hề được tiếp cận toàn bộ hồ sơ vụ việc. Tuy nhiên, theo các thông tin trên báo chí thời gian gần đây và cụ thể là theo ý kiến trả lời của luật sư Tám thì tôi hiểu rằng đối tượng của hợp đồng được ký giữa VFF và AVG là “thương quyền” các giải bóng đá và “thương quyền” các giải bóng đá được giải thích là “tất cả các quyền ghi âm, ghi hình, sản xuất và sở hữu các bản ghi âm, ghi hình, quyền công bố, phát sóng, khai thác doanh thu dưới mọi hình thức và trên mọi phương tiện như báo hình, Internet, báo in,…” của các giải bóng đá và các sự kiện và thông tin bên lề. Nếu thông tin trên đúng như vậy thì chiếu theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, hợp đồng này không thể coi là hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là quyền của bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Nói đơn giản hơn, việc nhượng quyền thương mại được đề cập tới ở pháp luật Việt Nam hiện hành phải là việc nhượng quyền sử dụng hệ thống (công thức hay mô hình) kinh doanh nào đó của bên nhượng quyền và gắn với nhãn hiệu, tên thương mại của bên nhượng quyền.

Nói vậy để thấy rằng, nếu như hợp đồng giữa VFF và AVG chỉ đơn thuần là hợp đồng chuyển nhượng các quyền ghi âm, ghi hình, sản xuất và sở hữu các bản ghi âm, ghi hình, quyền công bố, phát sóng, khai thác doanh thu dưới mọi hình thức và trên mọi phương tiện như báo hình, Internet, báo in,…” của các giải bóng đá như luật sư Tám dẫn giải và báo chí đã nêu thì rõ ràng hợp đồng này không liên quan và không thể coi là hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bởi ở đây VFF không kiến tạo và chuyển giao một hệ thống (mô hình, công thức) kinh doanh nào có gắn với việc sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại của VFF cho AVG cả.

Xin cảm ơn ông! Chúc ông và gia đình năm mới an khang, hạnh phúc!

Theo Sơn Đàm

GDVN/ Bee

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Xử lý nhầm lẫn tên thương mại công ty trong vụ việc Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (TW3) dưới góc nhìn luật sư
    11 lượt xem 03/07/2025

    Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến trường hợp Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (TW3) bị hiểu lầm và nhầm lẫn với một doanh nghiệp khác có tên gọi tương tự (công ty này có dính lô hàng tiêu huỷ). Sự trùng lặp trong tên thương mại không chỉ gây ảnh...

    Cục Sở hữu trí tuệ thông báo phương án xử lý vấn đề thay đổi địa chỉ do sắp xếp lại đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp 
    50 lượt xem 30/06/2025

    Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp thời gian qua đã khiến nhiều người nộp đơn, chủ văn bằng bảo hộ, tác giả và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý gặp lúng túng trong việc xác định địa chỉ chính thức để sử...

    SBLAW đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu “ELCOM” – Khẳng định sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt
    101 lượt xem 19/06/2025

    Hà Nội, ngày 19/6/2025  Công ty Luật TNHH SBLAW vừa chính thức bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “ELCOM” cho đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (ELCOM). Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu sự thành công trong hoạt động bảo...

    Hội thảo “Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu” – Thúc đẩy sử dụng và tăng cường hợp tác tại Việt Nam
    72 lượt xem 12/06/2025

      Là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, SBLAW trân trọng giới thiệu tới Quý Hội viên một sự kiện chuyên đề quan trọng do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) và Cục...

    Sự thành công của thương hiệu bắt nguồn từ sự đồng hành
    127 lượt xem 05/06/2025

    Hôm nay, văn phòng SBLAW Hà Nội vinh dự chào đón khách hàng đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu – một khoảnh khắc đánh dấu thành quả đáng tự hào. Đây không chỉ là kết tinh tâm huyết xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mà còn là minh chứng cho nỗ...

    WIPO tổ chức hội thảo trực tuyến “Bảo vệ nhãn hiệu ở nước ngoài – hướng dẫn cho doanh nghiệp”
    231 lượt xem 22/05/2025

    Là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, SBLAW trân trọng giới thiệu tới Quý khách hàng, đối tác và cộng đồng doanh nghiệp một sự kiện chuyên đề do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức, với nội dung...

    Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?
    112 lượt xem 21/05/2025

    Trong bài viết “Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?” trên tạp chí Tuổi trẻ Online có trích dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB Law về vấn đề này như sau: Theo dữ...

    Thủ tục công bố hợp quy đối với vật liệu xây dựng nhập khẩu
    94 lượt xem 20/05/2025

    Tình huống: Tôi hiện đang là Giám đốc Công ty Xây dựng B sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng. Hiện nay, chúng tôi có dự định nhập khẩu vật liệu xây dựng, thiết kế nội thất là dòng gạch ốp lát cao cấp. Để đảm bảo sản phẩm đúng quy định pháp...

    Thủ tục công bố hợp chuẩn đối với vật liệu xây dựng
    104 lượt xem 20/05/2025

    Tình huống: Chúng tôi là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng A – doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối vật liệu xây dựng. Hiện tại, công ty tôi đang chuẩn bị đưa ra thị trường một dòng sản phẩm gạch ốp lát cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài. Theo lời khuyên...

    Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tập huấn trực tuyến về khai thác thông tin sở hữu công nghiệp
    131 lượt xem 19/05/2025

    Công ty Luật SBLAW trân trọng thông báo đến Quý bạn đọc thông tin về chương trình tập huấn trực tuyến miễn phí do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức trong tháng 5 năm 2025, nhằm cung cấp kiến thức thực tiễn và hướng dẫn thủ tục liên quan đến đăng ký, tra cứu...

    Viện Sở hữu Trí tuệ Quốc gia”: Tên Gọi Mới và Sự Hợp nhất Mang Tính Chiến lược
    645 lượt xem 14/05/2025

    Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ , một đơn vị chủ chốt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam, sẽ chính thức bước vào một giai đoạn phát triển mới với tên gọi, cơ cấu tổ chức và sứ mệnh được điều chỉnh quan trọng. Theo thông báo từ Bộ...

    Kẹo Kera và đường dây sản xuất sữa giả – bàn về lỗ hổng trong hệ thống quản lý thực phẩm hiện nay
    205 lượt xem 06/05/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn với phóng viên về vấn đề lỗ hổng trong hệ thống pháp lý, quản lý thực phẩm chức năng hiện nay tại Việt Nam.  Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:  Theo ông, các đối tượng sản xuất, kinh...

    Luật sư SBLAW tham gia bảo hộ thân chủ tại phiên tòa hình sự liên quan tới sở hữu trí tuệ
    202 lượt xem 04/05/2025

    Với tư cách là các luật sư về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, SBLAW đã của cử luật sư tới bảo vệ thân chủ trong các vụ án hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ.  Hiện nay, trong Bộ luật hình sự Việt Nam có tội phạm về sở hữu trí tuệ...

    Thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
    243 lượt xem 01/05/2025

    Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Đây là 1 trong những câu hỏi mà quý khách hàng đã gửi nhiều nhất tới SBLAW. Hôm nay chúng tôi xin giải đáp cho quý khách hàng những câu hỏi liên quan đến vấn đề gia hạn hiệu lực văn...

    Thương hiệu là gì? Lợi ích của thương hiệu với doanh nghiệp
    649 lượt xem 01/05/2025

    [Baohothuonghieu.com] – Thương hiệu là một khái niệm không chỉ đơn thuần là logo hay tên gọi của một doanh nghiệp, mà còn là cột mốc quan trọng định hình danh tiếng, giá trị và ấn tượng của một tổ chức trên thị trường. Trong một thị trường cạnh tranh ngày nay, hiểu rõ về...

    Thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn nhiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam
    610 lượt xem 01/05/2025

    SBLAW tư vấn thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn nhiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam Trong thời gian gần đây, cựng với việc gia tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tõm tới việc đăng ký và bảo...

    0904.340.664