Tư thế doanh nghiệp và bài học thương hiệu Việt Nam

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 354 lượt xem Đăng ngày 16/10/2021

Tin Vinamit thắng kiện trong vụ tranh chấp thương hiệu tại thị trường Trung Quốc dường như không chỉ là tin chiến thắng của một doanh nghiệp (DN) nói riêng,

mà còn là chiến thắng của một tư thế, tâm thế Việt Nam trong cuộc khẳng định sở hữu thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tin Vinamit thắng kiện trong vụ tranh chấp thương hiệu tại thị trường Trung Quốc dường như không chỉ là tin chiến thắng của một doanh nghiệp (DN) nói riêng, mà còn là chiến thắng của một tư thế, tâm thế Việt Nam trong cuộc khẳng định sở hữu thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thực tế thì trước Vinamit, có một số vụ việc DN Việt đã chiến thắng trong việc đòi lại nhãn hiệu của mình. Ngay từ năm 2005, Việt Nam cũng đã có một DN mà chủ là nữ giới, khởi kiện DN Trung Quốc trong vụ làm giả nhãn hiệu sản phẩm kẹo. Đó là bà Phạm Thị Tỏ,  Giám đốc công ty Kẹo dừa Bến Tre, kiện một cơ sở Hải Nam, Trung Quốc làm giả thương hiệu kẹo dừa Bến Tre và vụ việc kiện tụng kéo dài gần 1 năm mới chấm dứt với kết quả chính quyền đảo Hải Nam công nhận bà Tỏ thắng kiện.

Riêng các trường hợp DN Việt và DN nước ngoài, tranh chấp thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa của nhau dẫn đến khởi kiện trên lãnh thổ Việt Nam và được phán xử tại Tòa án của chính quyền Việt Nam, thì lại khá phổ biến. Năm 2001, hai nhãn hiệu tranh chấp là “SUPER MAXILITE” gắn trên sản phầm sơn trong nhà của Imperial Chemical Industries – ICC (một hãng hóa chất lớn của Anh hoạt động tại Việt Nam), với nhãn hiệu “SUPER MAXILITEX” gắn trên sản phẩm của Nippon Paint Việt Nam – DN 100% vốn của Singapore đã khiến Bộ Khoa học công nghệ – Môi trường, Bộ Thương mại, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ phải ngồi lại với nhau nhưng vẫn không tìm ra được hướng giải quyết thống nhất… Từ đó đến nay, câu chuyện về tranh chấp thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm… đã và chưa bao giờ nguội lạnh và hàng trăm vụ việc DN “mất bò mới lo làm chuồng” vẫn liên tục xảy ra.



Bài học từ Vinamit

Dầu vậy, trường hợp thắng kiện của Vinamit với DN tại thị trường Trung Quốc vẫn là hy hữu. Bởi đây không phải là việc “làm giả” nhãn hiệu như câu chuyện DN kẹo dừa Bến Tre, mà phức tạp và… tinh vi hơn rất nhiều khi DN Trung Quốc không hề làm giả sản phẩm và mạo danh thương hiệu, lại có đăng ký bảo hộ quyền sở hữu tại nước sở tại. Thậm chí, nếu không khởi kiện, lãnh đạo Vinamit còn có nguy cơ bị  “kiện ngược” và ngồi tù vì tội… làm giả sản phẩm mang thương hiệu Đức Thành, vốn là “đứa con ruột” của Vinamit trên thị trường Trung Quốc.

Kết quả thắng kiện của Vinamit sau  một thời gian “lội ngược dòng” nhọc nhằn đi đòi thương hiệu từ một đối tác cũ của mình trước đây rõ ràng là đáng hân hoan. Dù nếu xét chi li như ở trên, Vinamit không thể không đi đòi thương hiệu. Vì ngoài nguy cơ ngồi tù, nguy hiểm hơn, Vinamit còn có nguy cơ đánh mất thị phần và bị đẩy bật ra khỏi một thị trường quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh và xuất khẩu của mình. Rõ ràng, xét về động lực lẫn quá trình khởi kiện, theo kiện, Vinamit không có nhiều lựa chọn.

Một chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu chia sẻ: Khi giao việc làm thị trường cho một đối tác, DN không chỉ đánh giá về năng lực tài chính, năng lực thương mại, đội ngũ nhân sự làm thị trường mà phải chú ý đến văn hóa kinh doanh của họ. Nếu đối tác “vì lợi nhuận, bất chấp tất cả”, sau xây dựng được thị trường, họ sẽ quay lại gây khó khăn cho nhà sản xuất: tiến hành sản xuất chính sản phẩm của nhà sản xuất với thương hiệu riêng của họ, hoặc với thương hiệu của nhà sản xuất, hoặc cả hai. Có đối tác còn dùng chiêu bài sản xuất ra sản phẩm với thương hiệu nhà sản xuất với sản phẩm kém chất lượng, và sản xuất ra sản phẩm với thương hiệu riêng của mình có chất lượng tốt. Vinamit phạm lỗi này khi chọn đối tác.

Hơn thế, DN Việt Nam hiện nay còn có rất nhiều lựa chọn để tránh các vụ kiện tụng, tranh chấp thương hiệu trên thị trường quốc tế, khi Việt Nam đã là một thành viên của Công ước Paris từ năm 1994. Vì vậy, cũng như các thành viên khác Việt Nam đã và đang xây dựng cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Vinamit là một nhãn hiệu nổi tiếng và ông Nguyễn Lâm Viên – CEO của DN đã không quên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ trong nước. Nhưng ông Viên quên không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế. Một sự “quên” khá giống trường hợp của Võng xếp Duy Lợi khiến sản phẩm này bị mất quyền xuất khẩu ở thị trường nước ngoài.

Vậy, có lẽ bài học ngắn gọn nhất để tránh “quên” và gây ra những tranh chấp kiện tụng không đáng có trong quá trình xây dựng và bảo hộ thương hiệu từ trong thị trường nội địa đến thị trường nước ngoài, vẫn là: DN phải có nhà tư vấn, ít nhất là tư vấn về pháp luật kinh doanh quốc tế, pháp luật kinh doanh Việt Nam – điều mà DN Việt Nam đang ít chú trọng, thậm chí vô cùng “tiết kiệm” để tiết giảm chi phí.



Khẳng định tư thế DN Việt

Năm 2013 bắt đầu với một tin rất vui cho các DN, thương hiệu lớn, đó là đã có 54 thương hiệu được Bộ Công Thương công nhận là thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên, chỉ với 54 thương hiệu đã công nhận này, chắc chắn chúng ta sẽ vẫn còn bỏ sót rất nhiều thương hiệu xứng đáng và đã được/đã bị các DN nước ngoài lạm dụng, giả mạo, lấy đó làm thương hiệu của họ để dễ bề “tần công” các thị trường chiến lược. Vậy, từ công nhận thương hiệu quốc gia đến một kế hoạch bảo hộ thương hiệu quốc gia, để các thương hiệu quốc gia với các nhãn hiệu nổi tiếng của mình được bảo hộ như một loại tài sản đặc biệt theo Điều 6BIS của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, điều đó cũng đòi hỏi không chỉ nỗ lực tự thân của các DN mà còn phải có sự tham gia của các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, với một hoạch định chiến lược cụ thể. Chiến lược này hình hài ra sao, sau giai đoạn từ 2003-2010, đến nay ta vẫn chưa nhìn thấy.

Ngoài ra, theo Luật sư, ThS. Nguyễn Thanh Hà (SB LAW của Baohothuonghieu.com), luật pháp Hoa Kỳ cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia quy định nhãn hiệu nổi tiếng thì không cần phải xác lập quyền bằng thủ tục đăng ký mà sẽ xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng. Tiêu chí thực tiễn sử dụng là một tiêu chí quan trọng nhất để một nhãn hiệu được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng. Chính nhờ quá trình sử dụng liên tục mà nhãn hiệu mới được người tiêu dùng biết đến. Do đó, việc phát triển và xây dựng nhãn hiệu sao cho có thể trở thành một nhãn hiệu sử dụng liên tục, nổi tiếng cũng là một yếu tố các DN cần quan tâm trong chiến lược xây dựng thương hiệu.

Trở lại với câu chuyện Vinamit, một tiết lộ đáng chú ý của lãnh đạo DN này là ngoài thương hiệu Đức Thành đã giành lại được, tại thị trường Trung Quốc, Vinamit đã và đang tiếp tục cuộc chiến giành nhiều thương hiệu khác thuộc quyền sở hữu của mình. Do vẫn đang trong quá trình thương lượng nên có thể Vinamit sẽ đưa ra nhiều phương án lựa chọn thay vì “lên tòa” như có thể đổi thương hiệu với DN Trung Quốc, vì DN Trung Quốc cũng sang Việt Nam đăng ký thương hiệu và Vinamit sẽ phải “đi trước chặn đầu”. Song song, Vinamit cũng nhận thấy có rất nhiều thương hiệu Việt Nam như Trung Nguyên, Bibica… đang bị các DN Trung Quốc sở hữu. Nói cách khác, cuộc chiến giành thương hiệu trên thị trường quốc tế của các DN Việt Nam vẫn đang tiếp diễn và ngày càng khốc liệt.

Nguồn: tapchitaichinh.vn

» 

» Bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chùm ảnh: Hoạt động của luật sư SBLAW tại trọng tài quốc tế
    22 lượt xem 08/05/2025

    Các luật sư của SBLAW được các khách hàng lựa chọn làm luật sư của nguyên đơn và bị đơn tai các phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cũng được lựa chọn làm trọng tài viên để giải quyết vụ việc. Sau đây là hình ảnh của luật sư Nguyễn Thanh...

    Chùm ảnh: Luật sư SBLAW tham gia giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại tòa án.
    18 lượt xem 08/05/2025

    Các luật sư SBLAW với khả năng am hiểu và có thực tiễn về giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, đã được các bên lựa chọn làm nguyên đơn và bị đơn trong các phiên tòa dân sự và kinh doanh thương mại. Các luật sư chúng tôi cũng là luật sư trong...

    Ảnh: Luật sư SBLAW tham gia giải quyết tranh chấp nhãn hiệu tại trọng tài
    23 lượt xem 08/05/2025

    Trong thời gian vừa qua, SBLAW đã được khách hàng lựa chọn là luật sư tham gia giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu tại một trung tâm trọng tài. Các luật sư SBLAW với việc am hiểu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng đã hỗ trợ...

    Chùm ảnh: Luật sư SBLAW tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại trọng tài VIAC
    18 lượt xem 08/05/2025

    Ngoài việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại tòa án, các luật sư SBLAW còn được khách hàng lựa chọn làm luật sư trong các phiên họp giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Luật sư Nguyễn Thanh Hà và luật...

    Chùm ảnh: SBLAW dự hội nghị sở hữu trí tuệ châu Á
    25 lượt xem 08/05/2025

    Với chiến lược cung cấp dịch vụ pháp lý xuyên quốc gia, SBLAW tích cực tham dự các sự kiện sở hữu trí tuệ quốc tế nhằm tăng cường hợp tác và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Luật sư tư vấn về sở hữu trí tuệ
    38 lượt xem 08/05/2025

    Khi doanh nghiệp có các vướng mắt về sở hữu trí tuệ đặc biệt là việc xử lý các vi phạm nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế và bản quyền, vui lòng liên hệ với SBLAW. Chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, có văn phòng ở văn phòng Hà Nội...

    Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
    51 lượt xem 07/05/2025

    Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ANTV về những quy định trong  Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về...

    Những điểm cần lưu ý trong Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
    67 lượt xem 07/05/2025

    Nhận lời mời của kênh truyền hình ANTV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW có phần trả lời phỏng vấn về những điểm cần lưu ý trong Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. SBLAW trân trọng giới thiệu nội dung bài trả lời phỏng vấn: 1, Thưa Luật sư,...

    SBLAW hợp tác với công ty luật Duy Quán để hỗ trợ nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam
    63 lượt xem 04/05/2025

    Ngày 09/04/2025, Ban Lãnh đạo Công ty Luật SBLAW đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện cùng Công ty Luật Duy Quán, đánh dấu một cột mốc quan trọng sau buổi gặp gỡ, trao đổi định hướng hợp tác vào ngày 12/03 vừa qua. Thỏa thuận lần này thể hiện cam...

    Luật sư SBLAW tham gia bảo hộ thân chủ tại phiên tòa hình sự liên quan tới sở hữu trí tuệ
    86 lượt xem 04/05/2025

    Với tư cách là các luật sư về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, SBLAW đã của cử luật sư tới bảo vệ thân chủ trong các vụ án hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ.  Hiện nay, trong Bộ luật hình sự Việt Nam có tội phạm về sở hữu trí tuệ...

    WORKSHOP SBLAW & ALG: NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM: DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI CẦN THỰC HIỆN THỦ TỤC GÌ ĐỂ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM
    64 lượt xem 04/05/2025

    Trong thời gian vừa qua, SBLAW phối hợp vói công ty luật ALG Nhật Bản tổ chức buổi hội thảo chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nước ngoài. Sự kiện là cơ hội quý giá để các doanh nghiệp quốc tế hiểu rõ hơn về hệ...

    SBLAW tiếp và làm việc cùng đoàn công tác từ Tòa án nhân dân Thượng Hải, Trung Quốc
    166 lượt xem 04/05/2025

    Tại trụ sở SBLAW Hà Nội, luật sư Nguyễn Thanh Hà cùng các luật sư SBLAW đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn thẩm phán từ tòa án nhân dân Thượng Hải. Dẫn đầu đoàn công tác phía Trung Quốc là Thẩm phán Tính Kiến Lâm, chánh án Tòa án ND Trung cấp...

    Chùm ảnh: Tăng cường hợp tác pháp luật sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Trung Quốc
    421 lượt xem 03/05/2025

    Tại SBLAW Hà Nội, luật sư Nguyễn Thanh Hà và các thành viên đã có buổi tiếp và làm việc cùng luật sư Lý quốc Triệu Bí thư chi bộ kiêm giám đốc điều hành Công ty luật Bắc Kinh Tianyuan (Nam Kinh). Luật sư Triệu còn là Tổng thư ký Liên minh Quỹ đầu tư...

    Chùm ảnh: Hoạt động tư vấn sở hữu trí tuệ của các luật sư SBLAW
    92 lượt xem 02/05/2025

    SBLAW thành lập từ năm 2008, qua 17 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trong việc xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.  Với đội ngũ luật sư kết hợp giữa lớn tuổi và trẻ tuổi, chúng tôi đang nỗ lực hàng ngày hàng giờ để...

    Luật sư SBLAW tham gia tọa đàm về nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trẻ em, học sinh
    103 lượt xem 02/05/2025

    Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong đó, quyền và lợi ích của người tiêu dùng ngày càng được...

    Địa chỉ chính xác Công ty luật Sở hữu trí tuệ SBLAW
    378 lượt xem 30/04/2025

    Công ty luật SBLAW có hai văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với địa chỉ chính xác như sau: Văn phòng Hà Nội:  Tầng 3, toà nhà Kinh Đô, số 292 Tây Sơn, Hà Nội. Số Hotline: 0904340664 Văn phòng TP Hồ Chí Minh:  Tầng 6, toà nhà PDD, số 162...

    0904.340.664