Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) hiện nay đã trở thành một yếu tố cốt lõi trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế. Ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, đã nhấn mạnh điều này khi trình bày các định hướng phát triển hoạt động SHTT giai đoạn 2010-2015 tại Hội nghị SHTT toàn quốc diễn ra từ ngày 9 đến 11 tháng 9 tại Phú Yên.
Theo ông Trần Việt Hùng, vì quyền SHTT đóng vai trò trụ cột trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế bên cạnh thương mại hàng hóa và dịch vụ, nên các cơ quan quản lý không chỉ nên tập trung vào việc xác lập và thực thi quyền mà còn cần mở rộng sang các hoạt động hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo vệ, khai thác và phát triển quyền SHTT.Ông cũng cho biết rằng các doanh nghiệp hiện nay ngày càng nhận thức rõ giá trị tiềm năng của tài sản trí tuệ và đang tích cực tăng cường quản lý cũng như khai thác loại tài sản này.
Chính vì thế, việc bảo hộ tốt quyền SHTT đã và đang trở thành nhân tố khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy các hoạt động đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Do việc bảo hộ quyền SHTT đã trở thành điều kiện tham gia quan hệ thươg mại quốc tế nên đã đặt ra nhiều thách thức đó là:
Chủ SHTT có thể lạm dụng vị thế độc quyền để nâng giá sản phẩm, tạo ra sự khan hiếm hàng hóa dẫn đến tình trạng khó tiếp cận với một số hàng hóa, sản phẩm đặc biết như thuốc và nhu yếu phẩm.
Ngoài ra, việc bảo hộ quyền SHTT có thể đặt các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải chịu gánh nặng rào cản đối những nỗ lực thâm nhập vào thị trường.
Điều này có thể tạo nên sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một hạn chế lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc khai thác cơ chế bảo hộ quyền SHTT tại các nước khác.
Thậm chí, một số biện pháp và thủ tục thực thi các quyền SHTT có thể trở thành rào cản đối với các hoạt động thương mại hợp pháp cũng như khả năng tạo ra nền tảng công nghệ bền vững, đặc biệt là ảnh hưởng tới chính sách đảm bảo lợi ích công công.
Trước những thách thức trên, Cục trưởng Trần Việt Hùng cho rằng để phát huy mặt tích cực, đông thời hạn chế và khắc phục các mặt hạn chế của cơ chế bảo hộ quyền SHTT giai đoạn 2010-2015 cần phải được phát triển theo các định hướng cụ thể như:
Trước tiên, cần nâng cao hiệu quả của hệ thống bảo hộ SHTT đối với đời sống kinh tế- xã hội bằng việc thúc đẩy mạnh các hoạt động tạo lập tài sản trí tuệ. Tạo cơ chế thúc đẩy hoạt động thương mại hóa sản phẩm trí tuệ, chuyển giao sản phẩm trí tuệ đặc biết là công nghệ tiên tiến vào hoạt dodọng sản xuât kinh doanh.
Đặc biệt, cần phát huy vai trò các lực lượng thực thi quyền SHTT, tòa án trong hoạt động thực thi quyền SHTT nhằm đẩy lùi hạn hàng giả và vi phạm quyền SHTT.
Đồng thời, phổ biến các nguồn thông tin sáng chế phục vụ hoạt động nghiên cứu triển khai, sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ cũng như thúc đẩy việc tạo và ứng dụng thành quả sáng tạo vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam. Khuyến khích thương mại hóa tài sản trí tuệ kể cả hình thức chuyển giao quyền SHTT, góp vốn, liên doanh bằng giá trị quyền SHTT.
Để hội nhập kinh tế thành công, Cục trưởng Trần Việt Hùng cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo hộ SHTT và vận hành hệ thống một cách có hiệu quả.
Đặc biệt, giai đoạn 2010-2015 cần được xác định là hạn chế khắc phục khó khăn, thách thức của cơ chế bảo hộ SHTT, đồng thời áp dụng hiệu quả các tài sản trí tuệ quốc tế.
Nguồn "VietNamNet"
|