Tranh cãi về thương hiệu Jetstar

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 272 lượt xem Đăng ngày 18/10/2021
Tranh cãi về thương hiệu Jetstar

(PL)- Cục Hàng không cho rằng Jetstar Pacific không được dùng biểu tượng của Jetstar Airways.

Một lần nữa Cục Hàng không Việt Nam lại có ý kiến phản đối việc sử dụng thương hiệu Jetstar tại Việt Nam của Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines.

Xung quanh vấn đề này còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau về, thương quyền, thương hiệu giữa cơ quan quản lý với hãng hàng không.

Sử dụng tràn lan

Việc tranh cãi bất phân thắng bại về thương hiệu, thương quyền Jetstar tại Việt Nam đã âm ỉ hơn một năm qua giữa Cục Hàng không và Jetstar Pacific.

Giữa tháng 4-2008, Jetstar Pacific chính thức chuyển đổi thành mô hình hãng hàng không giá rẻ với sự góp vốn của Tập đoàn Qantas (Úc). Tuy nhiên kể từ đó đến nay, hãng này liên tục bị Cục Hàng không yêu cầu chấm dứt sử dụng thương hiệu, logo… của Hãng hàng không Jetstar Airways (thuộc Tập đoàn Qantas). Lý do này là một trong những nguyên nhân để Cục Hàng không không cấp thương quyền cho hãng này bay tới 10 điểm quốc tế.

Trong công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải ngày 22-10, Cục Hàng không nêu: Dù chưa đăng ký chính thức vào giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không nhưng hiện nay Jetstar Pacific đang sử dụng tràn lan biểu tượng “Jetstar”, “Jet và hình ngôi sao”. Jetstar Pacific quảng cáo cho dịch vụ của chính mình mà không khác gì quảng cáo cho Jetstar Airways với lời quảng cáo “Jetstar là hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam”. Theo Cục Hàng không, đây chính là sự mập mờ biến biểu tượng thành tên thương mại chung của các hãng hàng không độc lập.

Cục Hàng không khẳng định, dù Jetstar Pacific đã hoàn tất thủ tục đăng ký về nhượng quyền thương hiệu và nhượng quyền thương mại với Cục Sở hữu trí tuệ và Bộ Công thương nhưng những thủ tục này không thể thay thế cho các pháp luật chuyên ngành khác mà Jetstar Pacific có nghĩa vụ phải tuân thủ. Jetstar Pacific không thể dùng các giấy chứng nhận đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình trái với quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.

Dùng biểu tượng “Jetstar” là sai?

Theo Cục Hàng không, Jetstar Pacific được phép hoạt động theo thương quyền được cấp quy định bởi Luật Hàng không chứ không phải là kinh doanh hoạt động “xây dựng và vận hành một mô hình hãng hàng không” như được nhượng quyền. Do vậy, Jetstar Pacific không thể sử dụng biểu tượng của Jetstar Airways làm biểu tượng kinh doanh vận chuyển hàng không.

Việc Jetstar Airways chuyển nhượng bản quyền về phương thức xây dựng và vận hành một hãng hàng không không thể là cơ sở pháp lý cho việc quảng bá, kinh doanh dịch vụ vận chuyển của Jetstar Pacific dưới thương hiệu, biểu tượng của Jetstar Airways. Hơn nữa, theo quy định của Luật Hàng không, hoạt động này không thể được đăng ký vì Jetstar Airways không có quyền kinh doanh nội địa Việt Nam và các đường bay quốc tế của Việt Nam mà hãng không có thương quyền.

Cục Hàng không cũng khẳng định không thể lập luận rằng giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng licence (ở đây là nhượng quyền sử dụng thương hiệu – PV) là cơ sở pháp lý cho Jetstar Pacific có toàn quyền kinh doanh quyền vận chuyển hàng không được cấp theo quy định của Luật Hàng không dưới biểu tượng, thương hiệu của Jetstar Airways.

Jestar Pacific: “Phù hợp Luật Sở hữu trí tuệ”

Về phần mình, Jetstar Pacific đã nhiều lần báo cáo Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và cơ quan chủ quản của Jetstar Pacific là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Trong các văn bản này, Jetstar Pacific chứng minh rằng việc sử dụng thương hiệu Jetstar tại Việt Nam là hợp lệ và không đi ngược với khuôn khổ luật pháp.

Theo Tổng Giám đốc Jetstar Pacific Lương Hoài Nam, việc sử dụng thương hiệu Jetstar của hãng là hoàn toàn phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ. Một khi việc nhượng quyền được thực hiện phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ trong khi Luật Hàng không không có bất kỳ quy định hạn chế nào về thương hiệu thì không thể nói việc nhượng quyền lại vi phạm Luật Hàng không.

Ông Nam cho biết Jetstar không phải là một hãng hàng không mà là một thương hiệu được ba hãng hàng không Jetstar Airways (Úc), Jetstar Asia Airways (Singapore) và Jetstar Pacific Airlines (Việt Nam) cùng sử dụng. Vì vậy, không có bất kỳ hãng hàng không nước ngoài nào với thương hiệu Jetstar được khai thác nội địa ngoài hãng hàng không của Việt Nam là Jetstar Pacific. Điều này tương tự như Air Asia Malaysia (Malaysia), Thai Air Asia (Thái Lan), Indonesia Air Asia (Indonesia) là ba hãng hàng không của ba nước khác nhau nhưng cùng sử dụng chung một thương hiệu là Air Aisa của Air Asia Malaysia.

Được gián tiếp khai thác

Luật Hàng không hiện hành và các nghị định của Chính phủ liên quan đến hàng không cho phép các nhà đầu tư nước ngoài (kể cả các hãng hàng không nước ngoài) gián tiếp khai thác vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế của Việt Nam thông qua việc đầu tư vốn vào các hãng hàng không Việt Nam. Như vậy việc Tập đoàn Qantas gián tiếp khai thác thương quyền vận chuyển hàng không Việt Nam thông qua đầu tư vốn vào Jetstar Pacific hiện tại chiếm 27% (luật cho phép chiếm 30%) là phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Về bản chất, việc Qantas đầu tư vào Jetstar Pacific và gián tiếp khai thác các thương quyền vận chuyển của Việt Nam tương tự như Vietnam Airlines đầu tư vào hãng hàng không Cambodia Angkor (Campuchia) và gián tiếp khai thác các thương quyền vận chuyển hàng không của đất nước này.

Chưa kể là mới đây Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho phép Vietnam Airlines được bán tối đa 20% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khi đó nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ gián tiếp khai thác thương quyền bay nội địa Việt Nam thông qua việc có cổ phần ở Vietnam Airlines.

Trong công văn gửi cho SCIC, Jetstar Pacific cho rằng việc hãng mua thương hiệu Jetstar theo hình thức nhượng quyền là vì thương hiệu cũ Pacific Airlines không đủ mạnh tại Việt Nam và nước ngoài để có thể cạnh tranh hiệu quả với các hãng hàng không khác. Khoản phí thương hiệu 0,2% doanh thu (nếu doanh thu 100 triệu USD/năm thì Jetstar Pacific phải trả 200.000 USD/năm) hiệu quả hơn so với việc Pacific Airlines bỏ ra hàng chục triệu USD và mất nhiều năm để xây dựng Pacific Airlines thành thương hiệu nổi tiếng.

theo phapluattp.vn

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chúc mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4
    62 lượt xem 20/04/2025

    Ngày Thương hiệu Việt Nam không chỉ là dịp để tôn vinh những thương hiệu đã và đang khẳng định dấu ấn trên thị trường trong nước và quốc tế, mà còn là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về vai trò của sự kiên định, đổi mới và chiến lược dài hạn trong việc...

    Chế tài nào cho hành vi buôn bán hàng giả là sữa và thuốc giả?
    64 lượt xem 19/04/2025

    SBLAW trân trọng giới thiệu phần trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trên kênh VOV2 Đài tiếng nói Việt Nam về chủ đề chế tài cho hành vi buôn bán hàng giả là sữa và thuốc giả. Chưa hết lo lắng về chất lượng đồ ăn thức uống...

    SBLaw hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia tại Bắc Ninh
    104 lượt xem 18/04/2025

    HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Bộ nhận diện thương hiệu cho ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025
    97 lượt xem 02/04/2025

    Nhằm khẳng định vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ trong đời sống kinh tế – xã hội và nâng cao nhận thức cộng đồng, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã chọn ngày 26 tháng 4 hằng năm là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới” (IP Day).  Đây...

    SBLAW đăng ký thành công nhãn hiệu “BLUE OCEAN” tại Indonesia
    50 lượt xem 26/03/2025

    Việc mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế luôn đi kèm với nhiều thách thức, đặc biệt là trong việc bảo vệ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế các rủi ro pháp lý, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đăng...

    SBLAW đăng ký thành công nhãn hiệu “Dee Dee” và “PasCafe” tại Cambodia
    191 lượt xem 24/03/2025

    Việc mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế luôn đi kèm với thách thức trong việc bảo vệ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế rủi ro pháp lý, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đăng ký nhãn hiệu tại các...

    SBLAW đăng ký thành công nhãn hiệu ” baAN” tại Indonesia
    39 lượt xem 21/03/2025

    Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường quốc tế ngày càng trở thành một yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Một nhãn hiệu được đăng ký thành công không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ...

    Sổ tay hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu
    148 lượt xem 05/03/2025

    Sổ tay do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh biên soạn nhằm hướng dẫn chi tiết quy trình đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp và tổ chức. Nội dung chính gồm: 1. Giới thiệu chung về nhãn hiệu • Khái niệm và phân loại nhãn hiệu (thông thường, tập thể,...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ QUẢ CẦU MÂY VÀ DẢI CỤM LẮP RÁP QUẢ CẦU MÂY
    198 lượt xem 20/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho SATIAN INDUSTRIES CO., LTD., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Quả cầu mây và dải cụm lắp ráp để tạo nên quả cầu này”. Với số đơn 1-2020-00707, sáng chế này được nộp tại Cục Sở...

    THÔNG BÁO CỦA CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ VIỆC TRẢ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BẰNG VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
    35 lượt xem 19/02/2025

    Ngày 18/02/2025, Cục Sở hữu trí tuệ đã đăng Thông báo số 438/TB-SHTT trên Cổng thông tin về việc Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng văn bản điện tử. Theo đó, toàn bộ văn bản là kết quả giải quyết thủ tục hành chính về sở hữu công nghiệp (bao gồm...

    SBLAW ĐỒNG HÀNH CÙNG K+ TRONG HÀNH TRÌNH BẢO HỘ NHÃN HIỆU
    303 lượt xem 19/02/2025

    K+ là dịch vụ truyền hình vệ tinh và OTT do Công ty TNHH Truyền hình Số Vệ tinh Việt Nam (VSTV) vận hành, nổi bật với nội dung thể thao đỉnh cao, phim ảnh đặc sắc và nhiều chương trình giải trí hấp dẫn. Được đông đảo khán giả tin tưởng và lựa chọn,...

    CẬP NHẬT QUY TRÌNH THÔNG BÁO THẨM ĐỊNH MỚI TỪ CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    46 lượt xem 16/02/2025

    Ngày 15/02/2025, SBLAW, với vai trò là đại diện sở hữu công nghiệp, đã nhận được hàng loạt email từ Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) liên quan đến tiến trình thẩm định các đơn đăng ký. Theo đó, chủ sở hữu có thể truy cập trang web tra cứu của Cục SHTT, nhập mã...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ CỤM LÒ NUNG ĐIỆN CAO – ĐỘT PHÁ NGÀNH LUYỆN KIM ĐẤT HIẾM
    112 lượt xem 13/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho Qiandong Rare Earth Group Co., Ltd., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Cụm lò nung điện phân và phương pháp vận hành”, một bước tiến vượt bậc trong ngành sản xuất kim loại đất hiếm. Ngày...

    Hành Trình Đăng Ký Nhãn Hiệu HOIANA – Bảo Vệ Thương Hiệu Dự Án Tỷ Đô
    15 lượt xem 13/01/2025

    Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An, chủ đầu tư siêu dự án Hoiana tại Quảng Nam, được thành lập ngày 10/12/2010 với tổng vốn đầu tư hơn 81.204 tỷ đồng. Với tầm vóc của dự án và yêu cầu phát triển bền vững, việc đăng ký nhãn hiệu “HOIANA” là bước đi chiến...

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “NIRAKI” tại Nhật Bản chỉ trong chưa đầy 1 năm
    23 lượt xem 13/01/2025

    Trong thời đại toàn cầu hóa, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt, đặc biệt là tại các thị trường quốc tế. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế mà còn bảo vệ tài sản trí tuệ, ngăn chặn nguy...

    Tóm tắt về Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883
    73 lượt xem 04/12/2024

    Cũng giống như Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, Công ước Paris áp dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa rộng nhất, bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu dịch vụ, tên...

    0904.340.664