Tóm tắt lịch sử và các cột mốc đáng chú ý
Myanmar đã trở thành thành viên của WIPO từ năm 2001. Trước khi đạo luật về Nhãn hiệu mới được ban hành, ở nước này chưa có luật nào về đăng ký nhãn hiệu, ngoại trừ định nghĩa về nhãn hiệu có trong Bộ luật Hình sự.
Vào năm 2016, một bản dự thảo luật nhãn hiệu mới đang trong quá trình xây dựng được kỳ vọng sẽ được thông qua vào năm 2017. Tháng 8 năm 2017, dự thảo luật Nhãn hiệu được Ủy ban Dự thảo Luật của Nghị viện xem xét và công bố để lấy ý kiến người dân.
Tháng 2 năm 2018, dự thảo luật Nhãn hiệu được thông qua bởi Nghị viện.Vào tháng 10 năm 2018, dự luật Nhãn hiệu tiếp tục được xem xét bởi Ủy ban dự thảo luật của Hạ viện.Và dự thảo luật này ở trong trạng thái chờ xem xét cho đến năm 2019.
Ngày 30 tháng 1 năm 2019, đạo luật mới về Nhãn hiệu được Nghị viện ban hành. Đạo luật mới này được kỳ vọng sẽ tiêu chuẩn hóa thủ tục đăng ký nhãn hiệu và đồng bộ hóa với các tiêu chuẩn quốc tế để Myanmar có thể tham gia vào các Hiệp định về sở hữu trí tuệ quốc tế cũng như Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Đạo luật mới được đưa vào hoạt động theo hai giai đoạn là thí điểm và chính thức. Đạo luật này được kỳ vọng sẽ được áp dụng tại Myanmar từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.Tuy nhiên cả hai giai đoạn đều bị hoãn lại bởi dịch bệnh Covid-19 và Bộ Thương mại cần thêm thời gian để hoàn thiện bộ máy của họ.
Hai giai đoạn thí điểm và chính thức
Ngày 28 tháng 8 năm 2020, Bộ Thương mại thông báo rằng giai đoạn thí điểm của đạo luật Nhãn hiệu mới của Myanmar bắt đầu tiến hành vào ngày 1 tháng 10 năm 2020 cùng với sự thành lập của Phòng Sở hữu trí tuệ (MDIP).
Giai đoạn thí điểm bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 năm 2021. Trong giai đoạn này, chỉ những nhãn hiệu đăng ký theo quy trình cũ và những nhãn hiệu được sử dụng trong thực tế tại đất nước mới được cho phép tái đăng ký.
Giai đoạn chính thức sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 20201, khi tất cả các đơn đăng ký nhãn hiệu mới được áp dụng.
Sự khác biệt giữa thông lệ cũ và luật mới
|
Luật cũ và thực tiễn
|
Luật Nhãn hiệu mới
|
Tổng quan
|
Không phải luật, chỉ là một văn bản về quy trình đăng ký.
Quy trình đăng ký được thực hiện bởi Tuyên bố quyền sở hữu của người chủ sở hữu và một bản Cảnh báo
Việc đăng ký này được coi là bút chứng khởi đầu.
|
Luật mới quy định những vấn đề chính về việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu.
Luật mới được soạn dưới sự giám sát của WIPO và đảm bảo tuân thủ hiệp định TRIPS
|
Cơ quan thực hiện
|
Phòng đăng ký và tòa soạn địa phương
|
Cục Sở hữu trí tuệ
|
Hệ thống đăng ký
|
Quy tắc người sử dụng đầu tiên.
|
Quy tắc người nộp hồ sơ đầu tiên.
Phòng Sở hữu trí tuệ cân nhắc về quy trình cũ để quyết định về quyền sở hữu nhãn hiệu theo luật mới.
|
Bảo hộ
|
Với bằng chứng về sử dụng thực tế
|
Từ ngày nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu
|
Chế độ ưu tiên
|
Không có
|
Có
|
Quy trình
|
Không có sự giám định
Nhãn hiệu được bảo hộ dựa trên chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu cấp bởi Phòng đăng ký.
Sau đó, một bản Cảnh báo được công bố tại một tòa soạn địa phương để thông báo tới chủ sở hữu và phòng ngừa sự xâm phạm về sau.
|
Đơn được nộp hoặc tái nộp sẽ được giám định/xác minh bởi Cục Sở hữu trí tuệ theo các quy định trong Luật mới.
Nếu Nhãn hiệu không có các dấu hiệu không được đăng ký và tất cả các hồ sơ cần thiết đều thỏa mãn, nhãn hiệu sẽ được công bố.
Trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố, Nếu không có sự phản đối nào, việc đăng ký nhãn hiệu được hoàn thành.
Theo đó, quy trình đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua năm bước: (1) nộp đơn; (2) kiểm tra hình thức; (3) kiểm tra nội dung; (4) công bố; và (5) đăng ký.
|
Sự phản đối
|
Không có
Mọi sự phản đối phải được thực hiện bằng cách nộp đơn kiện lên Tòa án
|
Trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có thể gửi yêu cầu phản đối đến cơ quan đăng ký
|
Yêu cầu vô hiệu
|
Không có
|
Bên thứ ba có thể gửi yêu cầu vô hiệu cho tổ chức đăng ký vào mọi lúc
|
Quyền sử dụng đăng ký và gia hạn
|
3 năm kể từ ngày đăng ký
|
10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký
|
Gia hạn
|
Nhãn hiệu phải được gia hạn 3 năm/lần
Chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu được nộp lại và bản Cảnh báo được đăng lại trên Tòa soạn địa phương
|
Thời hạn bảo hộ có thể được gia hạn vĩnh viễn sau mỗi 10 năm cho các giai đoạn 10 năm tiếp theo
Yêu cầu gia hạn được nộp tại Văn phòng IP
|
Sử dụng Nhãn hiệu
|
Được yêu cầu
Bằng chứng sử dụng sẽ được gửi tới Tòa
|
Không yêu cầu trong vòng 3 năm kể từ thời điểm đăng ký
Sau 3 năm, nếu nhãn hiệu không được sử dụng theo hàng hóa hoặc dịch vụ đã đăng ký, bất kỳ ai cũng có thể yêu cầu hủy đăng ký.
|
Chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu
|
Không cần đăng ký thay đổi, chỉ cần khai báo
|
Phải được ghi nhận bới cục Sở hữu trí tuệ
|
Kịch bản dự đoán
Chúng tôi hy vọng rằng chế độ mới về hệ thống nhãn hiệu của Myanmar sẽ bắt đầu từ Luật nhãn hiệu mới, bao gồm việc thành lập Văn phòng SHTT, tòa án SHTT và các khung pháp lý như Quy tắc, Quy định, Lệnh, Chỉ thị, Biểu mẫu và hệ thống đăng ký trực tuyến trên máy tính.
Hệ thống SHTT quốc gia sẽ tuân thủ và cho phép quốc gia trở thành quốc gia thành viên trong Điều ước quốc tế của cộng đồng SHTT.
Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu quốc gia có sẵn và được đăng tải trên trang của WIPO.
Tuy nhiên, khoảng thời gian đầu sẽ mất ít nhất là 1-3 năm để hoàn thiện hệ thống, giám định nhãn hiệu tại Cục SHTT để thiết lập được 1 quy trình hiệu quả.
Nguồn:https://trademarklawyermagazine.com/nguyen-hoa-binh-summarizes-the-new-myanmar-trademark-law/