Tin tức thị trường Một góc nhìn khác về cuộc chiến thương hiệu

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 543 lượt xem Đăng ngày 17/10/2021

Tin tức thị trường Một góc nhìn khác về cuộc chiến thương hiệu

Nhạc sỹ Trần Long Ẩn hẳn sẽ rất ngạc nhiên nếu ông biết ca từ trong nhạc phẩm “Một đời người một rừng cây” của mình: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai” lại ứng với triết lý kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngày nay.

Báo chọn phần dễ về mình

Báo chí dạo này nói nhiều đến sự biến mất của các thương hiệu Việt Nam ngay tại thị trường nội địa. Thực ra, cuộc chiến khốc liệt trên thương trường đã diễn ra từ nhiều năm trước với sự “khai hỏa” của “đám thợ săn” đa quốc gia.

Khi Tập đoàn Unilever (Hà Lan) đặt chân vào Việt Nam năm 1995, họ đã đưa thương hiệu kem đánh răng P/S của Việt Nam vào tầm ngắm.

Những năm 1990, P/S và Dạ Lan là hai tên tuổi nổi tiếng và đáng tự hào nhất do các doanh nhân Việt “mang nặng đẻ đau” sinh ra. Lúc đầu, Unilever chơi bài thành lập liên doanh với P/S để cùng hợp tác khai thác nhãn hiệu này (chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu).

Khi nắm được con mồi, kẻ đi săn không cần nấp trong lùm cây nữa mà công khai ý đồ thôn tính bằng chiêu bài hiểm: làm cho liên doanh lỗ đến nỗi đối tác nội chịu không nổi và phải tự rút. “Cây gậy” mà họ sử dụng là đề nghị liên doanh thay vỏ kem đánh răng P/S bằng nhôm trước đó sang nguyên liệu nhựa.

Phía Công ty Hóa phẩm P/S biết rõ mưu đồ này, song không làm gì được vì không thể “chạy đua vũ trang”. Kết cục, Unilever sở hữu nhãn hiệu P/S của Việt Nam.

Tương tự, năm 1995 Công ty Colgate Palmolive (Mỹ) ngỏ ý muốn hợp tác liên doanh với Công ty Sơn Hải – chủ nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan. Vẫn bài cũ, sau khi các thủ tục chuyển nhượng và thành lập liên doanh hoàn thành, việc sản xuất kinh doanh của Dạ Lan dần chìm sâu vào thua lỗ.

Năm 1998, Tổng Giám đốc Sơn Hải là ông Trịnh Thành Nhơn dù đau đớn, nhưng cũng phải ngậm ngùi bán nốt 30% cổ phần trong liên doanh cho đối tác Mỹ do không trụ nổi với tình trạng liên doanh thua lỗ triền miên.

Sẽ có người lật ngược vấn đề, lợi nhuận là mục tiêu lớn nhất của những tập đoàn này. Việc họ đi mua lại đối tác Việt Nam thông qua đàm phán, thỏa thuận chẳng có gì xấu.

Lập luận như vậy chẳng khác nào kiểu hổ đi săn nai là tốt cho cả nai lẫn hổ! Kế sách đi mua công ty bản địa thật ra không mới với công ty lớn trên thế giới. Đó là con đường ngắn nhất, dễ đi nhất để họ thâm nhập một thị trường mới đầy hấp dẫn như Việt Nam. Ai chẳng thích chọn việc dễ hơn việc khó!

Nếu công ty nước ngoài đã vậy, có không ít công ty Việt Nam – đối tượng bị săn đuổi lại tình nguyện… trở thành con mồi. Vì sao? Đơn giản, đó cũng là con đường ngắn nhất, dễ đi nhất để các ông chủ doanh nghiệp tư nhân thu về một khoản tiền mặt lớn, danh tiếng lan rộng.

Gian khổ nhường người khác!

Khi thương hiệu cà phê số 1 thế giới Starbucks đổ bộ vào Việt Nam, rất nhiều người háo hức đón chờ phản ứng khác nhau của các thương hiệu lớn nhất nước. Vinacafé Biên Hòa nằm trong số những công ty được mong đợi hơn cả. Bởi lẽ, đây là thương hiệu mạnh nhất nhì thị trường.

Chỉ tính năm 2012, Vinacafé Biên Hòa lọt “Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2012”, “Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam”, “Top 10 Thương hiệu Việt uy tín”, nhận Giải Bạc – Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Hàng Việt Nam Chất lượng cao và Thương hiệu Quốc gia.

Vậy nhưng chưa thấy có phát ngôn hay hành động đúng tầm “Thương hiệu quốc gia” nào từ Vinacafé Biên Hòa trước sự xuất hiện của thương hiệu toàn cầu Starbucks.

Đã đành mỗi doanh nghiệp có một chiến lược marketing riêng, nhất là Starbucks không phải đối thủ trực tiếp của Vinacafé Biên Hòa, song người tiêu dùng muốn biết bản lĩnh của công ty đứng đầu thị trường thế nào trước thử thách lớn.

Đó không chỉ là chuyện kinh doanh, phải coi đó là tinh thần dân tộc. Nếu không có tinh thần dân tộc tuyệt vời, người Hàn Quốc không bao giờ có thương hiệu quốc gia Samsung của họ.

Người Nhật biết cúi đầu lịch thiệp trong giao tiếp, nhưng khi chạm vào tinh thần dân tộc họ chẳng bao giờ sợ hãi trước bất cứ tập đoàn đa quốc gia nào, mà luôn ngẩng cao đầu. Nhờ tính tự tôn dân tộc ấy mới có Sony, Honda, Toyota ngày nay.

Hay có lẽ Vinacafé… sướng quá không quen được khổ? Sướng bởi vì đùng một cái, đang lo mất thị phần do sự cạnh tranh từ các đối thủ khác thì họ được một tập đoàn thực phẩm lớn mua lại. Ngoài dòng tiền, Vinacafé Biên Hòa nghiễm nhiên tăng kênh phân phối từ 45.000 điểm lên 180.000 điểm trên cả nước nhờ hệ thống sẵn có của bên mua lại.

Nhưng họ cũng sẽ khổ. Khổ bởi vì tính sáng tạo, khả năng ứng biến trong kinh doanh từ giờ hoàn toàn lệ thuộc vào tập đoàn mẹ chưa có kinh nghiệm về cà phê.

Còn nữa, cà phê không phải sản phẩm tiêu dùng nhanh thông thường như nước mắm hay mì ăn liền. Nó có tính văn hóa rất cao nên chưa chắc dễ bán hơn trong hệ thống phân phối mới.

Quay lại câu chuyện bảo vệ thương hiệu. Không phải tất cả doanh nghiệp đều an phận.

Mỹ Hảo là minh chứng. Dù chỉ là công ty quy mô nhỏ, nhưng ngay từ năm 1998, ông Lương Vạn Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty nhất quyết nói không với đề nghị mua lại toàn bộ thương hiệu từ Unilever (lúc đó được định giá 10 triệu USD). Nghe đâu ngày nay, giá trị thương hiệu này đã là hơn 40 triệu USD.

Tình yêu thương hiệu không chỉ giúp ông Vinh bảo vệ thành công “đứa con” rứt ruột đẻ ra trước bao lời chèo kéo của nước ngoài mà còn nuôi nấng nó lớn khôn, cứng cáp. Đấy là hành trình gian khổ, nhưng rất đáng tự hào.

Năm 2003, Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên cũng quyết định chọn một việc không nhẹ nhàng lắm, thậm chí rất mạo hiểm. Họ tổ chức một cuộc “thử mù” khẩu vị sản phẩm cà phê (blind taste test) tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM) thu hút hơn 35.000 người tham gia.

Công ty mời người tiêu dùng uống thử 2 ly cà phê hòa tan, một của G7 (thương hiệu vừa ra mắt lúc đó của công ty), một của Nescafe với điều kiện người thử không biết nhãn hiệu trước khi uống và so sánh xem họ yêu thích sản phẩm nào hơn. Kết quả của cuộc “thử mù” là có 89% người tiêu dùng chọn G7 và 11% chọn Nescafe.

Trước khi có G7 và sự kiện trên, thị trường cà phê hòa tan đóng gói nội địa do Nescafe làm chủ với 55,95% thị phần. Vinacafe chiếm 38,45 và 5,6% là của các thương hiệu cà phê khác.

Đến cuối năm 2004, bức tranh ngành cà phê hòa tan được vẽ lại, Nescafe chỉ còn 44,05%, Vinacafe còn 28,95%, G7 chiếm 21,8% và 5,2% cho các thương hiệu khác. G7 thành công nhờ có sản phẩm tốt, chất lượng và hương vị riêng biệt cộng với khâu phân phối mạnh và chiến dịch tiếp thị chuyên nghiệp.

Đúng như ca từ trong nhạc phẩm của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, gật đầu với đối thủ để tồn tại dễ hơn rất nhiều so với cái lắc đầu ẩn chứa tinh thần tự tôn, sứ mệnh bảo vệ thương hiệu của người Việt Nam. Cuộc đời này nếu ai cũng dành gian khổ cho người khác thì còn gì để nói?

DoanhNhanOnline

» 

» Dịch vụ Quản trị tài sản sở hữu trí tuệ

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Kẹo Kera và đường dây sản xuất sữa giả – bàn về lỗ hổng trong hệ thống quản lý thực phẩm hiện nay
    84 lượt xem 06/05/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn với phóng viên về vấn đề lỗ hổng trong hệ thống pháp lý, quản lý thực phẩm chức năng hiện nay tại Việt Nam.  Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:  Theo ông, các đối tượng sản xuất, kinh...

    Luật sư SBLAW tham gia bảo hộ thân chủ tại phiên tòa hình sự liên quan tới sở hữu trí tuệ
    97 lượt xem 04/05/2025

    Với tư cách là các luật sư về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, SBLAW đã của cử luật sư tới bảo vệ thân chủ trong các vụ án hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ.  Hiện nay, trong Bộ luật hình sự Việt Nam có tội phạm về sở hữu trí tuệ...

    Thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
    124 lượt xem 01/05/2025

    Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Đây là 1 trong những câu hỏi mà quý khách hàng đã gửi nhiều nhất tới SBLAW. Hôm nay chúng tôi xin giải đáp cho quý khách hàng những câu hỏi liên quan đến vấn đề gia hạn hiệu lực văn...

    Thương hiệu là gì? Lợi ích của thương hiệu với doanh nghiệp
    451 lượt xem 01/05/2025

    [Baohothuonghieu.com] – Thương hiệu là một khái niệm không chỉ đơn thuần là logo hay tên gọi của một doanh nghiệp, mà còn là cột mốc quan trọng định hình danh tiếng, giá trị và ấn tượng của một tổ chức trên thị trường. Trong một thị trường cạnh tranh ngày nay, hiểu rõ về...

    Thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn nhiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam
    486 lượt xem 01/05/2025

    SBLAW tư vấn thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn nhiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam Trong thời gian gần đây, cựng với việc gia tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tõm tới việc đăng ký và bảo...

    SBLAW tư vấn bảo hộ thành công Nhãn hiệu “G.O.C FARM” tại Hoa Kỳ
    296 lượt xem 29/04/2025

    Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, nơi mà thương hiệu được xem là tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp, việc khẳng định tên tuổi trên thị trường quốc tế không còn là lựa chọn mang tính chiến lược, mà đã trở thành điều kiện sống còn để phát triển bền vững. Tại Hoa...

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại SBLAW
    77 lượt xem 27/04/2025

    [Baohothuonghieu.com] – Với gần 20 năm kinh nghiệm, SBLAW cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm và logo độc quyền cho hàng ngàn doanh nghiệp, luật sư SBLAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất, thời gian nhanh nhất và chi phí tiết kiệm nhất. Cùng tìm hiểu thông...

    Đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?
    81 lượt xem 26/04/2025

    Đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng để bảo vệ thương hiệu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn về thời gian cần thiết để hoàn thành thủ tục này. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời gian...

    Tòa án: ‘Nhựa Bình Minh và Bình Minh Việt không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng’
    163 lượt xem 25/04/2025

    SBLAW xin trân trọng trích dẫn lại bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online của tác giả Tuyết Mai về chủ đề Tòa án: ‘Nhựa Bình Minh và Bình Minh Việt không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng’. Kính mời Quý độc giả theo dõi nội dung bài viết dưới đây: Ngày 25-4, TAND...

    Luật sư SBLAW tham dự Diễn đàn Trọng tài Quốc tế SCO Trung Á 2025
    56 lượt xem 25/04/2025

    Ngày 25 tháng 4 năm 2025, đại diện Công ty Luật TNHH SBLAW – Chủ tịch Nguyễn Thanh Hà và ông Trần Trung Kiên đã tham dự Diễn đàn Trọng tài Quốc tế SCO & Trung Á 2025 tổ chức tại thành phố Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Sự kiện do Ủy...

    Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu (trademark)
    145 lượt xem 24/04/2025

    [Baohothuonghieu.com] Đăng ký trademark (nhãn hiệu) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc đăng ký nhãn hiêu (trademark): 1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với...

    Giới thiệu dịch vụ sở hữu trí tuệ SBLAW
    348 lượt xem 24/04/2025

    Giới thiệu về SBLAW – Đối tác pháp lý tin cậy trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ Công ty Luật SBLAW trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. SBLAW là Đại diện Sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu...

    Chúc mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4
    358 lượt xem 20/04/2025

    Ngày Thương hiệu Việt Nam không chỉ là dịp để tôn vinh những thương hiệu đã và đang khẳng định dấu ấn trên thị trường trong nước và quốc tế, mà còn là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về vai trò của sự kiên định, đổi mới và chiến lược dài hạn trong việc...

    Chế tài nào cho hành vi buôn bán hàng giả là sữa và thuốc giả?
    203 lượt xem 19/04/2025

    SBLAW trân trọng giới thiệu phần trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trên kênh VOV2 Đài tiếng nói Việt Nam về chủ đề chế tài cho hành vi buôn bán hàng giả là sữa và thuốc giả. Chưa hết lo lắng về chất lượng đồ ăn thức uống...

    SBLaw tham gia Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia tại Bắc Ninh 18/04/2025
    225 lượt xem 18/04/2025

    HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Tra cứu nhãn hiệu Việt Nam và quốc tế chuyên sâu
    905 lượt xem 05/04/2025

    [Baohothuonghieu.com] – Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu được cung cấp để giúp người dùng tìm kiếm thông tin liên quan một cách hiệu quả. Cách thực hiện tra cứu nhãn hiệu được hướng dẫn chi tiết để người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận và thu thập thông tin cần thiết....

    0904.340.664