Thương hiệu và nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực hàng không

Thương hiệu và nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực hàng không

Thương hiệu và nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực hàng không

Thương hiệu và nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực hàng không

Ngày ngày 08 tháng 04 năm 2013, Chính Phủ đã ban hành Nghị định về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

Trong Nghị định này, một trong lĩnh vực được điều chỉnh đó là vấn đề sử dụng thương hiệu, nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không và doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại.

Quy định này nhằm mục tiêu tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động sử dụng và khai thác thương hiệu trong môt lĩnh vực đặc thù, tránh những trường hợp của thương hiệu Jetstar Pacific trước đây.

Về thương hiệu hàng không.

1. Hãng hàng không phải xây dựng thương hiệu riêng của hãng, bao gồm: Tên thương mại, nhãn hiệu.

2. Nhãn hiệu là tập hợp những dấu hiệu riêng biệt của một hãng hàng không, bao gồm nhãn hiệu kinh doanh, hình vẽ, màu sắc, ký hiệu, các dấu hiệu có thể nhìn thấy và được sử dụng để nhận dạng, phân biệt hãng hàng không, các dịch vụ của hãng hàng không đó với hãng hàng không khác trong kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại.

Sử dụng thương hiệu

1. Tên thương mại hoặc nhãn hiệu hoặc tên thương mại và nhãn hiệu của hãng hàng không phải được thể hiện trên biển hiệu, bên ngoài tàu bay sử dụng trong kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại của hãng.

2. Hãng hàng không không được:

a) Sử dụng thương hiệu gây nhầm lẫn với hãng hàng không khác;

b) Sử dụng thương hiệu của hãng hàng không khác cho dịch vụ vận chuyển, dịch vụ hàng không chung của mình, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này;

c) Hãng hàng không không được sử dụng thương hiệu mà hãng hàng không khác từng sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày thương hiệu từng sử dụng đó bị chấm dứt sử dụng.

3. Hãng hàng không Việt Nam được phép sử dụng tàu bay gắn thương hiệu của hãng hàng không khác cho hoạt động khai thác vận chuyển hàng không, cung cấp dịch vụ hàng không chung trong các trường hợp sau:

a) Thuê tàu bay với tổng thời gian khai thác không quá 06 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục;

b) Tàu bay dùng chung của nhóm công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

4. Hãng hàng không Việt Nam chỉ được phép sử dụng tàu bay gắn thương hiệu chung của liên minh hãng hàng không mà hãng hàng không đó là thành viên với điều kiện thương hiệu đó không phải là thương hiệu riêng của một hãng hàng không nào khác.

5. Việc sử dụng thương hiệu quy định tại Điểm a Khoản 3 của Điều này phải được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận theo thủ tục chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay theo quy định của pháp luật.

6. Việc sử dụng thương hiệu quy định tại Điểm b Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này phải được đăng ký với Cục Hàng không Việt Nam. Hãng hàng không gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị đăng ký sử dụng thương hiệu bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Bản chính văn bản đề nghị đăng ký theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Nghị định 30;

b) Tài liệu chứng minh việc đáp ứng quy định tương ứng tại Điểm b Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này;

c) Bản sao có chứng thực văn bản cho sử dụng thưong hiệu của chủ sở hữu thương hiệu.

7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 6 của Điều này, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định này hoặc thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận cho hãng hàng không và nêu rõ lý do. Cục Hàng không Việt Nam hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp việc sử dụng thương hiệu không còn đáp ứng có giá trị cho đến khi không còn đáp ứng quy định tương ứng tại Điểm c Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này.

8. Hãng hàng không phải nộp lệ phí đăng ký theo quy định của pháp luật.

Nhượng quyền thương mại

Hãng hàng không không được phép thực hiện nhượng quyền kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại tại Việt Nam cho hãng hàng không khác.

Như vậy là ngoài các quy định về thương hiệu trong Luật sở hữu trí tuệ và nhượng quyền thương mại trong Nghị định 35/2006, khi kinh doanh hàng không, doanh nghiệp còn phải tuân thủ các quy định về thương hiệu và nhượng quyền thương mại trong Nghị định này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2013 và thay thế Nghị định số 76/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

»

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Công bố tiêu chuẩn dược phẩm

Công bố tiêu chuẩn dược phẩm, thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế cần công bố tiêu chuẩn sản phẩm thuốc để đảm bảo chất