CHỈ SỐ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI: SỰ TRỖI DẬY MẠNH MẼ CỦA TRUNG QUỐC
Hàng nghìn nhà sáng chế, nhà thiết kế, kinh doanh gửi đơn đăng ký bằng độc quyền sáng chế, nhãn hiệu, và kiểu dáng công nghiệp mỗi năm để bảo vệ tài sản trí tuệ (IP) của mình. Ngày 3 tháng 12 năm 2018, WIPO đã công bố bảng thống kê toàn cầu năm 2017, cho thấy những con số kỷ lục trong năm. Theo đó, số đơn đăng ký của Trung Quốc đạt con số ấn tượng trong bảng xếp hạng.
Năm 2017, có 3,17 triệu đơn xin cấp bằng sáng chế trên khắp thế giới, tăng 5.8% trong 8 năm liên tiếp. Số đơn đăng ký nhãn hiệu toàn thế giới lên tới 12,39 triệu, trong khi kiểu dáng công nghiệp đạt 1,24 triệu. Trung Quốc đạt số lượng đơn đăng ký lớn nhất trong từng mục thống kê trên với các đơn đăng ký trong nước cũng như nước ngoài.
Tổng giám đốc WIPO Francis Gurry phát biểu: “Nhu cầu bảo vệ Tài sản trí tuệ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, thể hiện rằng Sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng trong cạnh tranh và hoạt động thương mại”. “Chỉ trong vài thập kỷ, Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống IP, khuyến khích sự đổi mới trong nước, trở thành một trong những nước dẫn đầu về IP của thế giới.”
Đăng kí bảo hộ giống cây trồng trên toàn thế giới tăng 11,7%, đạt 18.490 đơn đăng ký trong năm 2017, trong khi đó dữ liệu nhận được từ 82 cơ quan cấp quốc gia và khu vực cho thấy sự tồn tại của khoảng 59.500 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (GIs) vào năm 2017.
Lần đầu tiên, WIPO thông báo số liệu thống kê liên quan đến nền kinh tế sáng tạo, công bố doanh thu của 11 nước trong 3 lĩnh vực với số tiền lên đến 248 tỉ USD năm 2017.
BẰNG SÁNG CHẾ
Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc đã nhận được số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế cao nhất trong năm 2017, đạt kỷ lục 1,38 triệu. Theo sau Trung Quốc là Hoa Kỳ (606.956), Nhật Bản (318.479), Hàn Quốc (204.775) và Liên minh châu Âu (EPO: 166.585).
Năm quốc gia hàng đầu chiếm 84,5% tổng số thế giới. Trong đó, Trung Quốc (+ 14.2%) và EPO (+ 4.5%) có mức tăng trưởng mạnh nhất, trong khi Nhật Bản (+ 0.03%) và Mỹ (+ 0.2%) có mức tăng trưởng không đáng kể. Hàn Quốc (-1.9%) nhận được ít đơn đăng ký hơn so với 2016.
Đức (67.712), Ấn Độ (46.582), Liên bang Nga (36.883), Canada (35.022) và Úc (28.906) cũng nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu. Úc (+1.8%), Canada (+ 0,8%) và Ấn Độ (+ 3.4%) tiếp tục tăng trưởng, trong khi Đức (-0.3%) và Liên bang Nga (-11.3%) bị giảm sút.
Châu Á phát triển mạnh
Châu Á giữ vị trí là khu vực với nhiều đăng ký sáng chế nhất. Các Cơ quan Sở hữu trí tuệ tại châu Á đã nhận được 65,1% tổng số đơn đăng ký trên toàn thế giới trong năm 2017 - tăng đáng kể từ 49,7% năm 2007 - chủ yếu là do tăng trưởng ở Trung Quốc.
Các Cơ quan Sở hữu trí tuệ tại Bắc Mỹ chiếm 20,3% tổng số thế giới năm 2017. Thị phần của châu Âu giảm từ 18,1% năm 2007 xuống còn 11,2% trong năm 2017. Tổng số tại châu Phi, Mỹ Latinh và vùng Caribê, và châu Đại Dương là 3,4% vào năm 2017.
Hoạt động cấp bằng sáng chế vượt ra khỏi biên giới
Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu với 230.931 đơn xin cấp bằng sáng chế tương đương được đệ trình ở nước ngoài vào năm 2017. Tiếp theo là Nhật Bản (200.370), Đức (102.890), Hàn Quốc (67.484) và Trung Quốc (60.310).
Trung Quốc báo cáo tăng trưởng 15% hồ sơ ở nước ngoài, cao hơn nhiều so với Nhật Bản (+ 2.1%) và Hoa Kỳ (+ 2%). Cả hai nước Đức (-0.6%) và Hàn Quốc (-4.1%) đều có ít hồ sơ ở nước ngoài trong năm 2017 so với năm 2016.
Bằng sáng chế có hiệu lực trên toàn thế giới đã tăng 5,7% đạt 13,7 triệu vào năm 2017. Khoảng 2.98 triệu bằng sáng chế có hiệu lực tại Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc (2.09 triệu) và Nhật Bản (2.01 triệu).
NHÃN HIỆU
Ước tính khoảng 9,11 triệu đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm 12,39 triệu danh mục đã được nộp trên toàn thế giới vào năm 2017. Số lượng các danh mục được chỉ định trong các đơn đăng ký tăng 26,8% trong năm 2017, đánh dấu 8 năm tăng trưởng liên tục.
Trung Quốc tiếp tục có số đơn đăng ký nhiều nhất với khoảng 5,7 triệu, tiếp theo là Hoa Kỳ (613.921), Nhật Bản (560.269), châu Âu (EUIPO: 371.508) và Cộng hòa Hồi giáo Iran (358.353). Cộng hòa Hồi giáo Iran (+ 87.9%) và Trung Quốc (+ 55.2%) với sự tăng trưởng dân số mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung. Nhật Bản (+ 24.2%), Anh (+ 24.1%) và Canada (+ 19.5%) cũng có mức tăng trưởng đáng kể.
Châu Á dẫn đầu số đơn đăng kí nhãn hiệu
Châu Á chiếm 66,6% tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu trong năm 2017, tăng 36,1% so với năm 2007. Châu Âu giảm từ 38,9% năm 2007 xuống còn 17,7% năm 2017. Bắc Mỹ chiếm 6,4% tổng doanh thu toàn cầu năm 2017, tổng số đơn của châu Phi, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, và châu Đại Dương là 9,2% trong năm 2017 - thấp hơn 5% so với năm 2007.
Nhãn hiệu gắn với quảng cáo và quản lý doanh nghiệp chiếm 11% đơn đăng ký nhãn hiệu toàn cầu vào năm 2017, tiếp theo là quần áo (7%), máy tính, phần mềm và dụng cụ (6,6%) và giáo dục và giải trí (5,5%).
Ước tính có khoảng 43,2 triệu nhãn hiệu được cấp đăng ký trên toàn thế giới trong năm 2017 - tăng 9.7% so với năm 2016.
KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
Ước tính có khoảng 945.100 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trong 1,24 triệu kiểu dáng được đăng ký trên toàn thế giới vào năm 2017.
Trung Quốc có 628.658 đơn trong năm 2017, tương ứng với 50,6% tổng số đơn đăng ký trên thế giới. Tiếp theo là EUIPO (111.021), KIPO (67.357), Thổ Nhĩ Kỳ (46.875) và Hoa Kỳ (45.881). Trong top 20, số đơn đăng ký tăng nhanh nhất ở Anh (+ 92.1%), Tây Ban Nha (+ 23.5%) và Thụy Sĩ (+ 17.9%).
Châu Á có hoạt động thiết kế đứng đầu
Châu Á chiếm hơn 2/3 tổng các mẫu đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên toàn thế giới, tiếp theo là Châu Âu (24,4%), Bắc Mỹ (4,2%), Châu Phi (1,5%), Châu Mỹ Latinh và Ca-ri-bê (1,2%) và Châu Đại Dương (0,7%).
Các thiết kế liên quan đến đồ đạc chiếm 10% hoạt động khai thác toàn cầu, tiếp theo là các thiết kế liên quan đến quần áo (8,5%) và các gói hàng và container (7,2%).
Tổng số đăng ký kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực trên toàn thế giới tăng 5% đạt 3,75 triệu. Trong đó khoảng 1,46 triệu (38,9%) ở Trung Quốc, tiếp theo là Hàn Quốc (339.350), Hoa Kỳ (321.314), Nhật Bản (254.060) và EUIPO (210.605).
BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
Trung Quốc tiếp tục đứng đầu, nhận được 4.465 đơn đăng kí giống cây trồng, tiếp theo là Liên minh châu Âu (CPVO: 3.422), Hoa Kỳ (1.557), Ukraina (1.345) và Nhật Bản (1.019). Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 52,8% trong năm 2017. Ukraine (+ 5,6%), Nhật Bản (+ 4,3%) và CPVO (+ 3,7%), trong khi Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm 2,9%.
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
GIs là dấu hiệu được sử dụng trên các sản phẩm có nguồn gốc địa lý cụ thể và có phẩm chất hoặc danh tiếng do nguồn gốc đó, chẳng hạn như Gruyère cho pho mát hoặc Tequila cho rượu mạnh. Trong năm 2017, đã có 59.500 chỉ dẫn địa lý (GIs) có hiệu lực trên toàn thế giới.
Đức (14.073) có số lượng GIs lớn nhất, theo sau là Áo (8.749), Trung Quốc (8.507), Hungary (6.646) và Cộng hòa Séc (6.191).
GIs có hiệu lực liên quan đến “rượu vang và rượu mạnh” chiếm khoảng 57% tổng số thế giới năm 2017, tiếp theo là nông sản và thực phẩm (28.2%) và hàng thủ công (2.7%).
NỀN KINH TẾ SÁNG TẠO
Doanh thu nền kinh tế sáng tạo trong 3 lĩnh vực (thương mại, giáo dục và khoa học, kỹ thuật và y tế) của 11 quốc gia được công bố trong danh sách lên đến 248 tỷ USD. Trung Quốc đạt mức doanh thu kỷ lục (202.4 tỷ USD), tiếp theo là Mỹ (25.9 tỷ USD), Đức (5.8 tỷ USD) và Vương quốc Anh (4.7 tỷ USD) [3].
Ấn phẩm kỹ thuật số chiếm 28,3% tổng doanh thu lĩnh vực thương mại ở Trung Quốc, 23,5% ở Nhật Bản, 18,4% ở Thụy Điển, 13,2% ở Phần Lan và 12,9% ở Hoa Kỳ.
Thông tin từ CLB sở hữu trí tuệ đại học ngoại thương Hà Nội.