Giải đáp của SBLAW về sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao?
Câu hỏi:
Những trường hợp có thể sử dụng quyền liên quan mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao?
Trả lời:
Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
1. Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;
2. Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy;
3. Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;
4. Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.
5. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định trong các trường hợp kể trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
6. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng:
7. Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
8. Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.