So sánh vi phạm nhãn hiệu và cạnh tranh không lành mạnh

So sánh vi phạm nhãn hiệu và cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu và hành vi xâm phạm nhãn hiệu đều là những hành vi xâm phạm vào những quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ.

Hai loại hành vi này đều gây ảnh hưởng tới lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ nhưng giữa chúng có sự khác nhau về mặt bản chất của từng hành vi.

Đi từ định nghĩa, phạm vi điều chỉnh để so sánh hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu

+ Phạm vi điều chỉnh: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu trước hết đó là việc cạnh tranh, bên cạnh đó nó còn có đặc điểm riêng biệt gắn liền với quyền SHCN. Do vậy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu chịu sự điều chỉnh của pháp luật về SHTT và pháp luật cạnh tranh. Còn hành vi xâm phạm nhãn hiệu chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về SHTT.

+ Phạm vi bảo hộ: Điều 129-Luật SHTT năm 2005 quy định những hành vi được coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Theo đó, hành vi sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đó (trừ những trường hợp hạn chế) được coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong văn bằng bảo hộ bao gồm chính nhãn hiệu đó, các yếu tố độc đáo của nhãn hiệu và danh mục hàng hóa được đăng kí bảo hộ. Như vậy, để một hành vi bị xem là xâm phạm nhãn hiệu thì đối tượng của hành vi phải nằm trong phạm vi bảo hộ, thể hiện trong giấy chứng nhận đăng kí bảo hộ.

Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN đối với nhãn hiệu thì đó là những hành vi cạnh tranh do doanh nghiệp tiến hành, trái với những chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, liên quan tới việc sử dụng và chuyển giao quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Đối tượng mà hành vi cạnh tranh không lành mạnh tác động tới không được đăng kí bảo hộ-tức là không thuộc phạm vi bảo hộ trong giấy đăng kí bảo hộ. Vì vậy, sẽ có một số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh có thể phát triển thành vụ việc xâm phạm nhãn hiệu, nếu như các yếu tố, chỉ dẫn thương mại bị sử dụng được đăng kí bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Như vậy, khi không có đủ cơ sở để yêu cầu cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm quyền của mình thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu xử lý các hành vi đó theo hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu. Qua đó, khuyến khích các nhà sản xuất kinh doanh đầu tư phát triển, thúc đẩy việc cạnh tranh diễn ra công bằng và lành mạnh.

» Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

» Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Ngôn ngữ của nhãn hàng hóa

 Nhãn hàng hóa có bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt không?   Câu Hỏi: Thưa Luật sư. em muốn hỏi chút ạ: Nhãn hàng hóa