Sở hữu trí tuệ trong xuất bản,Tản mát và vướng víu

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 541 lượt xem Đăng ngày 19/10/2021
Sở hữu trí tuệ trong xuất bản,Tản mát và vướng víu

Từ năm nay, các tập đoàn xuất bản nước ngoài được tổ chức tự phát hành sách của mình thông qua một công ty mở tại Việt Nam. Khi đó, không cần bán tác quyền họ vẫn có thể tổ chức dịch, phát hành trên toàn Việt Nam.

Lĩnh vực xuất bản vốn rất nhạy cảm với vấn đề sở hữu trí tuệ. Luật thì đã có từ lâu. Nhưng thực tế, tình hình vi phạm bản quyền

 

trong lĩnh vực này vẫn chưa được cải thiện là bao!

Những kẽ hở “đau”

Năm 2008, vụ tranh chấp về quyền tài sản giữa công ty Phan Thị và công ty Lê Linh đối với hình vẽ nhân vật Long Tinh trong bộ truyện tranh Long Thánh khi bộ sách này được công bố đã khiến dư luận chú ý. Xuất phát từ cùng một tác giả là họa sĩ Lê Linh, hai mẫu hình nhân vật truyện tranh: Trạng Tý (trong “Thần đồng đất Việt” của công ty Phan Thị) và Long Tinh (trong “Long Thánh” của công ty Lê Linh) được cáo buộc là có những nét giống nhau, với đơn khiếu kiện từ Phan Thị cho rằng: Lê Linh đã sử dụng hình ảnh Trạng Tý để làm ra tác phẩm phái sinh là Long Tinh. Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ, đây là hành vi vi phạm quyền tài sản đối với công ty Phan Thị.

Tuy nhiên, phía Lê Linh lại cho rằng, do cùng một tác giả nên Long Tinh chỉ giống Trạng Tý về phong cách vẽ, và hình mẫu Long Tinh cũng đã được đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả.




Việc hạn chế hành vi đánh cắp ý tưởng từ các tác phẩm còn quá xa vời

Ở khía cạnh khác, khi có một vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ xảy ra, phía nguyên đơn còn có thể khiếu kiện theo các điều luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Luật cạnh tranh. Trong khi đó, theo giáo sư, tiến sĩ, luật sư Nguyễn Vân Nam thì Luật cạnh tranh của Việt Nam không định nghĩa thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Điều này tạo ra khả năng các bên bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vì quyền lợi liên quan đến kinh doanh sẽ sử dụng Luật Cạnh tranh để kiện bên vi phạm. Trở lại vụ truyện tranh trên, việc thúc thủ của công ty Lê Linh là một minh chứng.

Trong khi đó, Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng có những chỗ chưa chặt chẽ, chẳng hạn không nêu ra định nghĩa về “chủ sở hữu quyền tác giả”, trong khi đó Luật quy định quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Luật lại cũng không định nghĩa thế nào là quyền tài sản, mà chỉ quy định 6 loại hình quyền tài sản. Điều này khiến cho trong một số trường hợp, các đồng tác giả xung đột nhau về quyền tài sản, về vai trò chủ sở hữu quyền tác giả mà không biết dựa vào điều luật nào để được bảo hộ.

Thực thi yếu, hội nhập kém

Trong khi Luật sở hữu trí tuệ được áp dụng và có vai trò quan trọng trong xuất bản, việc bảo đảm thực thi luật này trong giới làm sách lại tỏ ra rất mong manh. Bằng chứng là số lượng các vụ in lậu, vi phạm tác quyền lẫn nhau vẫn không giảm, tính chất các vụ vi phạm cũng cho thấy Luật chưa chế tài được. Cuối năm 2008, NXB Trẻ đã công khai họp báo và công bố 47 đầu sách bị in lậu từ năm 2007 đến năm 2008 mà “không có cách nào ngăn cản nổi”.

Sẽ trở nên vu vơ khi Luật quy định các điều khoản vi phạm và mức chế tài, nhưng trong thực tế những hành vi phạm luật xảy ra liên tục, thậm chí lặp lại nhiều lần ở một đơn vị cụ thể vẫn không bị chế tài đủ để không tái phạm.

Chỉ đơn cử một đơn vị như NXB Trẻ, với 47 đầu sách bị in lậu như thế, làm thiệt hại hàng tỷ đồng cho chủ sở hữu, làm thất thu thuế đối với Nhà nước, và đánh lừa bạn đọc khi lượng lớn sách giả như vậy tung ra thị trường, mà không có biện pháp nào ngăn chặn hiệu quả. Bản thân lãnh đạo và cán bộ của Nhà xuất bản đã phải nhiều lần cải trang, lần mò tới tận cơ sở in sách lậu để “bắt tận tay” và báo cơ quan chức năng nhờ can thiệp nhưng sau đó mọi chuyện vẫn không thay đổi được gì, sách lậu vẫn cứ tiếp tục xuất hiện ngoài thị trường.

Như vậy, xã hội đang gánh chịu một tệ nạn lẽ ra đã được giải quyết bằng Luật sở hữu trí tuệ. Tình trạng trên tạo thêm nỗi bất an cho lực lượng sáng tác. Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, Trưởng ban khai thác đề tài và giao dịch bản quyền NXB Trẻ lo ngại tình trạng đánh cắp tác phẩm đang ngày một tinh vi. Ông nói: “Đánh cắp ý tưởng tác phẩm là việc chưa thể dùng luật để giải quyết được. Hiện nay có những người sao chép ý tưởng từ nhiều tác phẩm của nhiều tác giả, mỗi nơi một ít, làm thành tác phẩm của mình, có thể kinh doanh kiếm lời hẳn hoi, nhưng để chế tài những hành vi đó thì thật khó”. Trong số đó có cả những giảng viên sử dụng hàm lượng trí tuệ trong các khóa luận, luận án của sinh viên để hoàn thành công trình của mình.

Ở điểm này, thông thường các sinh viên không thể viện dẫn luật để tìm kiếm sự bảo hộ, vì tình trạng “thấp cổ bé họng” của mình.

Quả thật, một khi hành vi in lậu bị phát hiện còn chưa ngăn chặn được thì việc hạn chế hành vi đánh cắp ý tưởng từ các tác phẩm là quá xa vời. Và như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ tuy vẫn hiện diện nhưng chưa sống được trong đời sống người dân.

Đến nay, thị trường xuất bản của Việt Nam còn quá nhỏ bé, nếu tính ở số lượng in 1.000 – 2.000 bản trên mỗi đầu sách. Đây là điều bất lợi trong các thương vụ giao dịch tác quyền giữa những đơn vị làm sách trong nước với các công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực biết rằng, Việt Nam vẫn là một thị trường xuất bản cần chấn chỉnh về sở hữu trí tuệ. Lộ trình mở cửa lĩnh vực phát hành sách sẽ khiến ngành xuất bản Việt Nam khó khăn hơn khi các tập đoàn nước ngoài hiện diện nhiều hơn và giám sát kỹ hơn việc sử dụng và kinh doanh các sản phẩm trí tuệ của họ.

Lẽ ra, Luật Sở hữu trí tuệ phải có tác dụng giúp các đơn vị xuất bản trong nước phát huy ý tưởng, tăng sức cạnh tranh với bên ngoài, tạo cơ hội xuất khẩu và hội nhập với ngành xuất bản của các nước. Thế nhưng, trên thực tế giới làm sách trong nước hiện lại đang phải loay hoay đối phó nhau trong các vụ vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ ở trong nước.

Nguồn: dddn.com.vn

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Cục Sở hữu trí tuệ thông báo: Cập nhật địa chỉ của tổ chức dịch vụ đại diện Sở hữu công nghiệp sau khi sáp nhập đơn vị hành chính
    35 lượt xem 03/07/2025

    Ngày 03 tháng 07 năm 2025, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Công văn số 2444/SHTT-PCSS về việc điều chỉnh và cập nhật địa chỉ mới của các tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp (SHCN) hiện đang được Cục ghi nhận. Điều này nhằm đảm bảo việc liên lạc giữa Cục...

    Xử lý nhầm lẫn tên thương mại công ty trong vụ việc Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (TW3) dưới góc nhìn luật sư
    56 lượt xem 03/07/2025

    Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến trường hợp Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (TW3) bị hiểu lầm và nhầm lẫn với một doanh nghiệp khác có tên gọi tương tự (công ty này có dính lô hàng tiêu huỷ). Sự trùng lặp trong tên thương mại không chỉ gây ảnh...

    Cục Sở hữu trí tuệ thông báo phương án xử lý vấn đề thay đổi địa chỉ do sắp xếp lại đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp 
    86 lượt xem 30/06/2025

    Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp thời gian qua đã khiến nhiều người nộp đơn, chủ văn bằng bảo hộ, tác giả và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý gặp lúng túng trong việc xác định địa chỉ chính thức để sử...

    SBLAW đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu “ELCOM” – Khẳng định sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt
    114 lượt xem 19/06/2025

    Hà Nội, ngày 19/6/2025  Công ty Luật TNHH SBLAW vừa chính thức bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “ELCOM” cho đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (ELCOM). Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu sự thành công trong hoạt động bảo...

    Hội thảo “Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu” – Thúc đẩy sử dụng và tăng cường hợp tác tại Việt Nam
    85 lượt xem 12/06/2025

      Là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, SBLAW trân trọng giới thiệu tới Quý Hội viên một sự kiện chuyên đề quan trọng do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) và Cục...

    Sự thành công của thương hiệu bắt nguồn từ sự đồng hành
    139 lượt xem 05/06/2025

    Hôm nay, văn phòng SBLAW Hà Nội vinh dự chào đón khách hàng đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu – một khoảnh khắc đánh dấu thành quả đáng tự hào. Đây không chỉ là kết tinh tâm huyết xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mà còn là minh chứng cho nỗ...

    WIPO tổ chức hội thảo trực tuyến “Bảo vệ nhãn hiệu ở nước ngoài – hướng dẫn cho doanh nghiệp”
    237 lượt xem 22/05/2025

    Là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, SBLAW trân trọng giới thiệu tới Quý khách hàng, đối tác và cộng đồng doanh nghiệp một sự kiện chuyên đề do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức, với nội dung...

    Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?
    114 lượt xem 21/05/2025

    Trong bài viết “Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?” trên tạp chí Tuổi trẻ Online có trích dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB Law về vấn đề này như sau: Theo dữ...

    Thủ tục công bố hợp quy đối với vật liệu xây dựng nhập khẩu
    99 lượt xem 20/05/2025

    Tình huống: Tôi hiện đang là Giám đốc Công ty Xây dựng B sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng. Hiện nay, chúng tôi có dự định nhập khẩu vật liệu xây dựng, thiết kế nội thất là dòng gạch ốp lát cao cấp. Để đảm bảo sản phẩm đúng quy định pháp...

    Thủ tục công bố hợp chuẩn đối với vật liệu xây dựng
    109 lượt xem 20/05/2025

    Tình huống: Chúng tôi là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng A – doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối vật liệu xây dựng. Hiện tại, công ty tôi đang chuẩn bị đưa ra thị trường một dòng sản phẩm gạch ốp lát cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài. Theo lời khuyên...

    Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tập huấn trực tuyến về khai thác thông tin sở hữu công nghiệp
    137 lượt xem 19/05/2025

    Công ty Luật SBLAW trân trọng thông báo đến Quý bạn đọc thông tin về chương trình tập huấn trực tuyến miễn phí do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức trong tháng 5 năm 2025, nhằm cung cấp kiến thức thực tiễn và hướng dẫn thủ tục liên quan đến đăng ký, tra cứu...

    Viện Sở hữu Trí tuệ Quốc gia”: Tên Gọi Mới và Sự Hợp nhất Mang Tính Chiến lược
    709 lượt xem 14/05/2025

    Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ , một đơn vị chủ chốt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam, sẽ chính thức bước vào một giai đoạn phát triển mới với tên gọi, cơ cấu tổ chức và sứ mệnh được điều chỉnh quan trọng. Theo thông báo từ Bộ...

    Kẹo Kera và đường dây sản xuất sữa giả – bàn về lỗ hổng trong hệ thống quản lý thực phẩm hiện nay
    215 lượt xem 06/05/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn với phóng viên về vấn đề lỗ hổng trong hệ thống pháp lý, quản lý thực phẩm chức năng hiện nay tại Việt Nam.  Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:  Theo ông, các đối tượng sản xuất, kinh...

    Luật sư SBLAW tham gia bảo hộ thân chủ tại phiên tòa hình sự liên quan tới sở hữu trí tuệ
    210 lượt xem 04/05/2025

    Với tư cách là các luật sư về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, SBLAW đã của cử luật sư tới bảo vệ thân chủ trong các vụ án hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ.  Hiện nay, trong Bộ luật hình sự Việt Nam có tội phạm về sở hữu trí tuệ...

    Thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
    253 lượt xem 01/05/2025

    Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Đây là 1 trong những câu hỏi mà quý khách hàng đã gửi nhiều nhất tới SBLAW. Hôm nay chúng tôi xin giải đáp cho quý khách hàng những câu hỏi liên quan đến vấn đề gia hạn hiệu lực văn...

    Thương hiệu là gì? Lợi ích của thương hiệu với doanh nghiệp
    661 lượt xem 01/05/2025

    [Baohothuonghieu.com] – Thương hiệu là một khái niệm không chỉ đơn thuần là logo hay tên gọi của một doanh nghiệp, mà còn là cột mốc quan trọng định hình danh tiếng, giá trị và ấn tượng của một tổ chức trên thị trường. Trong một thị trường cạnh tranh ngày nay, hiểu rõ về...

    0904.340.664