Rối tranh chấp tên miền trùng tên thương hiệu

Rối tranh chấp tên miền trùng tên thương hiệu

Việc tranh chấp tên miền trùng tên thương hiệu đang bùng phát nhưng chưa có sự thống nhất trong cách nhìn nhận, giải quyết.

Mới đây, một tập đoàn của Singapore với thương hiệu X. nổi tiếng về các sản phẩm nội thất bếp, bản lề… đã bị một đối tác cũ ra giá đòi 20.000 euro mới trả lại tên miền trùng thương hiệu X. Tập đoàn này không đồng ý và đã khởi kiện ra TAND TP.HCM.

Kiện vì trùng nhãn hiệu

Vụ tranh chấp tên miền ebay.com.vn giữa Công ty eBay Inc. (Mỹ) chuyên kinh doanh dịch vụ đấu giá qua mạng và thương mại điện tử, hiện là chủ nhãn hiệu hàng hóa “EBAY”, được đăng ký bảo hộ tại VN với Công ty TNHH Mộc Mỹ TP.HCM - chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền ebay.com.vn đến nay vẫn chưa đến hồi kết.

eBay đã đăng ký trên 2.500 tên miền có chứa cụm từ “eBay” trên khắp thế giới, trong đó có bảy tên miền đăng ký tại VN. Nhưng trong số đó không có tên miền ebay.com.vn.

Tương tự, các vụ khiếu nại việc cấp phát tên miền cấp hai “.vn” với các nhãn hiệu hàng hóa thương hiệu nổi tiếng như Heineken, Visa, Trung Nguyên, Tiger Beer, Ford... cũng đã xảy ra

Đăng ký trước là được!

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã khuyến cáo rằng tên miền cấp hai dưới dạng .vn và cấp ba dưới dạng .com.vn là hay có tranh chấp nhất. Do vậy các doanh nghiệp, công ty nên đăng ký hai loại tên miền này để bảo vệ thương hiệu, sản phẩm và tên doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, VNNIC sẽ cấp tên miền cho những ai đăng ký trước.

Cũng theo VNNIC, tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”. Còn thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó… Như vậy, tên miền và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn độc lập với nhau. Tuy nhiên, đăng ký tên miền trùng thương hiệu thực chất cũng là bảo vệ công việc kinh doanh của mỗi chủ thể.

Không thỏa đáng?

Hiện nay đang nở rộ tình trạng trục lợi bằng tên miền. Có hai xu hướng là “đầu cơ tên miền” hoặc “chiếm dụng tên miền”. Đó là việc đăng ký trước một số tên miền mà dự đoán, kỳ vọng sẽ chuyển nhượng được với giá trị lớn. Hay một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng sự dễ dàng đăng ký tên miền đi đăng ký trước với chủ đích khống chế một tên miền trùng của thương hiệu nổi tiếng nhằm lợi dụng uy tín thương hiệu đó để cạnh tranh. Hoặc từ đó gây cản trở việc quảng bá thương hiệu, gây áp lực buộc chủ thương hiệu nhận chuyển nhượng lại.

Nhiều chuyên gia pháp lý cho biết Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ không xếp tên miền vào đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ. Nhưng luật nghiêm cấm hành vi đăng ký - chiếm giữ - sử dụng tên miền trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện rõ khi chủ sở hữu tên miền nhưng không có quyền lợi nào liên quan đến tên miền đăng ký. Đồng thời, Thông tư số 10/2008/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng quy định các hành vi sử dụng tên miền với ý đồ xấu nếu nhằm thực hiện một trong các hành vi như cho thuê, chuyển giao tên miền cho người chủ của nhãn hiệu thương mại dịch vụ. 

Vì vậy, việc VNNIC áp dụng nguyên tắc “ai đăng ký trước được cấp trước” và “bình đẳng không phân biệt” khi giải quyết việc cấp phép hoặc giải quyết tranh chấp tên miền là chưa thỏa đáng và dẫn đến hệ lụy như thời gian qua.

Sử dụng trùng là vi phạm pháp luật

Các nhà đăng ký tên miền “.vn” không nên máy móc đợi tên miền là đối tượng sở hữu trí tuệ mới xét đến khía cạnh bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc ai đó lấy tên một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ để đăng ký tên miền đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo tôi, một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã được bảo hộ thì trong mọi hoàn cảnh, chủ nhãn hiệu không nên thỏa hiệp với bên đầu cơ mà nên chủ động khuyến báo cho VNNIC về thông tin hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa của mình, đồng thời kịp thời phản đối việc đăng - cấp tên miền có xâm phạm đến nhãn hiệu của mình.

Hiện cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” quy định tại Thông tư 10 này cũng khá rõ. Chủ nhãn hiệu có quyền khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để thu hồi tên miền vẫn khả thi.   

Thạc sĩ CHÂU HUY QUANG, luật sư hãng luật LCT Lawyers

----------------------------------------------------------------------

Một số vụ tranh chấp tên miền trùng thương hiệu

Toyota Motor và các tên miền Lexus

Tập đoàn sản xuất xe ôtô nổi tiếng của Nhật Bản Toyota đã kiện ông Mark Whitiling, quốc tịch Mỹ vì đã đăng ký hai tên miền mylexus.commaillexus.com. Tập đoàn này cho rằng các tên miền này được đặt theo tên của dòng xe Lexus nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại nhiều nước, trong đó có Mỹ. Còn ông Mark thì có ý kiến tên miền mylexus.com được đăng ký với mục đích xây dựng một diễn đàn cho những người yêu thích dòng xe Lexus; tên miền maillexus.com được đăng ký để tạo thư điện tử cho các đối tượng nói trên.

Trung tâm Trọng tài WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) đã quyết định ông Mark phải hoàn trả quyền sở hữu hai tên miền này cho Tập đoàn Toyota.

Tên miền National và Panasonic

Phát hiện nationalpanasonic.comnational-panasonic.com được một chủ thể tại Mỹ đăng ký, Matsushita Electric Industrial đã khiếu kiện lên WIPO. Theo nguyên đơn, hai tên miền trên với các từ “NATIONAL” và “PANASONIC” giống hệt hay gây nhầm lẫn do giống với nhãn hiệu các sản phẩm điện tử, mạng máy tính và nhiều dịch vụ liên quan khác trên khắp thế giới cả ở Mỹ của nguyên đơn. Phía bị đơn phản bác cho rằng những tên miền này không hề giống với nhãn hiệu của nguyên đơn.

Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết hai tên miền phải được trao trả lại cho nguyên đơn. Vì nguyên đơn đã đăng ký một lượng lớn nhãn hiệu có hai từ “NATIONAL” và “PANASONIC” tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ từ năm 1930. Ngoài ra, bị đơn đăng ký hai tên miền này nhằm mục đích bán lại cho nguyên đơn để kiếm lời.

Tranh chấp tên miền visa.com.vn

Đây là vụ tranh chấp giữa VISA Int tại Califonia (Mỹ) và Công ty Thương mại Thông tin (Hi-tech) tại TP.HCM. VISA cho biết tại Việt Nam, nhãn hiệu “visa” được bảo hộ từ năm 1997. Tuy nhiên, VISA lại quên đăng ký tên miền .vn. Thế là Hi-tech đã đăng ký tên miền visa.com.vn. Theo VISA, việc đăng ký tên miền visa.com.vn có thành phần visa có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Sau nhiều lần hòa giải, cuối năm 2004, Công ty Hi-tech đã trả lại tên miền.   

Theo phapluattp.vn

» Đăng ký bảo hộ tên miền website

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan
Xử lý vi phạm quyền tác giả - Baohothuonghieu

Xử lý vi phạm quyền tác giả

[Baohothuonghieu.com] Khi xảy ra vi phạm quyền tác giả, các biện pháp xử lý sẽ được áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức