Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 517 lượt xem Đăng ngày 17/10/2021
Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Khi nói đến sở hữu trí tuệ là người ta nói đến những sáng tạo của trí óc mà sản phẩm là các phát minh sáng chế, các tác phẩm văn học hay nghệ thuật, những biểu tượng, các tên gọi, hình ảnh, và thiết kế sử dụng trong thương mại.

Bản thân mỗi sản phẩm trí tuệ là một tài sản, và giá trị tài sản trí tuệ đang ngày một tăng cao so với tài sản vật chất do mức độ quan trọng của các công nghệ cũng như những sáng tạo hữu ích trong nền kinh tế mới, và do sự toàn cầu hóa buộc mọi người phải chấp nhận một nguyên tắc bảo hộ chung cho loại hình tài sản đó.

Trên thực tế, tài sản sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ hơn một thế kỷ qua, nhưng khi nền kinh tế Internet dần tiến lên đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế tri thức thì vấn đề sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số phải được đặt ra, nhất là trong tương quan cũng như mối ràng buộc giữa sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử, một đặc thù kinh doanh quan trọng nhất của thế giới Internet. Trong hơn một thế kỷ đó, định nghĩa về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ luôn được cập nhật, thay đổi, bổ sung cho phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế của thế giới và của mỗi nước. Tựu trung có hai dạng sở hữu trí tuệ: Một là sở hữu công nghệ mà thành phần chính là phát minh sáng chế, thương hiệu, bản vẽ thiết kế, và chỉ dẫn địa lý; Hai là bản quyền, còn gọi là tác quyền hay quyền tác giả thể hiện trong các tác phẩm văn học nghệ thuật như tiểu thuyết, thơ văn, điện ảnh, âm nhạc hoặc trong các công trình nghệ thuật như hội họa hay điêu khắc và trong việc trình bày các sản phẩm trí tuệ thông qua ghi âm hay trình diễn trên sóng truyền thanh, truyền hình.

Quyền sở hữu trí tuệ là một nội dung luật học

Quyền sở hữu trí tuệ là một nội dung luật học có phạm vi điều chỉnh các quyền sở hữu công nghệ, tác quyền và những quyền liên quan. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền được luật pháp bảo hộ chống lại mọi hình thức xâm phạm tài sản sở hữu trí tuệ. Lúc đầu, mỗi quốc gia có một quy định riêng nhưng kể từ ngày Công ước Berne ra đời và nhất là sau khi thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 1967, các quy định này dần trở nên thống nhất do các nước cùng công nhận công ước và những quy định của WIPO làm nền tảng trong việc thương thảo các thỏa thuận thương mại song phương, đa phương, và cả khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Mỹ là nước có kho tài sản trí tuệ quan trọng nhất hiện nay. Ở đó việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được chia làm bốn lĩnh vực, gồm bằng phát minh sáng chế (patents), thương hiệu và nhãn hiệu (trademarks), bản quyền và tác quyền (copyrights) và bí mật thương mại (trade secrets).

Phạm vi điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ quan trọng nhất hiện nay thuộc về lĩnh vực thương mại điện tử. Bản thân công nghệ thông tin và hệ thống mạng Internet đã là một tập hợp to lớn không thể đếm hết những tài sản trí tuệ đa dạng và tinh túy nhất trong thời đại ngày nay. Như vậy, khi nền thương mại điện tử đặt căn bản vận hành trong môi trường kỹ thuật số thì nó mặc nhiên sử dụng các tài sản này trong hệ thống mạng, bao gồm cả các ứng dụng miễn phí hay trả tiền, cộng với những tài sản do chính hoạt động của thương mại điện tử tạo nên. Nền thương mại điện tử tăng trưởng rất nhanh và nay bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều phương cách với tốc độ phát triển sáng tạo mỗi ngày một nhanh. Tất cả đã bắt đầu từ sự khai sinh cấu trúc siêu liên kết World Wide Web (www) của Tim Berners-Lee năm 1992 gắn cho mỗi trang mạng một địa chỉ để từ đó bất cứ ai muốn tìm (truy cập) đến nó đều có thể gặp được. Năm 1994 lần đầu tiên người ta thấy xuất hiện tiệm bánh trực tuyến Pizza Hut. Nhưng từ 1998, nền thương mại điện tử bao gồm cả việc bán hàng và cung cấp dịch vụ mới thực sự cất cánh, cùng một lúc với sự ra đời của tổ chức ICANN đi tiên phong trong việc sắp xếp hợp lý hệ thống tên miền cho toàn thế giới.

Mối tương quan tay trong tay giữa sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử ngày càng chặt chẽ. Ngay từ những năm đầu, thương mại điện tử đã bày bán các sản phẩm hay dịch vụ dựa trên cơ sở quyền sở hữu trí tuệ và quyền cấp giấy phép sử dụng, ví dụ như băng nhạc, phim ảnh, phần mềm, bản vẽ thiết kế, giáo trình đào tạo… Bản chất mỗi tài sản sở hữu trí tuệ là một tài sản mà chủ sở hữu có thể buôn bán, trao đổi với người khác dưới dạng bằng sáng chế (patent) hay cấp giấy phép sử dụng (license) mà không cần kèm theo hàng hóa hay dịch vụ. Trong nhiều trường hợp tài sản sở hữu trí tuệ là thành phần giá trị chính của việc giao dịch. Trong nền thương mại điện tử chúng ta có những công ty dịch vụ Internet cung cấp phần mềm, mạng lưới, chip vi mạch, đường truyền, bộ chuyển mạch… và những công ty khai thác Internet vào mục đích thương mại thể hiện trên mỗi thương hiệu trực tuyến. Ở đây, chúng ta thấy bản thân các tài sản sở hữu trí tuệ là đối tượng giao dịch của thương mại điện tử, vì vậy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đồng nghĩa với việc bảo đảm an toàn cho các hoạt động thương mại điện tử. Bất cứ hình thức xâm phạm nào đến các quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử như đánh cắp thương hiệu hay cướp lấy tên miền đều làm cho việc kinh doanh của công ty bị tổn hại.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Đối tượng cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử gồm ba nhóm: Bằng sáng chế (patent) tạo nên bởi tổ hợp các phần mềm để thực hiện chức năng thương mại điện tử đặc thù cho công ty; bản quyền (copyright) đối với trang web và cả những gì truyền đi trên trang web; và thương hiệu (trademark), bao gồm biểu tượng có giá trị và câu chữ giúp nhận diện công ty. Bản quyền cho phép chủ sở hữu có cơ sở pháp lý để bảo vệ công trình sáng tạo của mình không bị đánh cắp hay sử dụng trái phép. Trong trường hợp nội dung bản quyền gắn liền với vật thể như tờ giấy, tấm vải hay phần cứng thiết bị thì tác quyền mặc nhiên xuất hiện. Nhưng trong thương mại điện tử, tác quyền xuất hiện sớm hơn, nghĩa là ngay từ khi nội dung được sinh ra. Thương hiệu giúp cho người ta phân biệt sản phẩm hay dịch vụ của hãng này so với hãng khác. Một thương hiệu càng có giá trị cao khi càng được nhiều người biết, tin tưởng và yêu mến. Việc đánh giá tầm quan trọng của một công ty thương mại điện tử dựa trên giá trị và số lượng các tài sản trí tuệ được bảo hộ. Giá trị này một mặt tạo nên uy tín thương hiệu, mặt khác giúp định giá vốn hóa doanh nghiệp ở mỗi thời điểm, và cuối cùng được trưng dẫn mỗi khi xảy ra kiện tụng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đặc biệt là bằng sáng chế, giữa các công ty trên những thị trường nhất định.

Trên thực tế, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử có ý nghĩa rất lớn. Nó có thể làm cho một doanh nghiệp phát triển nhanh chóng hay bị lụn bại. Internet tạo nên thị trường toàn cầu và sự cạnh tranh nơi đó không kém khốc liệt. Điều này buộc các doanh nghiệp thương mại điện tử dù lớn hay nhỏ phải quan tâm thực hiện các thủ tục bảo hộ và động tác kiểm tra nhằm bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình. Trong đó cần quan tâm đặc biệt đến thương hiệu, bản quyền, và việc ký kết các hợp đồng sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ. Trước hết, thương hiệu là công cụ sống còn của mọi doanh nghiệp thương mại điện tử. Thông qua thương hiệu doanh nghiệp tạo nên sự hiện diện rộng rãi trên Internet, nơi mà mọi người ở mọi nơi đều có thể tìm hiểu hay giao dịch. Vì vậy, thương hiệu trực tuyến có giá trị lớn hơn các bảng hiệu. Chủ sở hữu cần biết những thách thức đứng về mặt luật pháp đối với việc sử dụng thương hiệu trên Internet và phải bảo vệ nó, đặc biệt đối với tên miền và các meta tag.

Về mặt bản quyền, một trang web thương mại điện tử bao gồm nhiều thành phần với nhiều chất liệu trên đó. Những chất liệu cần được quan tâm bảo vệ nhất gồm phần mềm để chạy các chương trình trên trang web, văn bản và hình ảnh trên trang, thành phần âm thanh và cơ sở dữ liệu. Giá trị kinh tế lớn nhất của quyền sở hữu trí tuệ nằm ở chỗ nó được dùng để cấp phép cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp khác sử dụng, hoặc dưới hình thức cấp phép sản phẩm như phần mềm chương trình, hoặc dưới chính sở hữu trí tuệ đó như cấp phép khai thác bằng sáng chế. Nhưng đây lại là những cái bẫy hoặc lỗ hổng lớn nhất khả dĩ làm cho một tài sản sở hữu trí tuệ có thể bị đánh cắp, biến mất hay suy yếu. Doanh nghiệp cần quan tâm đến nội dung và ngôn từ trong các hợp đồng có liên quan đến sở hữu trí tuệ, như trong việc thỏa thuận thiết kế hay phát triển trang web, thỏa thuận cho phép khai thác bằng sáng chế và thỏa thuận cho phép sử dụng tên miền và thương hiệu. Thông thường các doanh nghiệp thương mại điện tử thường lập cho mình bộ hồ sơ lưu trữ các hợp đồng có liên quan đến sở hữu trí tuệ để dùng vào mỗi lúc gọi vốn đầu tư bổ sung, bán tài sản, sáp nhập hoặc bán doanh nghiệp.

Với sự gia nhập WTO và ký kết các thỏa thuận thương mại song phương hay đa phương với các nước và các khối, Việt Nam đã chấp nhận bộ Tiêu chuẩn thương mại liên quan đến , gọi tắt là TRIPs, và việc thành lập các bộ luật nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử là những bước đi tất yếu. Việc bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ là điều kiện tiên quyết để nước ta thiết lập và phát triển các ngành kỹ thuật cao, đồng thời tiếp nhận đầu tư vào các công ty công nghệ cao là nơi mà tài sản sở hữu trí tuệ lớn gấp nhiều lần các thứ tài sản vật chất.

Theo TBVTSG

»

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Cục Sở hữu trí tuệ thông báo: Cập nhật địa chỉ của tổ chức dịch vụ đại diện Sở hữu công nghiệp sau khi sáp nhập đơn vị hành chính
    17 lượt xem 03/07/2025

    Ngày 03 tháng 07 năm 2025, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Công văn số 2444/SHTT-PCSS về việc điều chỉnh và cập nhật địa chỉ mới của các tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp (SHCN) hiện đang được Cục ghi nhận. Điều này nhằm đảm bảo việc liên lạc giữa Cục...

    Xử lý nhầm lẫn tên thương mại công ty trong vụ việc Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (TW3) dưới góc nhìn luật sư
    45 lượt xem 03/07/2025

    Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến trường hợp Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (TW3) bị hiểu lầm và nhầm lẫn với một doanh nghiệp khác có tên gọi tương tự (công ty này có dính lô hàng tiêu huỷ). Sự trùng lặp trong tên thương mại không chỉ gây ảnh...

    Cục Sở hữu trí tuệ thông báo phương án xử lý vấn đề thay đổi địa chỉ do sắp xếp lại đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp 
    79 lượt xem 30/06/2025

    Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp thời gian qua đã khiến nhiều người nộp đơn, chủ văn bằng bảo hộ, tác giả và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý gặp lúng túng trong việc xác định địa chỉ chính thức để sử...

    SBLAW đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu “ELCOM” – Khẳng định sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp Việt
    112 lượt xem 19/06/2025

    Hà Nội, ngày 19/6/2025  Công ty Luật TNHH SBLAW vừa chính thức bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “ELCOM” cho đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (ELCOM). Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu sự thành công trong hoạt động bảo...

    Hội thảo “Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu” – Thúc đẩy sử dụng và tăng cường hợp tác tại Việt Nam
    80 lượt xem 12/06/2025

      Là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, SBLAW trân trọng giới thiệu tới Quý Hội viên một sự kiện chuyên đề quan trọng do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) và Cục...

    Sự thành công của thương hiệu bắt nguồn từ sự đồng hành
    130 lượt xem 05/06/2025

    Hôm nay, văn phòng SBLAW Hà Nội vinh dự chào đón khách hàng đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu – một khoảnh khắc đánh dấu thành quả đáng tự hào. Đây không chỉ là kết tinh tâm huyết xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mà còn là minh chứng cho nỗ...

    WIPO tổ chức hội thảo trực tuyến “Bảo vệ nhãn hiệu ở nước ngoài – hướng dẫn cho doanh nghiệp”
    235 lượt xem 22/05/2025

    Là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, SBLAW trân trọng giới thiệu tới Quý khách hàng, đối tác và cộng đồng doanh nghiệp một sự kiện chuyên đề do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức, với nội dung...

    Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?
    113 lượt xem 21/05/2025

    Trong bài viết “Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?” trên tạp chí Tuổi trẻ Online có trích dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB Law về vấn đề này như sau: Theo dữ...

    Thủ tục công bố hợp quy đối với vật liệu xây dựng nhập khẩu
    95 lượt xem 20/05/2025

    Tình huống: Tôi hiện đang là Giám đốc Công ty Xây dựng B sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng. Hiện nay, chúng tôi có dự định nhập khẩu vật liệu xây dựng, thiết kế nội thất là dòng gạch ốp lát cao cấp. Để đảm bảo sản phẩm đúng quy định pháp...

    Thủ tục công bố hợp chuẩn đối với vật liệu xây dựng
    106 lượt xem 20/05/2025

    Tình huống: Chúng tôi là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng A – doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối vật liệu xây dựng. Hiện tại, công ty tôi đang chuẩn bị đưa ra thị trường một dòng sản phẩm gạch ốp lát cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài. Theo lời khuyên...

    Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tập huấn trực tuyến về khai thác thông tin sở hữu công nghiệp
    135 lượt xem 19/05/2025

    Công ty Luật SBLAW trân trọng thông báo đến Quý bạn đọc thông tin về chương trình tập huấn trực tuyến miễn phí do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức trong tháng 5 năm 2025, nhằm cung cấp kiến thức thực tiễn và hướng dẫn thủ tục liên quan đến đăng ký, tra cứu...

    Viện Sở hữu Trí tuệ Quốc gia”: Tên Gọi Mới và Sự Hợp nhất Mang Tính Chiến lược
    704 lượt xem 14/05/2025

    Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ , một đơn vị chủ chốt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam, sẽ chính thức bước vào một giai đoạn phát triển mới với tên gọi, cơ cấu tổ chức và sứ mệnh được điều chỉnh quan trọng. Theo thông báo từ Bộ...

    Kẹo Kera và đường dây sản xuất sữa giả – bàn về lỗ hổng trong hệ thống quản lý thực phẩm hiện nay
    213 lượt xem 06/05/2025

    Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn với phóng viên về vấn đề lỗ hổng trong hệ thống pháp lý, quản lý thực phẩm chức năng hiện nay tại Việt Nam.  Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:  Theo ông, các đối tượng sản xuất, kinh...

    Luật sư SBLAW tham gia bảo hộ thân chủ tại phiên tòa hình sự liên quan tới sở hữu trí tuệ
    205 lượt xem 04/05/2025

    Với tư cách là các luật sư về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, SBLAW đã của cử luật sư tới bảo vệ thân chủ trong các vụ án hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ.  Hiện nay, trong Bộ luật hình sự Việt Nam có tội phạm về sở hữu trí tuệ...

    Thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
    249 lượt xem 01/05/2025

    Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Đây là 1 trong những câu hỏi mà quý khách hàng đã gửi nhiều nhất tới SBLAW. Hôm nay chúng tôi xin giải đáp cho quý khách hàng những câu hỏi liên quan đến vấn đề gia hạn hiệu lực văn...

    Thương hiệu là gì? Lợi ích của thương hiệu với doanh nghiệp
    657 lượt xem 01/05/2025

    [Baohothuonghieu.com] – Thương hiệu là một khái niệm không chỉ đơn thuần là logo hay tên gọi của một doanh nghiệp, mà còn là cột mốc quan trọng định hình danh tiếng, giá trị và ấn tượng của một tổ chức trên thị trường. Trong một thị trường cạnh tranh ngày nay, hiểu rõ về...

    0904.340.664