Phía sau câu chuyện Jetstar Pacific

Phía sau câu chuyện Jetstar Pacific

Nếu đúng như báo điện tử Vnexpress.net đăng tải qua bài phỏng vấn ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng hôm 29-10 thì vụ tranh cãi chung quanh thương hiệu Jetstar giữa Hãng hàng không giá rẻ

Jetstar Pacific và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam xem như đã kết thúc.   

 

Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện này, lại là vấn đề lớn khác giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đã và đang xảy ra: đó là quyền quản lý nhà nước về kinh doanh của cơ quan chức năng và quyền kinh doanh của doanh nghiệp trong việc thực thi luật pháp của cơ quan nhà nước.

 

 Thời gian qua, lâu lâu lại nổi lên ý kiến khác nhau về chuyện Jetstar Pacific sử dụng thương hiệu Jetstar, thuộc sở hữu của Jetstar Airways của Úc, vốn không được Việt Nam cấp phép khai thác các tuyến bay nội địa. Ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác cũng xảy ra những câu chuyện tương tự.

Cách đây không lâu, một siêu thị 100% vốn nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam xin mở một siêu thị ở TPHCM nhưng không được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận, bởi hệ thống siêu thị này đã có một số siêu thị trên địa bàn, nay muốn mở thêm phải được cơ quan quản lý xem xét theo cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Vụ việc trở nên rắc rối hơn sau khi địa điểm mà siêu thị nước ngoài ấy xin mở, vẫn được đầu tư xây dựng và ngày khánh thành, vẫn trưng bảng hiệu của siêu thị nói trên. Cơ quan quản lý nhà nước không biết xử lý ra sao khi chủ đầu tư siêu thị ấy là một doanh nghiệp trong nước và vì họ nhận nhượng quyền thương hiệu của siêu thị nước ngoài chứ không phải do nước ngoài đầu tư. Đến đây thì cơ quan quản lý bị bắt bí bởi trong các quy định của Việt Nam khi thực thi WTO không hề đề cập tới nhượng quyền và nhận nhượng quyền thương hiệu.

Doanh nghiệp thì có cái lý của doanh nghiệp khi cho rằng mình ký hợp đồng nhận nhượng quyền thương hiệu và có đăng ký với cơ quan thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Cơ quan quản lý nhà nước thì ngờ rằng, doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh núp bóng doanh nghiệp trong nước che chắn bằng hợp đồng nhượng quyền khai thác thương hiệu.

Câu chuyện này không khác gì những tranh cãi giữa Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và Jetstar Pacific. Cơ quan quản lý hàng không thì cho rằng Jetstar Airways chưa được cấp thương quyền bay ở nội địa Việt Nam nên Jetstar Pacific không được phép sử dụng thương hiệu này nhưng lại khổ nỗi, Luật hàng không dân dụng mang tính chuyên ngành lại không quy định về nhượng quyền thương hiệu hàng không.

Nhượng và nhận nhượng quyền thương hiệu lại thuộc quy định của Luật Thương mại, nên Jetstar Pacific viện vào lý do này để nói rằng họ có ký hợp đồng nhận nhượng quyền thương hiệu và đăng ký theo luật này.  Chỗ "vênh" giữa các bộ luật trong thực tế đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra khe hở để lách luật. 

Một thực tế khác xảy ra lâu nay là khi xảy ra ý kiến này khác về doanh nghiệp thì chính quyền thường hay giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành xem xét và tham mưu, như doanh nghiệp hàng không thì giao cho hàng không, xăng dầu thì giao cho công thương, kinh doanh nông sản thì giao cho nông nghiệp, theo kiểu thuận tiện cho việc xử lý của chính quyền.

Theo tôi,  lẽ ra việc Jetstar Pacific dùng thương hiệu Jestar có đúng hay không cần phải được Bộ Công Thương xem xét, chứ không phải thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành nhưng không có liên quan gì tới thương hiệu là Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.

Ngoài ra luật pháp còn quy định, dù là doanh nghiệp trong ngành hàng không, nông sản hay xăng dầu thì những vẫn đề có liên quan tới thương hiệu phải do Cục Sở hữu trí tuệ, nơi đăng ký bảo hộ thương hiệu, và Bộ Công Thương, nơi đăng ký nhượng quyền thương hiệu xem xét, dựa trên luật pháp về những vấn đề này.

Trong thông báo chí gửi đến Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 30-10, Jetstar Airways (Úc) nói đã có những ý kiến hiểu sai việc sử dụng thương hiệu Jetstar tại hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam là Jetstar Pacific. Theo Jetstar, việc sử dụng thương hiệu Jestar là cơ sở cho việc chuyển đổi hãng hàng không Pacific Airlines trước đây thành hãng hàng không Jetstar Pacific hiện nay. Việc sử dụng thương hiệu này phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Jetstar Pacific khẳng định có quyền tiến hành kinh doanh vận chuyển hàng không dưới thương hiệu, nhãn hiệu của Jetstar Airways (Úc) vì đã hoàn tất thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ và Bộ Công Thương về nhượng quyền thương hiệu và nhượng quyền thương mại.

(Theo Mộng Bình - TBKTSG online) 

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan