Phân biệt bản quyền và nhãn hiệu đơn giản dễ hiểu

[Baohothuonghieu.com] - Phân biệt bản quyền và nhãn hiệu

Các thuật ngữ bản quyền, nhãn hiệu và sáng chế có những khác biệt quan trọng và được sử dụng để bảo vệ các loại tài sản trí tuệ khác nhau. Dưới đây, SBLAW hướng dẫn bạn cách phân biệt  giữa bản quyền và nhãn hiệu đơn giản dễ hiểu nhất.

Mục đích bảo hộ:

Mục đích bảo hộ bản quyền tác giả cho logo nghiêng về bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa

Bảo hộ nhãn hiệu bảo vệ quyền của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, tránh việc gây nhầm lẫn giữa hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự mà các chủ thể kinh doanh này cung cấp.

Phân biệt bản quyền và nhãn hiệu
Phân biệt bản quyền và nhãn hiệu

 Điều kiện bảo hộ:

Để một tác phẩm nói chung và một logo (một tác phẩm mỹ thuật mỹ thuật ứng dụng) nói riêng được bảo hộ quyền tác giả thì điều kiện tiên quyết phải có đó là tính sáng tạo độc lập. Điều này có nghĩa tác giả phải sáng tạo ra tác phẩm bằng hoạt động lao động trí tuệ của chính mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Trong khi đó, điều kiện để được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu không phải là tính sáng tạo mà là tính phân biệt, tức nhãn hiệu mà bạn tiến hành đăng ký nhãn hiệu phải giúp cho người tiêu dùng phân biệt, nhận diện được hàng hoá, dịch vụ mà bạn cung cấp với hàng hoá, dịch vụ cùng loại được cung cấp bởi một chủ thể khác. Điều này cũng có nghĩa, nhãn hiệu khi bảo hộ độc quyền buộc phải gắn với hàng hóa hay dịch vụ nhất định còn quyền tác giả thì không.

Kết luận: Khi doanh nghiệp bạn sáng tạo ra một logo, doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký ở 2 hình thức là đăng ký nhãn hiệu và đăng ký tác phẩm mỹ thuật ứng dung.

Điều này sẽ đảm bảo khả năng bảo hộ ở phạm vi rộng nhất và chống lại các hành vi vi phạm của bên thứ ba.

Thủ tục bảo hộ

Thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty

Theo quy định quyền tác giả đương nhiên được pháp luật bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện bảo hộ mà không cần phải tiến hành đăng ký.

Mặc dù quyền tác giả đương nhiên được bảo hộ nhưng Nhà nước luôn khuyến khích các tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm tiến hành làm thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ logo công ty, bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả để có cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những tranh chấp về sau nếu có.

Ngược lại, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi chủ sở hữu tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc first to file, có nghĩa là quyền sẽ thuộc về người nộp đơn đầu tiên (trừ một số trường hợp đặc biệt như nhãn hiệu nổi tiếng…).

- Như vậy:

+ Bảo hộ quyền tác giả hướng đến việc bảo hộ tính sáng tạo của trí tuệ con người, nghiêng về các giá trị tinh thần.

+ Bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hướng đến việc bảo vệ môi trường lành mạnh trong kinh doanh nên nó cần có một sự ràng buộc, sự ghi nhận pháp lý nhất định.

Tham khảo thêm >> Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu - thương hiệu

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan