Nhiều thương hiệu doanh nghiệp trùng tên

Nhiều thương hiệu doanh nghiệp trùng tên

Mỗi năm, Sở Kế hoạch - Đầu tư của từng tỉnh, thành cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp lên tới con số hàng chục ngàn, thậm chí có năm, như năm 2008, TPHCM cấp tới gần trăm nghìn giấy chứng nhận.

Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, tài chính, bên cạnh các doanh nghiệp xin ngừng hoạt động sản xuất - kinh doanh thì vẫn có hàng chục ngàn doanh nghiệp thành lập mới, khẳng định xu thế phát triển là một tất yếu phải xảy ra. Thế nhưng, việc có nhiều doanh nghiệp đăng ký hình thành với tên gọi, thương hiệu doanh nghiệp cùng tên quá nhiều, như tên doanh nghiệp Thanh Bình có tới 40 doanh nghiệp, tên Hoàn Mỹ có trên 20 doanh nghiệp, chỉ có khác là doanh nghiệp tư nhân hoặc trách nhiệm hữu hạn hay cổ phần và cũng khác nhau về chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp ghi trong giấy chứng nhận đăng ký thành lập. Chẳng hạn như Công ty TNHH dịch vụ vận tải Thanh Bình được Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép, thì ở tỉnh khác Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cho một doanh nghiệp khác cũng mang tên là Công ty TNHH dịch vụ - vận tải và thương mại Thanh Bình, chỉ có khác là công ty này có thêm chức năng thương mại.

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, sở dĩ có tình trạng trên là do thiếu sự liên kết giữa các tỉnh, thành, cụ thể là thiếu sự phối hợp giữa các Sở Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) ở các tỉnh, thành trong việc cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp mới xảy ra như vậy. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước và tạo kẻ hở cho thị trường. Doanh nghiệp làm ăn bất chính, lợi dụng thương hiệu trùng tên, lừa đảo người tiêu dùng và khi xảy ra tranh chấp về thương hiệu thì cơ quan chức năng lúng túng không biết xử lý thế nào, do doanh nghiệp chưa đăng ký sở hữu thương hiệu.

Trong tình cảnh này, doanh nghiệp làm ăn chân chính muốn bảo vệ tên thương hiệu của mình mới đi đăng ký sở hữu thương hiệu, hoặc trong quá trình hoạt động kinh tế muốn thay đổi loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình mới đi đăng ký lại thì không được Sở KHĐT chấp thuận, với lý do là đã có tên của 1 doanh nghiệp khác dù 2 doanh nghiệp này trùng tên thương hiệu. Thí dụ, 1 công ty TNHH dịch vụ vận tải Hoàn Mỹ muốn đổi thành Công ty cổ phần dịch vụ vận tải Hoàn Mỹ thì không được Sở KHĐT cho phép chuyển đổi loại hình do đã có một công ty cổ phần dịch vụ vận tải thương mại và xây dựng Hoàn Mỹ đăng ký giấy phép trước đó.

Theo các doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp và các luật liên quan khác như Luật Sở hữu trí tuệ chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Cho nên ngoài việc sửa đổi, bổ sung thêm quy định các luật để có những điều khoản quy định rõ ràng, minh bạch tránh trùng tên thương hiệu và gây trở ngại cho quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi có nhu cầu, các Bộ KHĐT, Bộ Công thương và Bộ Công An phối hợp với các tỉnh thành, hoặc phối hợp với các Sở KHĐT tỉnh, thành rà soát lại việc cấp phép trùng tên thương hiệu này, thống kê, xem xét, nghiên cứu rồi rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác cấp phép thành lập doanh nghiệp. Sau đó, có hướng phối hợp liên kết giữa các Bộ, tỉnh, thành với nhau trước khi cấp phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, sẽ từng bước giảm bớt tình trạng trùng tên thương hiệu doanh nghiệp, có lợi cho công tác quản lý nhà nước khi xảy ra tranh chấp thương hiệu và quan trọng là thị trường không còn xảy ra tên sản phẩm trùng thương hiệu, giúp cho người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi chọn mua hàng hóa.

» 

Trùng tên doanh nghiệp:



Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời phỏng vấn - Baohothuonghieu.com

» Quy định xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

» Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan