Nghị định 98 – Hàng hóa xách tay không hóa đơn chứng từ có thể bị xử phạt lên tới 100 triệu đồng

Nghị định 98 – Hàng hóa xách tay không hóa đơn chứng từ có thể bị xử phạt lên tới 100 triệu đồng

Nghị định 98 – Hàng hóa xách tay không hóa đơn chứng từ có thể bị xử phạt lên tới 100 triệu đồng

Những năm gần đây, cùng với việc nở rộ việc kinh doanh online thì việc kinh doanh hàng hóa xách tay cũng khiến thị trường buôn bán vô cùng sôi động, người tiêu dùng dễ rơi vào những mê trận hàng hóa với tên gọi “hàng xách tay”.

 

 

Thời gian vừa qua, lực lượng chức năng cũng đã bắt giữ nhiều hàng hóa mang danh hàng xách tay, nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Chính phủ mới ban hành Nghị định 98 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đó có nội dung nâng mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức buôn bán hàng xách tay không có hóa đơn chứng từ, không làm thủ tục hải quan..

Chuyên mục Bạn và pháp luật kênh VOV1 Đài tiếng nói Việt Nam, chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung này, với sự tham gia của Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch công ty luật SBLAW.

Câu hỏi 1: Nội dung liên quan đến việc bán hàng xách tay tại Nghị định 98 mới được ban hành thực sự đã nhận được sự quan tâm lớn từ cả phía những người kinh doanh và cả người tiêu dùng, vì sao có điều này?

Luật sư trả lời: Hàng xách tay có thể hiểu đơn giản là những mặt hàng được sản xuất hoặc phân phối tại thị trường nước ngoài, được các cá nhân mua trực tiếp và mang về Việt Nam. Thông thường, hàng xách tay thường được những cá nhân đi từ nước ngoài mua mang về hoặc gửi vận chuyển về nước để bán cho những người có nhu cầu cần được trải nghiệm sản phẩm có thương hiệu nhưng chi phí ít; những người muốn sử dụng sản phẩm mới được phát hành nhanh nhất chưa được bán tại thị trường Việt Nam hoặc đơn giản là những mặt hàng đó hiện nay không được bán trực tiếp tại thị trường Việt Nam.

Thời gian vừa qua, có thể thấy nhu cầu mua hàng nhập ngoại của người dân là rất lớn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều vụ việc mua bán hàng giả, hàng lậu bị phanh phui và hệ lụy của nó là vô cùng lớn. Với mặt hàng đồ ăn thì hàng kém chất lượng sẽ tổn hại cho sức khỏe, với mặt hàng máy móc thiết bị điện tử thì tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ ảnh hưởng đến tính mạng con người, mặt hàng mỹ phẩm thì gây ảnh hưởng đến làn da,…Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dự đoán sẽ mang lại tác động tích cực cho người tiêu dùng, giúp người dân được sử dụng hàng chất lượng tốt, còn với những người kinh doanh sẽ phải rất dè chừng với các mặt hàng không rõ nguồn gốc, không xuất được hóa đơn chứng từ kèm theo.

Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2020.

Câu hỏi 2: Cụ thể, Nghị định 98 quy định về nội dung này ra sao, có khác biệt gì so với các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung tương tự trước đây, thưa luật sư?

Luật sư trả lời: Theo quy định hiện hành tại Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP), quy định mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là phạt tiền trong khoảng từ 200.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ, tùy theo giá trị của hàng hóa nhập lậu.

Khoản 2 Điều 17 quy định phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:



a) Người vi phạm là người trực tiếp nhập hàng hóa;

b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

c) Hàng hóa nhập lậu là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này

Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định, đối tượng có hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền dựa trên giá trị của hàng hóa nhập lậu, theo đó mức phạt tiền trong khoảng từ 500.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ.

Ngoài ra, còn phạt tiền gấp 2 lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

c) Hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt con trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Đồng thời, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả cũng được áp dụng:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy, so với quy định trước kia, mức phạt tiền thấp nhất đã được nâng từ 200.000 VNĐ lên 500.000 VNĐ, ngoài ra, Nghị định mới còn quy định cụ thể đối với trường hợp người vi phạm là người trực tiếp nhập hàng hóa.

Câu hỏi 3: Thưa luật sư, theo tôi thấy tại Nghị định này, thì hành vi nhập lậu hàng hoá sẽ bị xử phạt rất cao. Vậy buôn bán hàng xách tay thì sao, có quy định cụ thể nào về việc buôn bán hàng xách tay trong các văn bản quy phạm pháp luật không?

Luật sư trả lời: Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác về “hàng xách tay”. Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“6. “Hàng hóa nhập lậu” gồm:

a) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

b) Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng”.

Như vậy, những mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục hàng cấm, hàng tạm ngưng nhập khẩu theo quy định pháp luật hoặc không thuộc các trường hợp trên nhưng không có hóa đơn, chứng từ rõ ràng, không làm thủ tục khai hải quan đối với hàng nhập khẩu đều thuộc trường hợp hàng hóa nhập lậu.

Theo đó, đối với hành vi kinh doanh hàng xách tay như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm, ... không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan, …(hàng nhập lậu) thì vẫn vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, không phải tất cả hàng xách tay đều là hàng hóa nhập lậu. Hàng xách tay không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện như có hoá đơn chứng từ kèm theo rõ ràng, không trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, hàng hoá có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định, ...

Câu 4: Vậy còn người tiêu dùng thì sao, nếu như mua phải hàng hoá xách tay nhập lậu thì họ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ ra sao? Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong trường hợp này thế nào, thưa luật sư?

Luật sư trả lời: Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật. Người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

Pháp luật nghiêm cấm hành vi lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác.

Khoản 7 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, người tiêu dùng có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khách hàng mua phải hàng giả có quyền khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả, gây thiệt hại cho khách hàng.

Câu hỏi 5: Theo quy định thì bán hàng xách tay phải có đầy đủ những loại giấy tờ nào thì mới được coi là hợp pháp, thưa luật sư?

Luật sư trả lời: Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã quy định các loại mặt hàng bị coi là nhập lậu.

Theo quy định, một trong các trường hợp bị coi là hàng hóa nhập lậu khi hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn. Trong trường hợp của bạn, điện thoại từ store Mỹ mang về, có hoá đơn chứng từ của store đầy đủ. Theo đó, sản phẩm này đã có hóa đơn, chứng từ đầy đủ.

Theo đó, các sản phẩm mỹ phẩm xách tay được đưa vào kinh doanh không bị xem là hàng hoá nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện như:

+ Hàng hóa đó đã được thông qua hải quan theo thủ tục đối với hành lí của người xuất, nhập cảnh, được quy định tại Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và có đầy đủ giấy phép của hải quan.

+ Số lượng hàng hóa nằm trong định mức miễn thuế hoặc hàng hóa vượt định mức miễn thuế đã làm thủ tục khai hải quan theo đúng quy định

+ Hàng hóa đảm bảo đúng số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan.

+ Hàng hóa không trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

+ Hàng hóa có hóa đơn, chứng từ kèm theo và đúng quy định của pháp luật về quản lí hóa đơn.

Câu hỏi 6: trong quy định nói hàng hoá phải có hoá đơn chứng từ, vậy hoá đơn chứng từ này là do cơ quan nào cấp?

Luật sư trả lời: Hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trong thị trường nội địa được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP như sau:

1. Đối với hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại các cửa hàng hoặc lưu kho thì phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán độc lập hoặc không cùng địa bàn với trụ sở chính), Phiếu nhập kho (đối với trường hợp hàng hóa lưu kho).

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển, bày bán hoặc lưu kho phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây viết tắt là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP).

3. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh điều chuyển hàng hóa nhập khẩu cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở kinh doanh đó đóng trụ sở hoặc điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc; xuất trả hàng từ đơn vị phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng đi chào hàng; xuất hàng tham gia hội chợ, triển lãm thì phải có hóa đơn hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động.

4. Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ; nguyên, phụ liệu của các hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc các hợp đồng nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu được phép tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì hóa đơn, chứng từ thực hiện như sau:

a) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố phải có bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;

b) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng trực thuộc khác địa bàn hoặc cửa hàng trực thuộc cùng địa bàn hạch toán độc lập thì phải có bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn theo quy định;

c) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu bán cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác thì phải có hóa đơn theo quy định. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công bán vào nội địa theo chỉ định của đối tác thuê gia công thì phải có tờ khai hải quan đã xác nhận thông quan theo quy định.

5. Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác thì phải có Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động.

6. Đối với hàng hóa nhập khẩu mua của cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu thì phải có hóa đơn do cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu lập trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, giá trị từng loại hàng hóa.

7. Đối với hàng hóa nhập khẩu mua của cơ quan Dự trữ quốc gia phải có hóa đơn bán hàng của cơ quan Dự trữ quốc gia.

8. Đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng miễn thuế; hàng hóa miễn thuế bán trong các khu kinh tế cửa khẩu, nếu thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa thì hàng hóa khi lưu thông trên thị trường cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có chứng từ chứng minh hàng hóa đã được kê khai, bản chính biên lai thu thuế nhập khẩu.

Như vậy, hóa đơn, chứng từ của hàng hóa nhập khẩu là các loại phiếu xuất kho, hóa đơn vận chuyển, hóa đơn của cơ sở bán hàng hoặc đơn vị gia công, ... nhằm chứng minh và thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ của mặt hàng. Riêng đối với hàng hóa là hàng miễn thuế, nếu thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa thì phải chứng minh được là đã nộp thuế thông qua bản chính biên lai thu thuế nhập khẩu. Trường hợp mua hàng hóa nhập khẩu tại cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu hoặc cơ quan Dự trữ quốc gia thì phải có hóa đơn bán hàng của các cơ quan này.

Câu 7 – Câu hỏi từ thính giả: Cũng liên quan đến nội dung hoá đơn chứng từ thính giả có đuôi số điện thoại xxx0985 từ Hà Nam có câu hỏi như sau

Băng: Như trường hợp của mình, anh mình mua hai chiếc điện thoại từ store Mỹ mang về, có hoá đơn chứng từ của store đầy đủ, mình dùng 01 cái và đem bán 01 cái, vậy có bị xem là bán hàng xách tay không có chứng từ hợp lệ hay không?

Luật sư trả lời: Theo quy định, một trong các trường hợp bị coi là hàng hóa nhập lậu khi hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn. Trong trường hợp của bạn, điện thoại từ store Mỹ mang về, có hoá đơn chứng từ của store đầy đủ. Theo đó, sản phẩm này đã có hóa đơn, chứng từ đầy đủ.

Câu 8: Vậy, thưa ông, nếu muốn mở cửa hàng bán hàng xách tay chính ngạch thì cần phải có những thủ tục gì, đóng thuế ra sao theo quy định pháp luật hiện hành?

Luật sư trả lời: Để có thể mở cửa hàng, theo quy đinh của pháp luật thì chúng ta cần đăng ký kinh doanh. Thuận tiện nhất thì chủ cửa hàng có thể đăng kí kinh doanh với hình thức hộ kinh doanh cá thể. Với trường hợp muốn mở rộng mô hình kinh doanh thì có thể đăng kí các loại hình kinh doanh khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hay công ty cổ phần. Sau khi đã đăng kí kinh doanh, cần kiểm tra xem ngành nghề kinh doanh và sản phẩm dự định kinh doanh liệu đã đúng với quy định của pháp luật hay chưa.

Để kinh doanh hợp pháp sản phẩm nhập khẩu, cần bổ sung thêm thủ tục công bố sản phẩm. Bởi sự khác nhau giữa một sản phẩm chuẩn, rõ nguồn gốc với một sản phẩm nhái, kém chất lượng trôi nổi trên thị trường nằm ở khâu này. Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP mọi sản phẩm nhập khẩu trước khi tiến hành lưu thông trên thị trường sẽ cần đăng ký công bố sản phẩm, công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm hoặc đăng ký lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu với cơ quan chức năng. Nếu không thực hiện, đơn vị kinh doanh sẽ chịu mức phạt hành chính từ 40-50 triệu đồng khi cơ quan chức năng kiểm tra.

Đối với vấn đề về đóng thuế, chỉ khi cửa hàng có doanh thu lớn hơn 100 triệu đồng 1 năm mới cần đóng thuế theo quy định của nhà nước.

Câu 9: Mức phạt 100-200 triệu đồng thực sự cao, một số cá nhân bán hàng online xách tay về vốn còn không đủ 100 triệu. Vậy có phải nội dung này trong Nghị định nhắm vào những người bán hàng online? Và khi nghị định này thực sự đi vào thực tiễn thì người tiêu dùng có phải sẽ có nguy cơ mua hàng hoá với giá cao hơn không?

Luật sư trả lời: Các mức phạt được đặt ra mang tính chất răn đe và giáo dục cũng như điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật chứ không phải ai cũng sẽ bị phạt. Do đó, chỉ cần các cá nhân kinh doanh tuaan thủ đúng quy định của pháp luật thì sẽ không phải chịu phạt, bên cạnh đó thì các bên kinh doanh cũng vẫn cạnh tranh với nhau tuân theo quy luật thị trường. Vì vậy nên người tiêu dùng, nhìn chung, sẽ không chịu ảnh hưởng quá lớn, các thay đổi về giá chủ yếu sẽ đến từ phí vận chuyển và lệ phí hải quan, mặt khác người tiêu dùng lại có cơ hội được hưởng các nguồn hàng minh bạch hơn.

Câu 10: Thính giả Thanh Hà, ở Hà Tĩnh chia sẻ : Tôi rất tán thành quy định nâng cao mức xử phạt hành chính với hành vi buôn bán hàng hoá không có hoá đơn chứng từ. Phải làm như vậy mới công bằng đối với các Doanh Nghiệp nhập khẩu và cả người tiêu dùng, chứ bây giờ lan tràn bán hàng online mua hàng giả lúc nào không biết.

Luật sư trả lời: Đúng vậy. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng thật nhưng đã hết hạn sử dụng được lưu hành rộng rãi trên thị trường là tình trạng rất nguy hiểm. Đầu tiên là nguy hiểm đối với chính người tiêu dùng sản phẩm. Sau đó, các sản phẩm trôi nổi tràn lan trên thị trường được bán với giá rẻ hơn, lãi cao hơn và đơn vị kinh doanh hàng lậu lại không pahri đóng thuế sẽ tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh, không công bằng đối với các đơn vị kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Thực trạng này có thể khuyến khích người bán cố tình lợi dụng việc bán hàng lậu để thu lợi nhuận bởi làm đúng pháp luật lại “thiệt” hơn. Do đó, Nghị định 98/2020/NĐ-CP được ban hàn vào thời điểm này là rất cần thiết.

Câu 11: Trước thực trạng hàng xách tay bày bán tràn lan từ mạng xã hội đến khắp các đường phố thì việc Nghị định 98/2020 có ý nghĩa như thế nào, thưa Luật sư?

Luật sư trả lời : Nghị định 98/2020/NĐ-CP có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ người tiêu dùng, không chỉ giảm thiểu hàng giả, hàng nhái, hàng buôn lậu mà nghị định này còn hạn chế lưu thông của một số lượng lớn các phụ gia thực phẩm, thuộc kháng sinh, hóa chất độc hại…. lưu hành rộng rãi trên thị trường hiện nay. Từ đó, sức khỏe của mọi người cũng sẽ được đảm bảo hơn. Khách hàng trên thị trường sau đó cũng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các mặt hàng uy tín và các đơn vị kinh doanh có uy tín.

 

Ngoài ra, đối với các hộ kinh doanh/ cửa hàng hoặc cá nhân kinh doanh online không đăng ký kinh doanh, các quy định mới cũng sẽ góp phần thắt chặt quản lý nhà nước đối với các đơn vị này. Nghị định 98/2020/NĐ-CP sẽ giúp cho nhà nước có thể truy thu và thu thuế đầy đủ hơn. Nhờ đó mà môi trường kinh doanh sẽ trở nên công bằng hơn.

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Coi chừng án hình sự

 Trong bài báo Vô tư dùng phần mềm lậu: Coi chừng án hình sự đăng trên Vietnamnet.vn có trích dẫn ý kiến của luật sư Phạm