Mã số mã vạch là gì? Ý nghĩa của mã số mã vạch

(Baohothuonghieu.com) - Khi mua sản phẩm thực phẩm hoặc các loại hàng hóa khác, ngoài các thông tin như hình thức, cách sử dụng, và hạn dùng, người tiêu dùng cũng cần quan tâm đến xuất xứ của hàng hóa. Trên thực tế, không ít sản phẩm thực phẩm và hàng hóa khác đã bị làm giả. Để tăng độ tin cậy cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất không ngần ngại in một ký hiệu nhận dạng quan trọng lên nhãn mác và bao bì - đó chính là mã vạch. Vậy mã số mã vạch là gì? Ý nghĩa của mã số mã vạch trong đời sống.

Mã số, mã vạch là gì?

Mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.

Mỗi loại sản phẩm khác nhau về tính chất, số lượng, bao gói… đều được chọn những mã số vật phẩm khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (như thay đổi các thông số về trọng lượng, cách đóng gói…) đều cần được cấp mã mặt hàng mới. Bởi vậy, việc tạo mã số cho hàng hoá phải lưu ý đến tích chất đặc thù mã số của hàng hoá.  Mỗi mã số của một hàng hoá là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá. Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.

Đây là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu 1 cách tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quản lý 1 dãy số hoặc 1 dãy chữ số thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc và nhận dạng.

Hiện nay, mã số mã vạch thường gồm 2 phần:

  • Mã vạch là một dãy chữ số nguyên bao gồm các thông tin: sản phẩm gì? công ty nào sản xuất, đến từ quốc gia nào
  • Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống sông song sao cho các thiết bị quét quang học đọc kết nối với máy tính và mã vạch được giải mã thành dãy số tự động.
Mã số mã vạch là gì?
Mã số mã vạch là gì?

Cấu trúc mã số mã vạch của hàng hoá

Mã số để người tiêu dùng có thể đọc và kiểm tra nguồn gốc.

Mã vạch dành cho máy tính, máy quét đọc và quản lý hệ thống sản phẩm.

Tại Việt Nam, hàng hóa được áp dụng chuẩn mã vạch EAN ở hầu hết các sản phẩm có mặt trên thị trường. Loại mã vạch này được  Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International phân bổ thành 13 con số, chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải.

  • Nhóm 1: Mã vạch được bắt đầu từ trái qua phải. Ba số đầu đại diện cho quốc gia, vùng lãnh thổ. Ví dụ: Việt Nam là 893.
  • Nhóm 2: Bốn số tiếp theo là mã số doanh nghiệp.
  • Nhóm 3: Năm chữ số tiếp theo thể hiện về danh mục hàng hoá
  • Nhóm 4: Số cuối cùng trong dãy số là số kiểm tra.
Cấu trúc mã vạch
Cấu trúc mã vạch

Tầm quan trọng của mã số mã vạch

Việc ai cũng có thể dễ dàng kinh doanh đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp mới mỗi ngày. Ngày càng có nhiều thương hiệu vừa và nhỏ mọc lên trên khắp thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Và để tạo nên thành công trong nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay thì với các công ty vừa và nhỏ lại gặp không ít thách thức. Xây thương hiệu, nhân hiệu đã khó, ngăn cản sao chép, làm giả làm nhái sản phẩm lại khó hơn.

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Xây dựng thương hiệu đồng thời tôn trọng các giá trị thương hiệu là chìa khóa quan trọng. Mặc dù mọi nỗ lực đều tập trung vào việc thực hiện mục tiêu này, nhưng khi thực hiện hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều bỏ qua các mối đe dọa từ các yếu tố bên ngoài bao gồm hàng giả và lạm dụng thương hiệu. Chúng có tác động lâu dài đến thương hiệu và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng cũng như danh tiếng của thương hiệu. Thường các thương hiệu nhỏ nghĩ sẽ tốn nhiều ngân sách cho việc này, buộc họ phải bỏ qua. Tuy nhiên, với công nghệ ngày nay chỉ hết 1 vài triệu sẽ giúp hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ bảo vệ được mình trước vấn nạn sao chép, làm giả làm nhái. Đồng thời xây dựng thương hiệu, nhân hiệu về sản phẩm trên toàn quốc và toàn thế giới.

Kiểm tra truy xuất nguồn gốc là giải pháp tốt nhất, chính xác nhất và không thể làm giả giúp người tiêu dùng phân biệt hàng tốt, hàng chính hãng. Tất cả hàng hoá lưu hành trên thị trường cần phải có mã số mã vạch. Mua bán hàng hóa người tiêu dùng cần xem mã số mã vạch để biết nước sản xuất hàng hóa, quốc gia. Làm cách nào để phân biệt được sản phẩm mình đang dùng đến từ đâu. Liệu nguồn gốc hàng hoá có thể được phân biệt được bằng mã số mã vạch của các nước. Tăng kỹ năng nhận biết chất lượng và thật giả hàng hoá. 

Lịch sử hình thành của mã số mã vạch

Năm 1948, ông chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn đã mơ ước về khả năng tự động kiểm tra toàn bộ quy trình sản xuất. Biết đến ước mơ này, Norman Joseph Woodland và Bernard Silver, hai sinh viên tại trường Đại học tổng hợp Drexel lúc đó, đã bắt đầu phát triển ý tưởng này.

Ban đầu, một trong những ý tưởng của họ là sử dụng mã Morse để in các dải vạch thẳng đứng có chiều rộng khác nhau. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng "điểm đen" của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Bằng sáng chế về Thiết bị và Phương pháp Phân loại (Classifying Apparatus and Method) đã được cơ quan quản lý sáng chế Mỹ công bố vào năm 1952.

Ứng dụng mã số mã vạch trong cuộc sống

Mã vạch được áp dụng trong các ngữ cảnh nơi các đối tượng cần được đánh số và liên kết với các thông tin tương ứng để máy tính có thể xử lý. Thay vì nhập liệu trực tiếp chuỗi dữ liệu vào máy tính, người sử dụng chỉ cần quét mã vạch bằng thiết bị đọc mã vạch. Mã vạch cũng đặc biệt hữu ích trong các quy trình tự động hoàn toàn, như quá trình xử lý hành lý tại các sân bay.

Dữ liệu chứa trong mã vạch thay đổi tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Trong trường hợp đơn giản nhất, đó là một chuỗi số định danh được sử dụng như chỉ mục trong cơ sở dữ liệu, nơi toàn bộ thông tin liên quan được lưu trữ. Các loại mã vạch như EAN-13 và UPC, thường được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ, hoạt động dựa trên phương thức này.

Ý nghĩa của mã số mã vạch

Mã số mã vạch được sử dụng để máy móc có thể kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Thay vì phải kiểm kiếm từng sản phẩm, mã vạch cho phép con người được thao tác nhanh hơn trên máy tính. Mã số mã vạch giúp người bán hàng và người tiêu dùng xác định được hàng thật, hàng giả. Giúp người tiêu dùng yên tâm khi lựa chọn sản phẩm khi sử dụng.

Tất cả các sản phẩm lưu thông trên thị trường đều cần được trang bị mã vạch. Mã vạch có vai trò như một "chứng minh thư" cho sản phẩm, giúp chúng ta phân biệt nhanh chóng và chính xác giữa các loại hàng hoá khác nhau.

Mã vạch của sản phẩm thường bao gồm hai phần: một mã số dành cho việc nhận diện của con người và một phần mã vạch chỉ dành cho máy tính và thiết bị quét để nhập vào hệ thống quản lý.

Hiện nay tại Việt Nam, hầu hết các sản phẩm trên thị trường áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức Mã số Vật phẩm Quốc tế - EAN International, với 13 con số được chia thành 4 nhóm. Cấu trúc và ý nghĩa của từng nhóm được mô tả từ trái qua phải như sau (như hình minh họa dưới đây):

  • Nhóm 1: Ba chữ số đầu tiên từ trái sang phải đại diện cho mã số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
  • Nhóm 2: Bốn chữ số tiếp theo là mã số của doanh nghiệp.
  • Nhóm 3: Năm chữ số tiếp theo là mã số của hàng hóa.
  • Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số kiểm tra.

Một số vấn đề lưu ý về mã số mã vạch

Nếu cảm thấy không tin tưởng vào thông tin ghi trên sản phẩm, việc sử dụng mã vạch để kiểm tra và đối chiếu độ chính xác là một phương pháp khôn ngoan. Đối với các sản phẩm không có thông tin về xuất xứ hoặc được ghi bằng ngôn ngữ không hiểu được, việc sử dụng mã vạch để xác định thông tin trở nên vô cùng quan trọng.

Mã vạch thường được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tương ứng với từng sản phẩm, tổng thể là một dấu hiệu khó bị làm giả. Tuy nhiên, không có giả định nào là tuyệt đối, và trong thực tế, với sự phát triển của kỹ thuật, một số loại hàng hóa vẫn có thể bị làm giả "từ đầu đến chân" mà không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào, kể cả mã vạch.

Do đó, khi kiểm tra hàng hóa, cần chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm kiểm tra hóa đơn và chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng Việt đối với hàng nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, cũng như nội dung và bố cục của thông tin sản phẩm - phải được ghi chi tiết và rõ ràng. Những bước kiểm tra ban đầu này chỉ là một phần, đối với các trường hợp phức tạp, việc liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định và xác minh là cần thiết.

Hiện nay, có hai loại chính là mã số 1 chiều và mã số hai chiều. Các hệ thống mã vạch phổ biến bao gồm EAN-13 và QR CODE. SBLAW cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho khách hàng.

Mã vạch là dãy số dưới dạng vạch đặc biệt để máy đọc được.

Kỹ năng nhận biết mã số mã vạch

Điều đầu tiên cần biết khi xem mã số mã vạch là kiểm tra chất lượng mã và đối chiếu với bảng hệ thống quy chuẩn chung.

Kiểm tra 3 số đầu tiên của dãy mã số để đối chiếu với nguồn gốc hàng hoá để biết mã hàng hóa thuộc nước nào, sản xuất ở đâu? Khi biết được nguồn gốc xuất xứ, cần kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch. Nếu không hợp lệ thì đây là bước đầu để có cơ sở kết luận nghi ngờ đây là hàng giả, hàng nhái.

Tính mã số mã vạch để biết hàng thật

Hướng dẫn cách tính số kiểm tra mã vạch sản phẩm EAN -13

  1. Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra ở cuối cùng)
  2. Nhân kết quả bước 1 với 3
  3. Cộng giá trị của các con số còn lại
  4. Cộng kết quả bước 2 với bước 3
  5. Lấy bội số của 10 lớm hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả bước 4, kết quả là số kiểm tra.

Ví dụ Tính số kiểm tra cho mã: 893460200107 C

Bước 1: 7 + 1 + 0 + 0 + 4 + 9 = 21

Bước 2: 21 x 3 = 63

Bước 3: 8 + 3 + 6 + 2 + 0 + 0 = 19

Bước 4: 63 + 19 = 82

Bước 5: 90 – 82 = 8 (là số kiểm tra ở cuối cùng)

Mã EAN-13 hoàn chỉnh là : 893460200107 8 (là hàng thật)

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin chung và không nhằm mục đích cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cụ thể nào. Các quy định pháp luật được trích dẫn trong nội dung bài viết có hiệu lực tại thời điểm đăng, nhưng có thể đã thay đổi vào thời điểm đọc của bạn. Do đó, chúng tôi khuyến nghị luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Mọi vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến địa chỉ baohothuonghieu@sblaw.com.vn.

SBLAW là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến sở hữu trí tuệ. Hãy tham khảo về các dịch vụ của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Việt Nam của chúng tôi qua địa chỉ email baohothuonghieu@sblaw.com.vn.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan