Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khó hơn lên trời!

[Baohothuonghieu.com] Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam là một quá trình phức tạp và thường gặp nhiều khó khăn. Việc tự đăng ký nhãn hiệu như "trò may rủi", vì thường những đơn vị làm dịch vụ sẽ được ưu tiên. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ sẽ gấp 2-3 lần chi phí tự làm.

Gập gềnh đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bài 1: Mất thời gian, chi phí và cơ hội kinh doanh

Theo quy định, để hoàn thành việc bảo hộ một nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ mất khoảng 1 năm, song không ít người phải chờ đợi 5-6 năm. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp tốn thời gian, công sức, chi phí mà còn mất cơ hội kinh doanh.

6 năm chờ đợi trong vô vọng

Bức xúc vì mất 6 năm vẫn chưa xong văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm sơn do mình tự sản xuất, chị Như Trang (Hà Nội) cho biết vừa phải thuê luật sư vào cuộc khi được biết có doanh nghiệp nộp đăng ký sau chị một năm nhưng đã được cấp nhãn hiệu giống tên mà chị trầy trật làm thủ tục bấy lâu.

Sáu năm, Hợp tác xã Nông sản dược liệu Mạnh Hương (Lào Cai) vẫn chờ đợi trong vô vọng dù nhãn hiệu thuê thiết kế độc quyền.

Theo chị Trang, đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên chị nộp vào năm 2019 thông qua một đơn vị dịch vụ. Đến năm 2021, chị nhận được thông tin từ chối bảo hộ vì có đơn vị đang sở hữu nhãn hiệu này. Sau đó, chị được một cán bộ thuộc Cục Sở hữu trí tuệ hướng dẫn chờ hết thời hạn nhãn trên thì nộp đơn đăng ký lại.

Đến tháng 4/2021, chị Trang nộp lại đơn như hướng dẫn và một tháng sau nhận được quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, chị Trang không nhận được bất kỳ thông tin, hướng dẫn hay kết quả nào cho đơn đăng ký. Chị đã chủ động liên lạc qua điện thoại tổng đài công bố trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ, song không một ai nghe máy.

"Có những ngày tôi gọi hàng chục cuộc, gọi ngày này qua tháng khác cũng không được hồi âm", chị Trang bức xúc.

Chị Trang buộc phải tìm đến một đơn vị dịch vụ nhờ hướng dẫn. Điều bất ngờ là Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ từ tháng 11/2023 với lý do "không trả lời công văn"!

"Vấn đề ở chỗ, chúng tôi không nhận được bất kỳ giấy tờ nào, sao lại đưa ra lý do chúng tôi không trả lời công văn?", chị Trang bức xúc.

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khó hơn lên trời
Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khó hơn lên trời ( Nguồn: Internet)

Gọi "cháy máy" chẳng ai nghe

Đáng nói, chị Trang không phải khách hàng duy nhất rơi vào tình cảnh như vậy.

Chị Nguyễn Thị Hương (Lào Cai) phản ánh, sau khi nộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 2019, chị đã gọi không biết bao nhiêu cuộc điện thoại để kiểm tra tình trạng hồ sơ mà không nhận được phản hồi nào. Do ở xa, không dễ gì đến tận nơi, chị chỉ biết chờ đợi từ năm 2019 đến nay.

Chị kể, nộp đơn từ tháng 7/2019, tháng 8 nhận được quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Chờ đợi gần 2 năm, chị nhận được thông báo từ chối cấp văn bằng do không nộp lệ phí cấp văn bằng.

Bức xúc vì không nhận được thông báo nộp tiền nhưng lại nhận được thông báo từ chối, chị Hương đặt dấu hỏi về quy trình cấp đơn. Trùng hợp ở chỗ, trong thời gian chờ đợi, chị nhận được rất nhiều lời mời bảo hộ từ các công ty dịch vụ với cam kết không đến một năm sẽ hoàn thành.

"Tôi là người làm công tác hành chính ở địa phương, nên nhất quyết không làm dịch vụ vì muốn xem hệ thống một cửa ở đơn vị lớn thực hiện ra sao. Điều làm tôi thất vọng là không cách nào gọi điện thoại được cho cơ quan này", chị Hương ngán ngẩm.

Được tư vấn làm đơn khiếu nại, chị nhờ một người quen ở Hà Nội nộp đơn vào tháng 4/2022, rồi tiếp tục chuỗi ngày chờ đợi cho đến hôm nay.

Đại diện một đơn vị dịch vụ khẳng định, việc tự đăng ký nhãn hiệu như "trò may rủi", vì thường những đơn vị làm dịch vụ sẽ được ưu tiên. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ sẽ gấp 2-3 lần chi phí tự làm.

"Cơ hội được cấp văn bằng khi tự làm rất hạn chế, hoặc nếu được thì cũng phải chờ đợi thời gian rất lâu, trường hợp như chị Trang hay chị Hương là điển hình", vị này cho biết.

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh

Việc chậm trễ bảo hộ nhãn hiệu khiến chị Trang gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, khi đây được xem là "giấy phép" để đưa sản phẩm vào các hệ thống phân phối.

"Đi chào hàng ở bất cứ đâu, việc đầu tiên là phải trình chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu. Có những nơi cho nợ, nhưng một thời gian sau không trình được thì đành mang hàng về. Suốt 6 năm nay, các mối làm ăn của tôi đều không giữ được do đối tác không tin tưởng đây là nhãn hiệu của công ty, mà có thể là đạo, nhái", chị Trang cho hay.

Theo chị việc đối tác xử lý như vậy là điều hiển nhiên, bởi họ lo sợ sẽ vi phạm khi lực lượng quản lý thị trường kiểm tra. Chính chị Trang cũng lo khi sản xuất hàng tại nhà máy mà chưa được công nhận nhãn hiệu của mình.

"Ước tính thiệt hại do để tuột mất cơ hội kinh doanh hàng tỷ đồng mỗi năm, tôi đang "đặt hàng" luật sư tư vấn có thể kiện cơ quan cấp sở hữu trí tuệ. Ngoài yêu cầu được bồi thường, điều tôi mong muốn là hệ thống một cửa của Cục Sở hữu trí tuệ cần làm thực chất trên tinh thần là đối tác, không để doanh nghiệp tự mò như hiện nay", chị Trang nói.

Tương tự, chị Hương cho biết, không chỉ mất đi cơ hội phát triển kinh doanh, sản phẩm của chị còn bị thua thiệt trong khi tham gia chương trình OCOP - chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.

"Các sản phẩm như: Tinh bột nghệ, sắn dây, chè lá, cao lá… là đặc sản của địa phương. Muốn được chứng nhận sản phẩm OCOP theo sao, bậc phải đảm bảo nhiều yếu tố, trong đó, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là một trong những tiêu chuẩn chính.

Việc không có văn bằng khiến chúng tôi "lỡ nhịp" nhiều lần đánh giá cho sản phẩm của mình", chị Hương phản ánh.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại SBLAW - Baohothuonghieu
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại SBLAW - Baohothuonghieu

Mỗi năm tiếp nhận hơn 50.000 đơn xin bảo hộ

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2023, cơ quan này tiếp nhận 156.413 đơn các loại (tăng 11% so với năm 2022) và xử lý 125.778 đơn các loại. Nếu xét riêng đơn bảo hộ nhãn hiệu, mỗi năm Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và xử lý khoảng hơn 50.000 đơn.

Theo đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau và có thể trở thành tài sản có giá trị. Dấu hiệu để có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình vẽ, hình ảnh, hình 3 chiều hoặc sự kết hợp của những yếu tố này thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc, âm thanh.

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định đơn đăng ký sở hữu trí tuệ. Để nộp đơn đăng ký, cần tờ khai đăng tải tại website của Cục, mẫu nhãn hiệu, chứng từ nộp phí. Việc nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp (tổ chức cá nhân đáp ứng điều kiện hành nghề do pháp luật quy định) thực hiện.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/khi-dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-kho-hon-len-troi-192241014231039574.htm

Tham khảo thêm >> Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại SBLAW

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan