Hội nghị Công bố Danh mục sản phẩm quốc gia

Hội nghị Công bố Danh mục sản phẩm quốc gia

Hội nghị Công bố Danh mục sản phẩm quốc gia

Ngày 28/12/2012, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị Công bố Danh mục sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012.

Hội nghị có sự tham gia của nhiều đại diện Bộ, ngành (ảnh: P.H)

Tham dự Hội nghị có ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ KH&CN thay mặt Ban Chỉ đạo điều hành Hội nghị; ông Trần Quốc Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ nhiệm Chương trình; cùng các đại biểu là thành viên Ban Chỉ đạo 3 Chương trình quốc gia, thành viên Chính Ban Chủ nhiệm Chương trình, đại diện Bộ, ngành và các cơ quan thông tấn báo chí.

Hội nghị nhằm khẳng định kết quả quá trình triển chuẩn bị các văn bản quan trọng nhất tạo hành lang pháp lý đầy đủ để triển khai thực hiện Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010.

Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 có mục tiêu là hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh về tính mới, về chất lượng và giá thành dựa trên việc khai thác lợi thế so sánh về nhân lực, tài nguyên và điều kiện tự nhiên của đất nước.

Để thực hiện Chương trình, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức xác định, lựa chọn các sản phẩm quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Theo đó, danh mục các sản phẩm quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 2012 bao gồm 9 nhóm sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm chính thức và 03 sản phẩm dự bị. Đây là những sản phẩm được ưu tiên phát triển thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin truyền thông, y tế, quốc phòng an ninh.

Sáu sản phẩm chính thức là: Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao; Sản phẩm thiết bị siêu trường, siêu trọng; Sản phẩm bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin; Sản phẩm động cơ sử dụng cho phương tiện giao thông vận tải; Sản phẩm vắcxin phòng bệnh cho người và vật nuôi của Việt Nam; Sản phẩm phục vụ an ninh quốc phòng.

Ba sản phẩm dự bị bao gồm: Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn; Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu; Sản phẩm vi mạch điện tử.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Chu Ngọc Anh thay mặt Cơ quan chủ trì Chương trình và Ban Chỉ đạo Chương trình khẳng định, Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 không những sẽ tạo sự gắn kết giữa lực lượng nghiên cứu ở các viện nghiên cứu, trường học với các doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là tạo ra sự đột phá trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật quan trọng, tạo ra các ngành, nghề mới, sản phẩm mới có năng suất, chất lượng sức sạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế đất nước.

Thứ trưởng Chu Ngọc Anh cũng cho rằng, đây là lần đầu tiên Chương trình cho phép kết nối, thực hiện một cách đồng bộ các khâu từ nghiên cứu công nghệ mới đến hoàn thiện công nghệ, đầu tư sản xuất sản phẩm và thương mại hóa sản phẩm. Chính vì vậy sẽ trực tiếp tạo sự gắn kết mật thiết giữa các doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu và các nhà quản lý trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Chương trình cũng sẽ tạo ra sự thu hút, khai thác được nguồn lực lớn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, triển khai từ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Chương trình cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo gồm 08 thành viên, do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban; Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân làm Phó Trưởng ban; các thành viên là lãnh đạo một số Bộ, ngành: KH&CN, Văn phòng Chính phủ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Viện KH&CN Việt Nam. Đồng thời, thành lập và ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Ban chủ nhiệm “Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020”. Ban chủ nhiệm Chương trình bao gồm 08 thành viên do TS. Trần Quốc Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN làm chủ nhiệm và các thành viên khác là các nhà khoa học, quản lý thuộc các bộ ngành, lĩnh vực có liên quan…

Tham dự Hội nghị có ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ KH&CN thay mặt Ban Chỉ đạo điều hành Hội nghị; ông Trần Quốc Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ nhiệm Chương trình; cùng các đại biểu là thành viên Ban Chỉ đạo 3 Chương trình quốc gia, thành viên Chính Ban Chủ nhiệm Chương trình, đại diện Bộ, ngành và các cơ quan thông tấn báo chí.

Hội nghị nhằm khẳng định kết quả quá trình triển chuẩn bị các văn bản quan trọng nhất tạo hành lang pháp lý đầy đủ để triển khai thực hiện Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010.

Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 có mục tiêu là hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh về tính mới, về chất lượng và giá thành dựa trên việc khai thác lợi thế so sánh về nhân lực, tài nguyên và điều kiện tự nhiên của đất nước.

Để thực hiện Chương trình, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức xác định, lựa chọn các sản phẩm quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Theo đó, danh mục các sản phẩm quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 2012 bao gồm 9 nhóm sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm chính thức và 03 sản phẩm dự bị. Đây là những sản phẩm được ưu tiên phát triển thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin truyền thông, y tế, quốc phòng an ninh.

Sáu sản phẩm chính thức là: Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao; Sản phẩm thiết bị siêu trường, siêu trọng; Sản phẩm bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin; Sản phẩm động cơ sử dụng cho phương tiện giao thông vận tải; Sản phẩm vắcxin phòng bệnh cho người và vật nuôi của Việt Nam; Sản phẩm phục vụ an ninh quốc phòng.

Ba sản phẩm dự bị bao gồm: Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn; Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu; Sản phẩm vi mạch điện tử.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Chu Ngọc Anh thay mặt Cơ quan chủ trì Chương trình và Ban Chỉ đạo Chương trình khẳng định, Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 không những sẽ tạo sự gắn kết giữa lực lượng nghiên cứu ở các viện nghiên cứu, trường học với các doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là tạo ra sự đột phá trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật quan trọng, tạo ra các ngành, nghề mới, sản phẩm mới có năng suất, chất lượng sức sạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế đất nước.

Thứ trưởng Chu Ngọc Anh cũng cho rằng, đây là lần đầu tiên Chương trình cho phép kết nối, thực hiện một cách đồng bộ các khâu từ nghiên cứu công nghệ mới đến hoàn thiện công nghệ, đầu tư sản xuất sản phẩm và thương mại hóa sản phẩm. Chính vì vậy sẽ trực tiếp tạo sự gắn kết mật thiết giữa các doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu và các nhà quản lý trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Chương trình cũng sẽ tạo ra sự thu hút, khai thác được nguồn lực lớn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, triển khai từ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Chương trình cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo gồm 08 thành viên, do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban; Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân làm Phó Trưởng ban; các thành viên là lãnh đạo một số Bộ, ngành: KH&CN, Văn phòng Chính phủ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Viện KH&CN Việt Nam. Đồng thời, thành lập và ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Ban chủ nhiệm “Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020”. Ban chủ nhiệm Chương trình bao gồm 08 thành viên do TS. Trần Quốc Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN làm chủ nhiệm và các thành viên khác là các nhà khoa học, quản lý thuộc các bộ ngành, lĩnh vực có liên quan…

Theo most.gov.vn

» Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan