Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm của Bộ y tế cấp. Quảng cáo là một trong những công cụ giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm nhanh nhất. Tuy nhiên, trước khi thực hiện quảng cáo, các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm hay còn gọi là giấy xác nhận nội dung quảng cáo để được quảng bá sản phẩm của mình trên truyền hình, phát thanh hay các phương tiện khác như poster, áp phích, các bài báo,…

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm

Thành phần hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm:

1. Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BYT); Phụ lục 1: Mẫu đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có dấu của tổ chức);

3. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) (Bản sao có dấu của tổ chức);

4. Giấy uỷ quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đối với đơn vị thực hiện quảng cáo (trong trường hợp đơn vị quảng cáo không phải là đơn vị công bố chất lượng sản phẩm);

5. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức);

6. Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức);

7. Sản phẩm quảng cáo thực phẩm:

  • Quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát thanh: 01 đĩa hình, đĩa âm thanh ghi nội dung quảng cáo dự kiến kèm theo 02 bản kịch bản (đóng dấu của tổ chức).
  • Quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet: 01 đĩa ghi nội dung đăng ký quảng cáo dự kiến kèm theo 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (đóng dấu của tổ chức).
  • Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
  • Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.
  • Toàn bộ tài liệu phải đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo.
Thủ tục cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm - Baohothuonghieu
Thủ tục cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm

Thủ tục cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm

Trong thời gian 10 ngày làm việc:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ:

Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:

Gửi công văn yêu cầu bổ sung, sửa đổi. Trong 03 tháng, tổ chức không có công văn trả lời cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì coi như tổ chức không có nhu cầu quảng cáo thực phẩm đã đăng ký

Hiệu lực sử dụng của giấy phép quảng cáo thực phẩm:

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm hết giá trị trong các trường hợp sau:

  • Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hết hiệu lực.
  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sản phẩm có những thay đổi về thành phần hoặc công dụng.

Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm của SBLAW mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong việc tuân thủ quy định pháp luật và tối ưu hóa hoạt động quảng bá sản phẩm. Với sự gia tăng nhu cầu quảng cáo thực phẩm, việc có giấy phép không chỉ giúp doanh nghiệp hợp pháp hóa hoạt động quảng cáo mà còn tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Tham khảo thêm >> Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Tiêu chuẩn HACCP là gì

Chương trình HACCP tốt là một chương trình rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ các thủ tục hướng dẫn phương pháp thực hiện. Các