Hành trình sáng tạo vở thực cảnh “Thuở ấy Xứ Đoài” được kể lại như thế nào?

Vụ “Chúa đảo Tuần Châu” kiện đạo diễn Việt Tú: Hành trình sáng tạo vở thực cảnh “Thuở ấy Xứ Đoài” được kể lại như thế nào?

 SBLAW trích dẫn bài báo Vụ “Chúa đảo Tuần Châu” kiện đạo diễn Việt Tú: Hành trình sáng tạo vở thực cảnh “Thuở ấy Xứ Đoài” được kể lại như thế nào? đăng trên Tri thức trẻ.

Giai đoạn 2015-2016, đạo diễn Việt Tú hiếm khi xuất hiện tại các sự kiện. Nhiều bạn bè của anh đều khẳng định Việt Tú đang theo đuổi 1 thứ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp đạo diễn.

Chiều ngày 14/3, TAND Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến vở thực cảnh Thuở ấy xứ Đoài giữa Công ty CP Tuần Châu Hà Nội thuộc Tập đoàn Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú.

Phía tập đoàn Tuần Châu đưa ra lý do khởi kiện vì họ bỏ kinh phí cho đạo diễn Việt Tú đi nước ngoài học tập, chi tiền đầu tư và thuê đạo diễn này dàn dựng theo ý tưởng của họ. Nhưng sau đó, Việt Tú “ngấm ngầm đăng ký bản quyền” kịch bản vở diễn.

Phía đạo diễn Việt Tú lại khẳng định Thuở ấy Xứ Đoài là sản phẩm sáng tạo của ông. Đồng thời đạo diễn này cho biết cũng có bằng chứng hình ảnh về việc vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ – sản phẩm Công ty CP Tuần Châu Hà Nội thuê người khác dàn dựng sau này là tác phẩm dựa trên ý tưởng sáng tạo của mình.

Là người từng xem cả 2 vở diễn cũng như được phía Tuần Châu đặt viết nội dung PR cho vở diễn thực cảnh, nhà báo Nguyễn Quỳnh Hương mới đây chia sẻ những chi tiết về quá trình hình thành nên vở Thuở ấy Xứ Đoài của đạo diễn Việt Tú.

Theo lời kể của chị Quỳnh Hương, giai đoạn 2005-2016, đạo diễn Việt Tú hiếm khi xuất hiện tại các sự kiện. Chị và bạn bè vị đạo diễn đều khẳng định anh đang theo đuổi 1 thứ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp đạo diễn.

Để làm nên vở diễn “Thuở ấy Xứ Đoài”, chị Hương nhận xét đây là hành trình đạo diễn Việt Tú ngậm ngải tìm trầm.

Hơn 1 năm trời mỗi ngày Tú đi về 70 km giữa Hà Nội và Chùa Thầy. Ở đó Tú ăn cơm bụi đầu làng, thuộc tên thuộc mặt những người nông dân đi làm đồng về, Tú sống với họ thân thiết như nếu anh có một gia đình ở quê – thì gia đình của anh chính là ngôi làng nhỏ dưới chân núi Sài Sơn. Để thúc đẩy nhanh tiến độ dựng vở, nhà đầu tư đã yêu cầu dùng diễn viên chuyên nghiệp nhưng Việt Tú nhất định không thoả hiệp. Bởi anh muốn chính những người nông dân trình bày lại đúng cuộc sống của chính mình“, nhà báo Quỳnh Hương viết.

Lý do khiến đạo diễn Việt Tú chọn diễn viên là người nông dân mặc dù khó khăn hơn bởi anh tin “Chỉ cần họ mang cuộc đời của họ bước thẳng lên sân khấu. Họ kể lại chính câu chuyện của mình, của ông bà cha mẹ, của vùng đất tổ tiên – là đủ xúc động rồi. Cái THẬT ấy quá hiếm hoi trong thời buổi mà đến cảm xúc hay nghệ thuật người ta cũng fake”.

Vụ Chúa đảo Tuần Châu kiện đạo diễn Việt Tú: Hành trình sáng tạo vở thực cảnh Thuở ấy Xứ Đoài được kể lại như thế nào? - Ảnh 1.

 

Chia sẻ của nông dân tự nhận đã từng tham gia vai chú Tễu trong cả hai vở “Thuở ấy Xứ Đoài” và “Tinh hoa Bắc Bộ”.

Việc sử dụng diễn viên nông dân chị Hương cho biết cũng khiến đạo diễn này phải mất gấp 7 lần thời gian. Bởi khi 40% diễn viên của anh nghỉ dở chừng vì mưu sinh, vì sửa nhà, vì cãi nhau với gia đình, vì bận buổi chợ- và anh lại phải tuyển để dạy lại từ đầu.

Chị Hương còn cho biết thêm: “Để có được âm thanh cho vở diễn thực cảnh, cả đoàn phải ra đồng đêm nắng ngày mưa để thu âm từng tiếng ếch kêu, tiếng gió lùa qua lau sậy. Khi những người nông dân ngồi dưới hiên nhà nghe các nghệ sĩ về từ Hà Nội dạy lại những điệu chèo cổ, các điệu rối của cha ông đã bị lãng quên, họ bật khóc. Khi cả một ngôi làng, từ già trẻ trai gái, nhất mực gọi người đạo diễn nổi tiếng khắc nghiệt ấy bằng cái tên chứa đầy ngưỡng mộ và yêu dấu: “Thầy Tú”.”

Tuy nhiên vở diễn Thuở ấy Xứ Đoài bị đóng lại sau chỉ 10 buổi diễn. Chị Hương chia sẻ về ngày công bố vở diễn này: “Ngày diễn công bố đúng hôm Rằm tháng Năm âm lịch năm 2017, nhiều khán giả xúc động rơi nước mắt, báo chí choáng ngợp, nhà sử học Dương Trung Quốc hết lời khen ngợi ngay tại khán đài, ông Đào Hồng Tuyển và ông Quốc tíu tít bắt tay chúc mừng Tú trong vòng vây của báo chí vì cảm xúc trọn vẹn anh trao cho khán giả. Sau đó bên Tuần Châu công bố đóng lại “Thuở ấy Xứ Đoài” với lý do như ông Tuyển nói, “vở diễn không chạm đến trái tim người xem”.”

Sau khi đột ngột đóng vở diễn “Thuở ấy Xứ Đoài”, Tuần Châu công bố vở diễn mới có tên là “Tinh hoa Bắc Bộ”.

 

Phiên sơ thẩm vụ kiện về quyền sử hữu trí tuệ giữa CTCP Tuần Châu Hà Nội (thuộc Tập đoàn Tuần Châu của “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển) và đạo diễn Việt Tú diễn ra chiều nay, 14/3, tại TAND Hà Nội, liên quan đến vở thực cảnh “Thuở ấy xứ Đoài”.

Thảo Nguyên Trí thức trẻ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại – Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan