Hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm tăng cao

Hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm tăng cao

Hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm tăng cao

Hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm tăng cao

(ảnh minh họa)

Năm 2016, số vụ vi phạm trong lĩnh vực dược phẩm được phát hiện tăng 16%, tổng số tiền truy thu tăng 57%; tổng số tiền truy thu khi phát hiện vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm tăng mạnh tới tăng 172% so với năm 2015.

Đây là thông tin được Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế đưa ra, tại hội nghị tổng kết công tác này, diễn ra chiều 17-1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, năm 2016, trong lĩnh vực dược phẩm, Bộ Y tế đã thanh tra, kiểm tra 137 cơ sở, tổng số vụ phát hiện vi phạm là 111 vụ, tăng 16% so với năm 2015; tổng số tiền truy thu là 9,21 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2015. Trong lĩnh vực thực phẩm, tổng số vụ phát hiện vi phạm là 133 vụ; tổng số tiền truy thu là 12,54 tỷ đồng, tăng 172% so với năm 2015.

Các sai phạm trong lĩnh vực dược liệu được phát hiện cũng rất lớn. Điển hình có thể kể đến Bộ Y tế đã phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng- Bộ Công an, Công an huyện Gia Lâm, Chi cục Quản lý thị trường huyện Gia Lâm kiểm tra xe ô tô đang chở dược liệu, kho hàng của hộ kinh doanh dược liệu. Kết quả kiểm tra phát hiện có 374 loại dược liệu, với tổng khối lượng là 45,9 tấn dược liệu chưa rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tương tự, trong năm 2016, qua kiểm tra hoạt động kinh doanh nguyên liệu Salbutamol (chất bị cấm đưa vào thức ăn cho lợn để làm chất tạo nạc), hầu hết đơn vị được kiểm tra đã chấp hành nghiêm các quy định trong việc mua, bán cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số cơ sở chưa thực hiện đầy đủ.

Cụ thể, Công ty TNHH hóa dược quốc tế Phương Đông, số lượng nhập khẩu Salbutamol thực tế là 2,2 tấn, nhiều hơn 200 kg so với số lượng nguyên liệu được duyệt, do có sự nhầm lẫn khi làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan. Ngoài ra còn 4 cơ sở bán nguyên liệu Salbutamol cho các cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định, trong đó có 3 cơ sở là đơn vị chỉ kinh doanh, nhập khẩu thuốc, không sản xuất thuốc.

Bộ Y tế nhận định công tác đấu tranh gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, do vậy trong năm 2017, công tác này vẫn được Bộ coi là mục tiêu quan trọng. Đặc biệt trong thời gian cao điểm Tết nguyên đán hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng có chiều hướng gia tăng, nhất là các mặt hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng…

Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra các mặt hàng như nêu trên tại các địa bàn trọng điểm; Tích cực chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống nhân dân.

Theo anninhthudo.vn

» Vấn đề sở hữu trí tuệ và đấu tranh chống hàng giả

» Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan