Dịch vụ đăng ký mã vạch hàng hóa

Dịch vụ đăng ký mã vạch hàng hóa

Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm…

dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được. Việc đăng ký mã vạch là một nhu cầu quan trọng của doanh nghiệp trong việc thực hiện bán buôn hoặc bản lẻ sản phẩm ra thị trường.

1. Phí dịch vụ đăng ký mã vạch hàng hóa trọn gói:

+ Phí dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm với mức phí dịch vụ trọn gói: 2.000.000đ/01 mã vạch sản phẩm (GS1) chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).

+ Phí nhà nước khách hàng đóng theo biên lai thu phí của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam (TCTCDLCL).

2. Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch hàng hóa gồm những gì?

- Hồ sơ đăng ký (2 bộ) gồm:

+ Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh /hoặc quyết định thành lập.

+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.

+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.

3. Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm hàng hóa?

- Muốn có mã số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa của mình, các doanh nghiệp sau khi đăng ký mã số mã vạch thì Doanh nghiệp sẽ cấp mã số doanh nghiệp, được hướng dẫn lập mã số vật phẩm và in mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa đúng theo các quy định kỹ thuật trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

- Hàng năm doanh nghiệp phải nộp phí duy trì duy trì sử dụng mã số mã vạch cho tại tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.

4. Lợi ích sử dụng mã số mã vạch?

- Phục vụ bán hàng tự động

- Phục vụ quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

- Phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Mã quốc gia Việt Nam đã được Tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 (trước đây là EAN International) cấp là 893.

5. Các loại mã số, mã vạch doanh nghiệp có thể?

- Mã EAN-13, gồm 13 chữ số và Mã EAN-8 (rút gọn), gồm 8 chữ số: ứng dụng trên các sản phẩm bán lẻ.

- Mã thùng EAN (DUN-14), gồm 14 chữ số: ứng dụng trong việc phân phối, vận chuyển, lưu kho.

- Mã địa điểm GLN, mã số container vận chuyển SSCC: ứng đụng cho nghiệp vụ giao vận…

6. Mã số, mã vạch vật phẩm là gì?

- Mã số vật phẩm là: một dãy các con số dùng để phân định sản phẩm, hàng hóa các bên hoặc địa điểm… trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng gồm: sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng.

- Mã vạch là: một dãy các vạch tối và khoảng trống song song dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét (scanner) có thể đọc được.

7. Thủ tục cấp và quản lý mã số mã vạch hàng hóa:

Dịch vụ nhận tư vấn pháp luật về mã vạch thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký, thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng mã số mã vạch và đại diện khách hàng nhận kết quả và bàn giao kết quả đăng ký mã số mã vạch cho khách hàng.

8. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch.

- Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch.

- Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

- Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

Gửi cho chúng tôi qua email: Bản sao Giấy ĐKKD /hoặc quyết định thành lập và liệt kê sản phẩm cần áp mã vạch để làm mã vạch.

» Đăng ký mã số mã vạch cho Hộ kinh doanh

Dịch vụ đăng ký mã vạch hàng hóa:

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Các loại mã số mã vạch

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, co các loại MSMV được cấp và quản lý thống nhất gồm: a) Mã doanh nghiệp; b)

Gắn, ghi mã số mã vạch

Việc gắn hoặc ghi mã số mã vạch trên vật phẩm, nhãn, bao bì, phương tiện vận chuyển và trong các tài liệu liên quan