Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu tại Thái Lan

Thái Lan đang ngày càng phát triển, là một miếng bánh thơm ngon, là thị trường tiềm năng, thu hút nguồn vốn đầu tư to lớn từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Mặc khác, đây là một trong số các quốc gia áp dụng nguyên tắc “first to file”, vì vậy, để có thể phát triển tại thị trường Thái Lan, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là hoạt động bắt buộc để có thể được cấp quyền đối với nhãn hiệu, trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng chưa được đăng ký mới được bảo hộ. vậy làm sao để đăng ký thương hiệu tại Thái Lan, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn

Đăng ký thương hiệu tại Thái Lan
Đăng ký thương hiệu tại Thái Lan

Những nhãn hiệu không được đăng ký tại Thái Lan

  • Huy hiệu, dấu hoàng gia, biểu tượng Chakkri, dấu của cơ quan, các bộ các cục, phòng hoặc tỉnh.
  • Cờ quốc gia Thái Lan, cờ hoàng gia.
  • Tên hoàng gia, tên viết tắt.
  • Đại diện của Vua, Hoàng Hậu hoặc thừa kế của ngai vàng.
  • Tên, từ, biểu tượng về nhà vua, nữ hoàng, người thừa kế ngai vàng và những gia đình quý tộc khác.
  • Biểu tượng và cờ của các quốc gia khác, biểu tượng và cờ của các tổ chức thế giới, biểu tượng của lãnh đạo các quốc gia.
  • Biểu tượng của hội chữ thập đỏ hoặc tên gọi “Chữ thập đỏ” hoặc “chữ thập Geneva”
  • Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với huân chương, bằng khen.
  • Nhãn hiệu đi ngược lại với đạo được xã hội.
  • Nhãn hiệu đã đăng ký hoặc không đăng ký mà trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng. Gây nhầm lẫn với chủ sở hữu hoặc nguồn gốc của sản phẩm.

Tài liệu cần thiết

Người nộp đơn cần cung cấp cho đại diện được ủy quyền đăng ký nhãn hiệu các tài liệu và thông tin sau:

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu, bao gồm các thông tin cơ bản về tên, địa chỉ, quốc tịch và nghề nghiệp của chủ sở hữu;
  • Mẫu nhẫn hiệu dạng điện tử (size 5 × 5 cm);
  • Danh mục sản phẩm và dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu muốn được bảo hộ;
  • Nhãn hiệu sản phẩm cần phải dịch sang ngôn ngữ Thái Lan;
  • Bản mô tả đặc điểm riêng để phân biệt của nhãn hiệu (nếu có);
  • Bản chứng thực Giấy ủy quyền có chữ ký cho tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan. Thời hạn nộp muộn nhất của Giấy ủy quyền là trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn;
  • Bản dịch của tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu người nộp đơn yêu cầu) trong vòng 6 tháng theo Công ước Paris;
  • Bản sao công chứng CMND có công chứng hoặc hộ chiếu của người nộp đơn;
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh có công chứng đại diện đơn vị nộp đơn;
  • Các tài liệu cần thiết khác.

Thời hạn hiệu lực và gia hạn nhãn hiệu tại Thái Lan

Phí đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan phải được thanh toán trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. 

Thời hạn của nhãn hiệu đã được đăng ký tại Thái Lan là 10 năm tính từ ngày nộp đơn, có thể được gia hạn 10 năm một lần và chủ sở hữu cần chủ động nộp đơn sau mỗi lần gia hạn. Chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyến trước 90 ngày kể từ ngày hết hạn.Thời hạn này có thể được gia hạn thêm 6 tháng khi trả thêm phụ phí.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan

  • Tra cứu nhãn hiệu.

Đây là thủ tục không bắt buộc, tuy nhiên sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được khả năng đăng ký nhãn hiệu, xem có nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự đã được đăng ký hay chưa. Kết quả tra cứu sẽ giúp chủ thể đăng ký tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của trong việc nộp đơn.

  • Chuẩn bị tài liệu theo yêu cầu.

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống DIP E-Filing (với điều kiện có tài khoản được đăng ký).

Lưu ý: Thái Lan tuân theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Do vậy, việc sở hữu nhãn hiệu không được thiết lập bằng cách sử dụng nhãn hiệu trên thực tế.

  • Nộp lệ phí đăng ký.

Thẩm định đơn đăng ký: Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan sẽ kiểm tra đơn đăng ký để đảm bảo tính hợp lệ và đủ điều kiện, ra thông báo yêu cầu điều chỉnh trong trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện. Sau đó, DIP sẽ xem xét các phản đối được đệ trình trong thời hạn 90 ngày cùng cơ sở dữ liệu trong nước để xem xét nội dung của đơn đăng ký. Thời hạn thẩm định được quy định là trong vòng từ 6 đến 9 tháng kể từ ngày nộp đơn.

  • Kết quả:
    • Quyết định chấp nhận công bố đơn đăng ký;
    • Từ chối đơn đăng ký: thời hạn nộp văn bản phản đối trong vòng 90 ngày.

Công bố trên Công báo chính thức của cục: trường hợp có quyết định chấp nhận công bố, việc công báo được thực hiện để lấy ý kiến và phản đối của các bên thứ ba trong vòng 90 ngày kể từ ngày công báo.

Cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối: Nếu không có ý kiến ​​phản đối nào được đệ trình cũng như không tồn tại các đăng ký nhãn hiệu trước đó tương tự đến mức gây nhầm lẫn hoặc các cơ sở tuyệt đối khác để từ chối, thì Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được cấp.

Thời gian xử lý hồ sơ: khoảng từ 11 đến 13 tháng kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp của vụ việc. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp kèm một đăng ký số để tra cứu trên cổng thông tin của DIP.

Đăng ký thương hiệu tại Thái Lan
Đăng ký thương hiệu tại Thái Lan

Lưu ý: 

  • Để được nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu phải ký Giấy uỷ quyền (POA) cho Đại diện sở hữu trí tuệ tại Thái Lan. Giấy uỷ quyền này phải được Công chứng; 
  • Danh mục hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu, theo bảng phân loại hàng hóa Nice;
  • Bản gốc giấy ủy quyền;
  • Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là: 12 tới 14 tháng;
  • Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần. 

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của S&B

S&B Law là Đại diện Sở hữu trí tuệ được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chứng nhận theo Quyết định số 417/QĐ-SHTT. S&B Law có mạng lưới đối tác rất lớn, là các công ty luật và các đại diện sở hữu trí tuệ tại Thái Lan và có thể hỗ trợ khách hàng các dịch vụ sau:

  • Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu tại Thái Lan;
  • Tư vấn về các thủ tục pháp lý và đại diện trong việc nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan;
  • Làm thủ tục xin gia hạn và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ tại Thái Lan;
  • Thẩm định và đánh giá khả năng xâm phạm, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Thái Lan;
  • Tham gia đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu với nhãn hiệu được bảo hộ tại Thái Lan.

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan