Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 329 lượt xem Đăng ngày 27/10/2021
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.  Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc chủ sở hữu sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp thực hiện xác lập quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ để yêu cầu bảo hộ cho thành quả sáng tạo của mình. Đồng thời, là thủ tục đảo bảo tránh mất tính mới của kiểu dáng công nghiệp trước khi đưa sản phẩm có kiểu dáng công nghiệp mới ra thị trường.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có tính mới;

– Có tính sáng tạo;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Các đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Các đối tượng quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, bao gồm:

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị kiểu dáng công nghiệp và phân loại kiểu dáng công nghiệp

  • Khi doanh nghiệp có kiểu dáng công nghiệp muốn đăng ký cần lưu ý quan trọng là phải chưa sử dụng, công bố công khai kiểu dáng trên bất kỳ phương tiện nào nhằm đảo bảo tính mới của kiểu dáng khi đăng ký.
  • Kiểu dáng đăng ký có thể đăng ký 1 phương án, hoặc nhiều phương án, có thể đăng ký 1 ảnh hoặc nhiều ảnh chụp của kiểu dáng dưới nhiều góc độ chụp ảnh khác nhau.
  • Số phương án đăng ký càng nhiều, ảnh, hình vẽ đăng ký càng nhiều thì lệ phí nộp đơn càng tăng.
  • Phân loại lớp kiểu dáng công nghiệp. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại).

Bước 2: Tra cứu kiểu dáng công nghiệp

Để đánh giá khả năng đăng ký thành công kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian của chủ đơn, chủ đơn nên tiến hành việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp để đánh giá khả năng bảo hộ trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Ưu điểm tra cứu kiểu dáng công nghiệp

  • Đánh giá chính xác khoảng 80% khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp trước khi tiến hành việc nộp đơn. Điều này giúp Quý Công ty có thể ước lượng được khả năng đăng ký thành công của kiểu dáng công nghiệp trước khi nộp đơn đăng ký.
  • Giả sử trong trường hợp kết quả tra cứu thể hiện khả năng thành công không cao, SBLaw  sẽ cung cấp cho Quý Công ty dịch vụ tư vấn để có thể nâng cao khả năng đăng ký thành công. Trong trường hợp kết quả tra cứu thể hiện khả năng thành công cao thì việc nộp đơn lúc đó rất an toàn và chủ động nộp đơn đăng ký.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm các hồ sơ sau:

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành (in 03 bộ). 
  • Giấy uỷ quyền (nếu có);
  • Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện được đầy đủ các góc nhìn của đối tượng cần đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp;
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (in 03 bộ);
  • Trong trường hợp trên kiểu dáng có chứa các dấu hiệu nhãn hiệu: người nộp đơn cần nộp tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu. Cụ thể: Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động) (01 bản);
  • Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp xin hưởng quyền ưu tiên cần cung cấp thêm bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế (01 bản). Quyền ưu tiên chỉ áp dụng cho đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

Tại thời điểm nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp chủ đơn chưa có đủ hồ sơ gốc, để lấy ngày ưu tiên sớm chủ đơn có thể nộp sau các giấy tờ gốc theo thời hạn như sau:

  • Giấy uỷ quyền bản gốc có thể nộp sau trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, khi nộp đơn vẫn cần nộp bản phô tô giấy uỷ quyền;
  • Một số tài liệu có thể nộp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nộp đơn như: Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó; Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố đơn.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, ảnh, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân loại,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Thời hạn công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Nội dung công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, ảnh và phân loại kiểu dáng công nghiệp.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Thời hạn thẩm định nội dung: 09 -12 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp cho chủ đơn đăng ký. Nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký.
  • Nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp mà doanh nghiệp đăng ký. Trong trường hợp này, chủ đơn có thể xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp.

Bước 7: Cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

  • Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
  • Sau khi có quyết định cấp văn bằng, chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn Trong nộp lệ phí cấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

 

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Lệ phí nộp đơn kiểu dáng công nghiệp

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
  • Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
  • Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
  • Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.
  • Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 660.000 VNĐ/01 đối tượng với 06 ảnh.
  • Lệ phí đại diện Sở hữu trí tuệ: theo mức phí quy định của mỗi bên.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Thông tư số 44/2023/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2023 Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau: “Đối với lệ phí sở hữu công nghiệp, mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Mục A Biểu mức

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Giới thiệu một số cơ sở dữ liệu miễn phí để tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp của Việt Nam và nước ngoài
    59 lượt xem 29/11/2024

    Tài liệu hướng dẫn người dùng tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp trên các cơ sở dữ liệu miễn phí. Xin trân trọng giới thiệu tài liệu hướng dẫn người dùng tra cứu thông tin Kiểu dáng công nghiệp trên một số cơ sở dữ liệu tra cứu miễn phí, bao gồm: –...

    Kinh nghiệm đăng ký thành công sáng chế và kiểu dáng công nghiệp của SBLAW
    103 lượt xem 14/10/2024

    [Baohothuonghieu.com] Sau 16 năm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hoạt động của SBLAW trải rộng trên nhiều mảng như tư vấn khả năng sử dụng, đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối và xử lý vi phạm đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bản...

    Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?
    22 lượt xem 19/12/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là kiểu dáng công nghiệp, trở nên vô cùng quan trọng. Kiểu dáng công nghiệp không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mà còn thúc đẩy sự sáng...

    Xử lý vi phạm về tính mới của kiểu dáng công nghiệp
    59 lượt xem 17/12/2023

    [Baohothuonghieu.com] Vi phạm về tính mới của kiểu dáng công nghiệp có thể bị xử lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cụ thể, các hành vi vi phạm này được coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ. Dưới đây là những...

    Kiểu dáng công nghiệp tiếng Anh là gì?
    106 lượt xem 24/10/2023

    Kiểu dáng công nghiệp tiếng Anh là gì? Kiểu dáng công nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Industrial Designs.Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2009, kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài...

    SBALAW đăng ký thành công giải pháp hữu cho đối tác nước ngoài
    192 lượt xem 02/09/2023

    SBLAW đăng ký thành công bằng độc quyền giải pháp hữu cho đối tác nước ngoài tại Việt Nam, ,à khách hàng quen thuộc của chúng tôi, sau nhiều lần hợp tác thành công về việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài, Ông Cheng-Chien HSU đã tiếp tục tin tưởng và...

    Thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của pháp luật hiện hành
    14 lượt xem 15/04/2023

    Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ một loạt các đối tượng, trong đó có kiểu dáng công nghiệp. Đối với mỗi loại đối tượng như kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hoặc sáng chế, pháp luật quy định các thời hạn bảo hộ khác nhau. Để hỗ trợ khách hàng hiểu rõ hơn về...

    Gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
    14 lượt xem 26/12/2022

    [Baohothuonghieu.com] Gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là một quy trình quan trọng nhằm duy trì quyền bảo hộ cho các thiết kế độc đáo của sản phẩm. Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, việc gia hạn này không chỉ giúp các doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí...

    Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
    8 lượt xem 05/12/2022

    [Baohothuonghieu.com] Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được bảo vệ theo Luật Sở hữu trí tuệ. Mỗi loại đối tượng, bao gồm kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hay sáng chế, đều có thời hạn bảo hộ khác nhau theo quy định của pháp luật. Nhằm giúp quý khách hàng hiểu...

    Xu hướng thiết kế kiểu dáng công nghiệp hiện nay
    10 lượt xem 05/12/2022

    [Baohothuonghieu.com] Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về tính thẩm mỹ và chức năng, thiết kế kiểu dáng công nghiệp hiện nay đang chứng kiến nhiều xu hướng mới mẻ và sáng tạo. Từ việc chú trọng đến tính bền vững, ứng...

    Quy định về tính mới của kiểu dáng công nghiệp
    11 lượt xem 05/12/2022

    [Baohothuonghieu.com] Tính mới của kiểu dáng công nghiệp là một yếu tố quyết định trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, một kiểu dáng công nghiệp chỉ được coi là có tính mới khi nó khác biệt đáng...

    Đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp
    10 lượt xem 12/11/2022

    Đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp Để hiểu rõ về đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp, Thông tư 01 đã quy định cụ thể như sau: a) Đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp là yếu tố thể hiện dưới dạng đường nét, hình khối, màu...

    Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
    9 lượt xem 09/01/2022

    Nhằm hỗ trợ tổ chức và cá nhân trong quá trình nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, Cục Sở hữu Trí tuệ đã công bố một mô tả mẫu về đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên Cổng Thông tin Điện tử của Cục. Điều này giúp người dùng...

    Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển nhượng đơn kiểu dáng công nghiệp
    357 lượt xem 27/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] – Bài viết dưới đây, SBLAW sẽ cùng Quý độc giả tìm hiểu về việc sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển nhượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. a) Sửa đổi, bổ sung đơn: Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối...

    Bảng phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp
    283 lượt xem 27/10/2021

    Tham khảo thêm >> Đăng ký kiểu dáng công nghiệp   HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Quyền nộp đơn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
    249 lượt xem 27/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] – Bài viết dưới đây, SBLAW sẽ cùng Quý độc giả tìm hiểu về việc quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Quyền nộp kiểu dáng công nghiệp, trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả; Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi...

    0904.340.664