Chống lại vi phạm thương hiệu bất động sản

Ngày 21 tháng 08 năm 2018, tại Hà Nội, báo Diễn đàn doanh nghiệp đã tổ chức hội thảo về bảo hộ thương hiệu bất động sản.

Sau đây là lời dẫn từ của BTC.

 

I.   THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN

Thực tế vi phạm bản quyền thương hiệu trong lĩnh vực BĐS: Đã xuất hiện nhiều trường hợp ở nhiều doanh nghiệp như: Tập đoàn Hưng Thịnh Corp nhầm với Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Hưng Thịnh Group có trụ sở tại đường Trường Chinh, quận Bình Tân, TP.HCM;

Hai công ty cùng có tên Nam Tiến, hoạt động trong lĩnh vực BĐS tại TPHCM đã nảy sinh tranh chấp thương hiệu do chỉ khác nhau tên đệm. Công ty Cổ phần Vincom đã kiện Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon xâm phạm nhãn hiệu và tên thương mại.

CTCP Kinh Đô chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo liên tiếp bị khách hàng gọi điện nhầm là chủ đầu tư dự án Kinh Đô Tower tại 8B Lê Trực đang gây xôn xao dư luận. Trong khi chủ đầu tư chính thức của dự án này là CTCP Đầu tư Xây dựng Phát triển Kinh Đô (KinhDo TCI Group).

Mới đây nhất, Công ty TNHH Bất động sản Smartland trên địa bàn TP.HCM đã phải ra thông báo làm rõ thông tin doanh nghiệp không liên quan đến Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Dự án Bất động sản Smartland cũng nằm trên địa bàn.

II.  GIẢI PHÁP

Để thực thi các quy định pháp luật về quyền sở hữu tốt hơn cũng như giúp các doanh nghiệp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình:

Thứ nhất, cần có văn bản giải thích rõ ràng thế nào là “nhãn hiệu, dấu hiệu khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó” việc này có ý nghĩa rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực thi một cách chủ động và chính xác.

Hai là, tăng mức tiền xử phạt hành chính hiện nay. Trong một số trường hợp mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như các văn bản hướng dẫn đều có quy định cụ thể mức tiền phạt áp dụng đối với cá nhân tổ chức thực hiện hành vi vi phạm.

Ba là, yêu cầu về tính minh bạch trong xử lý vi phạm hành chính. Để đáp ứng được yêu cầu này, nhất thiết các số liệu và thông tin có liên quan phải được công bố công khai.

Khi bị các công ty khác vi phạm thương hiệu thì doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách xử lý sau:

Thứ nhất, Lập vi bằng về hành vi vi phạm.

Thứ hai, gửi bằng chứng vi phạm và đề nghị cơ quan giám định sở hữu trí tuệ kết luận về khả năng vi phạm.

Thứ ba, gửi thư cảnh báo vi phạm đến bên vi phạm, cho họ thời gian khắc phục, nếu họ không khắc phục và dừng hành vi vi phạm thì: Đề nghị thanh tra sở hữu trí tuệ tiến hành thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính; khởi kiện ra toà để ngừng hành vi vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu thiệt hại lớn và chứng minh được thì có thể đề nghị khởi tố vụ án hình sự.

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan