Chiến lược xây dựng thương hiệu trong hội nhập kinh tế quốc tế

[Baohothuonghieu.com] Xây dựng thương hiệu thành công trước hết phụ thuộc vào việc tìm hiểu khách hàng đã, đang và sẽ tìm kiếm cái gì?  Trong bối cảnh của việc gia tăng cường độ của cạnh tranh, thương hiệu giữ vai trò quuyết định trong việc duy trì khách hàng trung thành, bổ sung không ngừng khách hàng mới và cuối cùng giúp cho doanh nghiệp tồn tại  và phát triển bền vững.Thậm chí, không phải chỉ doanh nghiệp, mà nhiều quốc gia hiện nay cần phải tham gia vào hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu quốc gia xuất phát từ nhiều lý do : Thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, tích trữ các nguồn lực để phát triển, v.v…

Như vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển bền vững doanh nghiệp, hay nói cách khác có ý nghĩa chiến lược. Vậy thì,  trong việc thiết kế chiến lược thương hiệu, đối với doanh nghiệp Việt Nam, cần đặc biệt chú trọng một số vấn đề cốt lõi sau đây :

  1. Vấn đề thứ nhất : Hình thành rõ nét Bộ ba của tam giác : Định vị - Khác biệt hóa - thương hiệu.

Thương hiệu trước hết xuất phát từ việc phân khúc thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, từ đó mà định vị (Positioning) để giúp cho khách hàng nhận dạng thương hiệu, hiểu rõ bản sắc thương hiệu (Brand identity). Sau đó bằng con đường khác biệt hóa (Differentiation) để tạo phẩm chất trung thực của thương hiệu (Brand integrity). Để rồi cuối cùng xây dựng được hình ảnh của thương hiệu ( Brand image).

Chiến lược xây dựng thương hiệu trong hội nhập kinh tế quốc tế - Baohothuonghieu
Chiến lược xây dựng thương hiệu trong hội nhập kinh tế quốc tế
  1. Vấn đề thứ hai : Cụ thể hóa bộ ba tam giác nêu trên thông qua một quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu.

Bao gồm 9 giai đoạn được mô hình hóa thành 9 chữ P sau đây (mô hình Philip Kotler) :

(1)  Probing the market (P1) – Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tiên đoán thị trường.

(2)  Partitioning the market (P2) – Phân khúc thị trường.

(3)  Pursuing the market (P3) – Lựa chọn thị trường mục tiêu.

(4)  Positioning the brand (P4) – Định vị thương hiệu.

(5)  Producing the brand (P5) – Xây dựng thương hiệu.

(6)  Pricing the brand (P6) – Định giá thương hiệu.

(7)  Placing the brand (P7) – Phân phối thương hiệu.

(8)  Promoting the brand (P8) – Chiêu thị/ quảng bá thương hiệu.

(9)  Post-purchasing Activities (P9) – Các hoạt động dịch vụ.

Có 9 yếu tố cốt lõi cuả Marketing được hình thành ở quy trình nêu trên :

(1) Phân khúc (Segmenting)

(2) Khách hàng mục tiêu (Targeting)

(3) Định vị (Positioning)

(4) Khác biệt hoá (Differentiation)

(5) Marketing hỗn hợp (Marketing mix)

(6) Bán hàng (Selling)

(7) Thương hiệu (Brand)

(8) Dịch vụ (Services)

(9) Quy trình sản xuất (Process)

Nguồn: Vietnambranding

» Thủ tục đăng ký logo độc quyền

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan