Các nhà làm phim cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình và tác phẩm?

SBLAW tư vấn về vấn đề các nhà làm phim cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình và tác phẩm?

Các nhà làm phim cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình và tác phẩm?

 Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có những giải đáp về vấn đề bảo hộ bản quyền tác phẩm điện ảnh. Dưới đây là nội dung chi tiết: 

 1. Trước sự việc một thành viên hội đồng duyệt phim, đồng thời là nhà báo lại tiết lộ nội dung bộ phim chưa công chiếu lên truyền thông, Luật sư có suy nghĩ thế nào? Các động thái của phía đại diện bộ phim theo Luật sư có hợp lý không?

Trả lời:

Việc thành viên hội đồng duyệt phim tiết lộ nội dung của một bộ phim chưa được công chiếu là một sự việc đáng tiếc, thể hiện sự thiếu tôn trọng của cá nhân này đối với quyền tác giả và các quyền liên quan của đoàn làm phim và các bên tham gia sản xuất bộ phim.

Hiện đại diện đoàn làm phim đã gửi đơn tới tòa soạn đã đăng bài báo có tiết lộ nội dung phim của ông Trần Việt Văn, đồng thời gửi đơn về vụ việc tới Cục Báo chí phát thanh và truyền hình (Bộ TT-TT) và Cục Điện ảnh (Bộ VH-TT-DL) để xem xét vụ việc và tư cách nhà báo, thành viên hội đồng thẩm định phim của ông Trần Việt Văn.

Các động thái trên của đoàn làm phim là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tự bảo vệ tài sản trí tuệ của chủ sở hữu tác phẩm. Khi nhận thấy có dấu hiệu bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền hoàn toàn có thể tự mình yêu cầu người xâm phạm chấm dứt hành vi, hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm nếu có theo đúng quy định pháp luật.

2. Hành động của vị nhà báo/thành viên kiểm duyệt phim kia có phải là biểu hiện lạm quyền không, thưa Luật sư?

Trả lời:

Nếu hiểu từ “lạm quyền” theo ngôn ngữ thông thường là làm lạm dụng quyền của mình một cách quá mức thì vị này ở khía cạnh nào đó đã lạm dụng quyền lực với tư cách là thành viên hội đồng duyệt phim, sử dụng thông tin về bộ phim để đưa vào bài báo của mình.

Tuy nhiên nhìn từ góc độ pháp luật, các quy định của Bộ luật Hình sự định nghĩa về “lạm quyền”, mặt chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể thì hành vi của vị nhà báo/thành viên kiểm duyệt phim này có cấu thành hành vi “lạm quyền” như các nhà làm phim cáo buộc hay không thì còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khi vụ việc được phân tích, làm rõ.

3. Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ tác phẩm tại Việt Nam đã được chú trọng chưa, thưa Luật sư?

Trả lời:

Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đang trong tình trạng báo động nhưng cũng đã đang bắt đầu có sự chú trọng hơn với ý thức cao hơn về quyền lợi của mình từ phía người có quyền, đồng thời với sự mạnh tay cần thiết từ phía cơ quan quản lý.

(i) Từ phía tác giả/ chủ sở hữu

Xâm phạm SHTT ở Việt Nam là một hiện tượng phổ biến, ngang nhiên và tràn lan trên các  web lậu, phát tán, phân phối sản phẩm có quyền tác giả hoặc quyền liên quan không phép, bẻ khóa, phát lậu, livestream….

Trong nước, hiện tượng xuất bản, điện ảnh, nhiếp ảnh, nghệ thuật tạo hình bị sao chép nhiều. Nghệ thuật biểu diễn, công nghiệp ghi âm, ghi hình, sao chép lậu sách báo, phim ảnh, các chương trình biểu diễn ca nhạc, chương trình truyền hình cũng ở tình trạng tương tự .

Về quyền tác giả, việc sao chép tác phẩm không chỉ xảy ra với các sản phẩm giải trí như băng đĩa ca nhạc, phim ảnh và không chỉ thực hiện bởi những người buôn bán thuần túy, mà còn xảy ra cả với các sản phẩm nghiên cứu, sáng tác, phần mềm… Việc mạo nhận tác giả, sao chép từng phần hoặc toàn bộ tác phẩm, xào xáo lại tác phẩm xuất hiện ở một số lĩnh vực. Cùng với đà phát triển công nghệ, phương tiện và công nghệ sao chép, bắt chước ngày càng được cải tiến và có mặt ở Việt Nam ngày một nhiều, nên sản phẩm vi phạm được sản xuất với số lượng lớn và tốc độ tăng nhanh. Thực tế, nhiều người buôn bán, nhiều cửa hàng băng đĩa ở các thành phố lớn đều bán băng đĩa sao chép lậu, thậm chí tỷ lệ còn lớn hơn băng đĩa có bản quyền.

Ngoài ra, hiện tượng photocopy dễ dàng, tràn lan, không có sự kiểm soát tác phẩm cũng làm tổn thương quyền lợi của tác giả.

(ii) Từ phía cơ quan quản lý

Hiện nay, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tình trạng vi phạm còn diễn ra với những hình thức và mức độ vi phạm khác nhau. Cơ quan quản lý đa số áp dụng xử phạt hành chính đối với những hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ. Nhưng việc phimmoi.net bị khởi tố là dấu hiệu lạc quan trong sự tiến bộ, quyết liệt khi xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT của cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, việc điều tra các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ trở nên rất khó khăn ở môi trường mạng, bởi vì, cái khó của cơ quan chức năng là không thể xử lý triệt để các trang điện tử xâm phạm sở hữu trí tuệ vì phần lớn sử dụng tên miền quốc tế, sử dụng máy chủ lưu trữ đặt ở nước ngoài…Ngoài ra, đối tượng sở hữu những trang web vi phạm đều ẩn danh hoặc khai báo thông tin không đúng, gây khó khăn trong việc xử lý.

(iii) Từ phía công chúng

Công chúng kể cả có ý thức về sở hữu trí tuệ hay không, thường cũng sẽ đặt lên trước hết lợi ích về tài chính mà họ được hưởng thông qua hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ. Hiện nay, đa phần mọi người cũng đã có ý thức sử dụng những trang web phim ảnh, âm nhạc có bản quyền, nhưng nguyên nhân không phải do ý thức về sở hữu trí tuệ tốt hơn mà do sự mạnh tay trong việc tự xử lý những hiện tượng vi phạm về sở hữu trí tuệ của những công ty nước ngoài cung cấp những nền tảng trên khi bước chân vào thị trường Việt Nam.

4. Vậy thưa Luật sư, các nhà làm phim cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình và tác phẩm?

Trả lời:

Để bảo vệ quyền lợi của mình và tác phẩm, trước tiên các nhà làm phim cần có ý thức tự bảo vệ trước khi nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, bằng cách lưu trữ cẩn thận trong và sau quá trình làm phim của mình. Tiếp theo, nhà làm phim cần tuyên bố sở hữu đối với sản phẩm của mình, tức là đi đăng ký bản quyền ngay lập tức.

Ngoài ra, khi phát hiện vi phạm, các nhà làm phim cần có những động thái nhất định như tìm sự giúp đỡ từ phía cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức tư vấn để tìm phương hướng giải quyết, rà soát các hành vi xâm phạm này.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan