Bảo hộ nhãn hiệu trong TPP

Bảo hộ nhãn hiệu trong TPP

Bảo hộ nhãn hiệu trong TPP. TPP là hiệp định thương mại xuyên thái bình dương, được 12 quốc gia trong vùng ký kết.

Phần nhãn hiệu nằm trong chương sở hữu trí tuệ của Hiệp định, phần nhãn hiệu có một số thông tin quan trọng như sau:

1. Về đối tượng bảo hộ: Hiệp định quy định các quốc gia thành viên phải bảo hộ cả nhãn hiệu âm thanh và nỗ lực để bảo hộ nhãn hiệu mùi, hiện tại Việt Nam mới có cơ chế bảo hộ nhãn hiệu bằng những dấu hiệu nhìn thấy được, mùi vị và âm thanh chúng ta chưa có cơ chế bảo hộ. Nếu Việt Nam là thành viên chính thức, chúng ta phải sửa quy định về vấn đề này.

2. Xây dựng hệ thống quản lý điện tử nhãn hiệu: Các quốc gia thành viên phải xây dựng hệ thống thông tin điện tử bao gồm dữ các liệu trực tuyến có thể truy cập được, hệ thống cơ sở dữ liệu gồm đơn đăng ký nhãn hiệu và văn bằng bảo hộ.

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống truy cập cơ sở dữ liệu, tuy nhiên, khả năng truy cập còn hạn chế do vấn đề kỹ thuật.

3. Vấn đề li-xăng nhãn hiệu: TPP quy định rằng hợp đồng li-xăng nhãn hiệu vẫn có hiệu lực dù không phải đăng ký, việc sử dụng nhãn hiệu của bên nhận li-xăng cũng được coi là chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng.

Theo quy định của luật SHTT Việt Nam khi li-xăng nhãn hiệu, không nhất thiết phải đăng ký với Cục SHTT, tuy nhiên, hợp đồng li-xăng nhãn hiệu sẽ chỉ phát sinh hiệu lực với bên thứ 3 khi được đăng ký.

4. Giải quyết vấn đề tên miền xung đột với nhãn hiệu: TPP có quy định nếu tên miền (domain name) có gắn đuôi quốc gia mà trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã được bảo hộ thì quốc gia thành viên cần phải có một cơ chế giải quyết tranh chấp dựa theo quy định hoặc mô phỏng quy định của Tổ chức Tên miền Internet (ICANN.

Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên cũng cần phải xây dựng cơ chế giải quyết một cách công bằng, không quá đề cao việc chống lại việc lợi dụng để thu lợi bất chính; phải xây dụng một cơ sở dữ liệu trực tuyến về thông tin liên quan đến người đăng ký tên miền để các chủ sở hữu nhãn hiệu có thể kiểm soát được thông tin.

Hiện nay, Việt Nam đã có các quy định về giải quyết tranh chấp tên miền với các quy định ở các văn bản sau:

- Theo Điều 76. Hình thức giải quyết tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” của Luật Công nghệ thông tin.

- Theo Điều 16. Xử lý tranh chấp tên miền của Nghị định số 72/2013/NĐ ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

- Theo Điều 16. Quản lý tên miền ".vn" trong quá trình giải quyết tranh chấp của Thông tư số 24/2015/TT-BTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông  quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

Vì vậy, Việt Nam cũng có thể xem xét lại các quy định này xem đã phù hợp với đòi hỏi của TPP chưa?

6. Về sử dụng tên quốc gia trong chỉ dẫn thương mại.

TPP yêu cầu các quốc gia phải có các chế tài đối với việc sử dụng các tên quốc gia trong thương mại với mục tiêu gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Theo Luật SHTT Việt Nam, việc sử dụng tên quốc gia gây nhầm lẫn về nguồn gốc hang hoá và dịch vụ trong nhãn hiệu là không được phép.

» Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Đăng ký nhãn hiệu tại Brazil

SBLAW tư vấn Đăng ký nhãn hiệu tại Brazil hay Brasil (Bra-xin) quốc gia lớn thứ năm trên thế giới tiếp giáp với 11 quốc

Đăng ký nhãn hiệu tại Israel

SBLAW đăng ký nhãn hiệu tại Israel, một trong những quốc gia có một nền kinh tế thị trường phát triển cao, một tiềm năng

Đăng ký nhãn hiệu tại Nepal

Quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Nepal Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu Kết quả của bước này là bản Thông báo kết quả