AI LÀ BÊN THẮNG CUỘC?

VỤ KIỆN CHÚA ĐẢO TUẦN CHÂU VÀ ĐẠO DIỄN VIỆT TÚ: AI LÀ BÊN THẮNG CUỘC?

SBLAW giới thiệu nội dung bài viết của luật sư Phạm Duy Khương, đại diện sở hữu trí tuệ SBLAW về vấn đề tranh chấp giữa Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú đăng trên Zing.vn.

 Một vụ tranh chấp nóng từ trên phiên toà đến các trang mạng đã tạm thời đóng lại với phán quyết mà cả nguyên đơn và bị đơn đều nhận là người thắng cuộc. Ai mới là bên thắng cuộc thực sự trong phán quyết này?

Phạm Duy Khương

Luật sư

 

Ông Phạm Duy Khương là một thành viên sáng lập của SB LAW và là một chuyên gia pháp lý về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Ông được nhiều tổ chức ghi nhận, trao tặng cho những đóng góp, phát triển sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong nhiều năm. Ông có bằng thạc sỹ luật tại Đại học La Trobe, Australia.

Vụ kiện giữa Công ty Tuần Châu Hà Nội và Công ty DS thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới nghệ thuật vì liên quan đến tranh chấp hợp đồng, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có giá trị lớn đối với một vở diễn thực cảnh được dàn dựng công phu, đầy tính sáng tạo và nghệ thuật “Ngày xưa” rồi sau đó là “Tinh hoa Bắc Bộ”.

Khép lại vụ kiện, cả nguyên đơn và bị đơn đều chung quan điểm: mình là người thắng cuộc. Vậy ai mới thực sự là người thắng cuộc?

Theo phán quyết của tòa, Công ty Tuần Châu Hà Nội nắm giữa phần quyền sở hữu tác phẩm, Công ty DS của đạo diễn Việt Tú nắm quyền tác giả. Giống như một bên nắm phần xác và một bên nắm phần hồn vậy.

Điều đặc biệt ở trong vụ kiện này là bản án của toà đưa ra khiến người trong cuộc ai cũng có quyền cho mình là bên thắng cuộc. Đó là một điều đặc biệt đối một phiên toà diễn ra mà không qua đối thoại, hoà giải.

Khách quan mà nói, xét dưới góc độ của toà thì không dễ đưa ra được một phán quyết như trong trường hợp này. Phán quyết một bên giữ quyền tác giả và một bên nắm quyền sở hữu được cho là an toàn.

BĂN KHOĂN SAU PHIÊN TÒA

Phiên tòa khép lại, điều băn khoăn là giá trị ý kiến của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trong phán quyết của tòa.

Vì đây là một vụ việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ phức tạp, tòa án đã có văn bản xin ý kiến chuyên môn của Hội nghệ sĩ sân khấu và Hội nghệ sĩ sân khấu đã có văn bản phản hồi công văn xin ý kiến của tòa theo hướng “Tinh hoa Bắc Bộ” là một tác phẩm phái sinh của vở diễn “Ngày xưa”. Phán quyết của toà cũng dựa trên nhận định này.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì giám định sở hữu trí tuệ phải do tổ chức cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 201 của Luật sở hữu trí tuệ mới được tiến hành hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

Nếu được làm lại, hãy để Trung tâm giám định có chức năng của Cục Bản quyền chịu trách nhiệm. Trung tâm khi thực hiện sẽ tự biết lập hội đồng chuyên gia. Như vậy một kết luận đưa ra sẽ hội tủ đủ cả hai yếu tố: Nghệ thuật và pháp lý.

Hiện nay, trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan thì chỉ có Trung tâm giám định quyền tác giả, quyền liên quan trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là có đủ chức năng giám định theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Như vậy, giá trị của văn bản cung cấp ý kiến chuyên môn của Hội nghệ sĩ Việt Nam cần được xem xét một cách thấu đáo để phù hợp với quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và sở hữu trí tuệ.

Xét cho cùng để đánh giá hai tác phẩm giống nhau hay phái sinh ngoài tính chuyên môn nghệ thuật, còn đòi hỏi góc nhìn pháp lý bởi có nhiều yếu tố dù giống nhau nhưng thuộc yếu tố loại trừ của luật. Đặc biệt cần phải tính đến tính nguyên gốc, sáng tạo của tác phẩm. Đây là những yếu tố một mình con mắt nghệ thuật của nghệ sĩ không thể giải quyết được.

Nếu được làm lại, hãy để Trung tâm giám định có chức năng của Cục Bản quyền chịu trách nhiệm. Trung tâm khi thực hiện sẽ tự biết lập hội đồng chuyên gia. Như vậy một kết luận đưa ra sẽ hội tủ đủ cả hai yếu tố: Nghệ thuật và pháp lý.

PHÁN QUYẾT CỦA TÒA CÓ Ý NGHĨA RA SAO?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi một bên nắm quyền tác giả và một bên nắm quyền sở hữu? Sau phán quyết, các bên trở lại đúng chức năng trong một hợp đồng.

Bên sáng tạo ra tác phẩm đóng vai trò là tác giả, cụ thể là quyền nhân thân đối với tác phẩm. Trong khi bên thuê nghệ sĩ sáng tạo là chủ sở hữu với tác phẩm khi đã đầu tư về mặt tài chính để hoàn thiện tác phẩm, hay gọi là quyền tài sản.

Khi nắm các quyền này thì các bên có những lợi thế nhất định. Theo Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ, đối với công ty DS sẽ có quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Đây là những quyền không thể chuyển giao. Điều đó có nghĩa là Công ty Tuần Châu Hà Nội trong tác phẩm phái sinh của mình sẽ phải thêm chú thích về nguồn gốc tác phẩm.

Ngoài ra, công ty DS cũng có quyền lên tiếng nếu như nhận thấy tác phẩm của mình bị cắt xét, thay đổi mà phương hại đến danh dự và uy tín của mình.

Về phần công ty Tuần Châu Hà Nội, khi nắm giữ quyền sở hữu cũng chính là quyền tài sản với tác phẩm thì ngoài các quyền khai thác tác phẩm còn có quyền làm tác phẩm phái sinh. Đây chính là quyền chính đáng để Tuần Châu Hà Nội làm tác phẩm “Tinh hoa Bắc Bộ”. Tuy nhiên, khi làm tác phẩm phái sinh Tuần Châu Hà Nội phải luôn trích về nguồn gốc tác phẩm cũng như là đảm bảo tác phẩm phái sinh không gây hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.

Nếu so với vụ Thần đồng Đất Việt của họa sĩ Lê Linh, về bản chất hai vụ việc tương đối giống nhau, cùng là tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm được hình thành từ hợp đồng thuê sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, vụ Tuần Châu Hà Nội và công ty DS có tính chất phức tạp hơn bởi không dễ dàng để nhìn thấy luôn “Tinh hoa Bắc Bộ” là tác phẩm phái sinh của “Ngày xưa”. Cần phải nhiều chuyên gia, phân tích từng phần để thấy sự liên quan, kế thừa của hai tác phẩm.

Hơn nữa, hai vụ việc khác nhau ở thời gian xét xử vụ việc. Thần đồng Đất Việt một vụ với tình tiết đơn giản, nhưng kéo dài qua nhiều năm. Trong khi vụ Tuần Châu Hà Nội và Công ty DS là một vụ phức tạp nhưng lại có thời gian xét xử nhanh, khoảng 1 năm. Tất nhiên có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian xét xử vụ việc. Trong vụ việc Tuần Châu Hà Nội và Công ty DS vụ việc diễn ra nhanh một phần cũng chính là hai bên sẵn sàng đối diện với nhau trước toà để nhận định được đúng sai mà không cần đến các thủ thuật kéo dài thời gian xét xử.

ĐỐI ĐẦU VĂN MINH

Đọng lại sau vụ kiện, đó là thắng lợi chung của người kinh doanh sản phẩm sáng tạo và cung cấp sản phẩm sáng tạo.

Vụ việc có thể mất đi một mối quan hệ nhưng lại mở ra một trang mới về bản quyền: Một cách xử lý văn minh về bản quyền

Chúng ta vốn đã quá quen thuộc với những ầm ĩ giữa các bên tố nhau về bản quyền, nhưng sau đó là sự im lặng trái ngược. Vụ việc giữa Công ty Tuần Châu Hà Nội và Công ty DS hai bên chọn cho mình cách đối đầu văn minh: Trước toà án và để toà án quyết xử.

Đây nên là một xu thế cần được khuyến khích vì không chỉ vì những người trong cuộc mà còn chính là cơ hội để thẩm phán được va chạm hơn với những vụ việc về vi phạm bản quyền.

Vụ việc giữa Công ty Tuần Châu Hà Nội và Công ty DS hai bên chọn cho mình cách đối đầu văn minh: Trước toà án và để toà án quyết xử.

Thực tế cho thấy xét xử các vụ về vi phạm quyền không nhiều, do đó thường là thử thách không nhỏ đối với thẩm phán.

Nguyên nhân đưa hai bên đến phiên toà cũng xuất phát từ quan điểm chính đáng của từng bên: mình mới thực sự là chủ sở hữu hay tác giả của tác phẩm. Điều này xuất phát tự sự phức tạp trong nhận thức thế nào là một tác phẩm mới. Vì vậy, khi mổ xẻ vụ việc sẽ cho các bên cái nhìn sâu hơn về một tác phẩm được bảo họ bản quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên.

Vụ việc cũng đánh dấu người làm nghệ thuật “chiến đấu” để bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ, sự sáng tạo mà nghệ sĩ coi đó thuộc về sáng tạo của mình. Điều này là phù hợp, nhất là trong một vụ việc đầy thử thách về quan điểm thế nào là sáng tạo độc lập, thế nào là sáng tạo dựa trên một tác phẩm khác (tác phẩm phái sinh).

HỌC HÀNH XỬ DỰA TRÊN HỢP ĐỒNG

Kinh doanh nghệ thuật không nhất thiết để mọi vấn đề mơ mộng theo. Các nghệ sỹ nước ngoài khi giao kết, kinh doanh đều thực hiện một việc đầu tiên; đó là: đưa mọi thứ vào trong hợp đồng, trong đó đặc biệt chú ý đến quyền sở hữu trí tuệ.

Một thực tế buồn là hợp đồng của nghệ sĩ Việt nhiều lúc chưa đầy một trang, với những nội dung rất cơ bản. Khi mọi việc thuận lợi thì không sao nhưng khi có tranh chấp thực sự thì sẽ làm khổ cả đôi bên.

Khách quan mà nói một hợp đồng không ràng buộc rõ ràng thì cũng là cơ sở để mọi tranh chấp có cớ phát sinh. Do đó, lỗi ngay từ đầu đã thuộc về các bên giao kết.

Hợp đồng của nghệ sĩ Việt nhiều lúc chưa đầy một trang, với những nội dung rất cơ bản. Khi mọi việc thuận lợi thì không sao nhưng khi có tranh chấp thực sự thì sẽ làm khổ cả đôi bên.

Ví dụ như trong trường hợp có tính chất phức tạp như Tuần Châu Hà Nội và Công ty DS với một quy mô lớn, dài hơi thì cần bóc thành giai đoạn thanh toán tương ứng với quyền sở hữu tác phẩm theo đoạn đó.

Đặc biệt trong bối cảnh CPTPP vừa được thông qua, trong đó những tài sản sáng tạo mới như âm thanh cũng được bảo hộ tại Việt Nam thì việc nghệ sĩ, người làm nghệ thuật hay chủ sở hữu tác phẩm nhận thức được giá trị sáng tạo của mình và nỗ lực bảo vệ sáng tạo là điều cần phải được trân trọng.

Vì vậy, sau tất cả, Công ty Tuần Châu cho rằng họ thắng, cũng có thể đúng. Công ty DS của đạo diễn Việt Tú thắng, cũng có cơ sở. Nhưng thắng lợi nhất là về số đông những người làm nghệ thuật, kinh doanh nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật khi hướng đến cách hành xử văn minh trong tranh chấp bản quyền, hiểu được giá trị của bản quyền trong thúc đẩy sự sáng tạo.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan