Tóm tắt về các điểm mới trong luật Nhãn hiệu Myanmar

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 293 lượt xem Đăng ngày 22/10/2021

Tóm tắt về các điểm mới trong luật Nhãn hiệu Myanmar

Tóm tắt lịch sử và các cột mốc đáng chú ý

Myanmar đã trở thành thành viên của WIPO từ năm 2001. Trước khi đạo luật về Nhãn hiệu mới được ban hành, ở nước này chưa có luật nào về đăng ký nhãn hiệu, ngoại trừ định nghĩa về nhãn hiệu có trong Bộ luật Hình sự.

Vào năm 2016, một bản dự thảo luật nhãn hiệu mới đang trong quá trình xây dựng  được kỳ vọng sẽ được thông qua vào năm 2017. Tháng 8 năm 2017, dự thảo luật Nhãn hiệu được Ủy ban Dự thảo Luật của Nghị viện xem xét và công bố để lấy ý kiến người dân.

Tháng 2 năm 2018, dự thảo luật Nhãn hiệu được thông qua bởi Nghị viện.Vào tháng 10 năm 2018, dự luật Nhãn hiệu tiếp tục được xem xét bởi Ủy ban dự  thảo luật của Hạ viện.Và dự thảo luật này ở trong trạng thái chờ xem xét cho đến năm 2019.

Ngày 30 tháng 1 năm 2019, đạo luật mới về Nhãn hiệu được Nghị viện ban hành. Đạo luật mới này được kỳ vọng  sẽ tiêu chuẩn hóa thủ tục đăng ký nhãn hiệu và đồng bộ hóa với các tiêu chuẩn quốc tế để Myanmar có thể tham gia vào các Hiệp định về sở hữu trí tuệ quốc tế cũng như Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Đạo luật mới được đưa vào hoạt động theo hai giai đoạn là thí điểm và chính thức. Đạo luật này được kỳ vọng sẽ được áp dụng tại Myanmar từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.Tuy nhiên cả hai giai đoạn đều bị hoãn lại bởi dịch bệnh Covid-19 và Bộ Thương mại cần thêm thời gian để hoàn thiện bộ máy của họ.

Hai giai đoạn thí điểm và chính thức

Ngày 28 tháng 8 năm 2020, Bộ Thương mại thông báo rằng giai đoạn thí điểm của đạo luật Nhãn hiệu mới của Myanmar bắt đầu tiến hành vào ngày 1 tháng 10 năm 2020 cùng với sự thành lập của Phòng Sở hữu trí tuệ (MDIP).

Giai đoạn thí điểm bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 năm 2021. Trong giai đoạn này, chỉ những nhãn hiệu đăng ký theo quy trình cũ và những nhãn hiệu được sử dụng trong thực tế tại đất nước mới được cho phép tái đăng ký.

Giai đoạn chính thức sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 20201, khi tất cả các đơn đăng ký nhãn hiệu mới được áp dụng.

Sự khác biệt giữa thông lệ cũ và luật mới

 

 

 

 

Luật cũ và thực tiễn

 

 

Luật Nhãn hiệu mới

 

 

Tổng quan

 

 

Không phải luật, chỉ là một văn bản về quy trình đăng ký.

 

Quy trình đăng ký được thực hiện bởi Tuyên bố quyền sở hữu của người chủ sở hữu và một bản Cảnh báo

 

Việc đăng ký này được coi là bút chứng khởi đầu.

 

 

Luật mới quy định những vấn đề chính về việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu.

 

Luật mới được soạn dưới sự giám sát của WIPO và đảm bảo tuân thủ hiệp định TRIPS

 

 

Cơ quan thực hiện

 

 

Phòng đăng ký và tòa soạn địa phương

 

 

Cục Sở hữu trí tuệ

 

 

Hệ thống đăng ký

 

 

Quy tắc người sử dụng đầu tiên.

 

 

Quy tắc người nộp hồ sơ đầu tiên.

 

Phòng Sở hữu trí tuệ cân nhắc về quy trình cũ để quyết định về quyền sở hữu nhãn hiệu theo luật mới.

 

 

Bảo hộ

 

 

Với bằng chứng về sử dụng thực tế

 

 

Từ ngày nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu

 

 

Chế độ ưu tiên

 

 

Không có

 

 

 

 

Quy trình

 

 

Không có sự giám định

 

Nhãn hiệu được bảo hộ dựa trên chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu cấp bởi Phòng đăng ký.

 

Sau đó, một bản Cảnh báo được công bố tại một tòa soạn địa phương để thông báo tới chủ sở hữu và phòng ngừa sự xâm phạm về sau.

 

 

Đơn được nộp hoặc tái nộp sẽ được giám định/xác minh bởi Cục Sở hữu trí tuệ theo các quy định trong Luật mới.

 

Nếu Nhãn hiệu không có các dấu hiệu không được đăng ký và tất cả các hồ sơ cần thiết đều thỏa mãn, nhãn hiệu sẽ được công bố.

 

Trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố, Nếu không có sự phản đối nào, việc đăng ký nhãn hiệu được hoàn thành.

 

Theo đó, quy trình đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua năm bước: (1) nộp đơn; (2) kiểm tra hình thức; (3) kiểm tra nội dung; (4) công bố; và (5) đăng ký.

 

 

Sự phản đối

 

 

Không có

 

Mọi sự phản đối phải được thực hiện bằng cách nộp đơn kiện lên Tòa án

 

 

Trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có thể gửi yêu cầu phản đối đến cơ quan đăng ký

 

 

Yêu cầu vô hiệu

 

 

Không có

 

 

Bên thứ ba có thể gửi yêu cầu vô hiệu cho tổ chức đăng ký vào mọi lúc

 

 

Quyền sử dụng đăng ký và gia hạn

 

 

3 năm kể từ ngày đăng ký

 

 

10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký

 

 

Gia hạn

 

 

Nhãn hiệu phải được gia hạn 3 năm/lần

 

Chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu được nộp lại và bản Cảnh báo được đăng lại trên Tòa soạn địa phương

 

 

 

 

Thời hạn bảo hộ có thể được gia hạn vĩnh viễn sau mỗi 10 năm cho các giai đoạn 10 năm tiếp theo

 

Yêu cầu gia hạn được nộp tại Văn phòng IP

 

 

Sử dụng Nhãn hiệu

 

 

Được yêu cầu

 

Bằng chứng sử dụng sẽ được gửi tới Tòa

 

 

Không yêu cầu trong vòng 3 năm kể từ thời điểm đăng ký

 

Sau 3 năm, nếu nhãn hiệu không được sử dụng theo hàng hóa hoặc dịch vụ đã đăng ký, bất kỳ ai cũng có thể yêu cầu hủy đăng ký.

 

 

Chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu

 

 

Không cần đăng ký thay đổi, chỉ cần khai báo

 

 

Phải được ghi nhận bới cục Sở hữu trí tuệ

 

Kịch bản dự đoán

Chúng tôi hy vọng rằng chế độ mới về hệ thống nhãn hiệu của Myanmar sẽ bắt đầu từ Luật nhãn hiệu mới, bao gồm việc thành lập Văn phòng SHTT, tòa án SHTT và các khung pháp lý như Quy tắc, Quy định, Lệnh, Chỉ thị, Biểu mẫu và hệ thống đăng ký trực tuyến trên máy tính.

Hệ thống SHTT quốc gia sẽ tuân thủ và cho phép quốc gia trở thành quốc gia thành viên trong Điều ước quốc tế của cộng đồng SHTT.

Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu quốc gia có sẵn và được đăng tải trên trang của WIPO.

Tuy nhiên, khoảng thời gian đầu sẽ mất ít nhất là 1-3 năm để hoàn thiện hệ thống, giám định nhãn hiệu tại Cục SHTT để thiết lập được 1 quy trình hiệu quả.

Nguồn:https://trademarklawyermagazine.com/nguyen-hoa-binh-summarizes-the-new-myanmar-trademark-law/

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu các nước ASEAN
    465 lượt xem 01/05/2025

    Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN, Úc và Mỹ. Vậy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra các nước Asean, Úc, Mỹ, muốn đăng ký nhãn hiệu cho 4 nhóm...

    Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ
    909 lượt xem 01/05/2025

     SBLAW gửi bản giới thiệu dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ để Quý khách hàng tiện tham khảo và xem xét: Định nghĩa nhãn hiệu, thương hiệu tại Hoa Kỳ Ở Hoa Kỳ, nhãn hiệu (thương hiệu) được định nghĩa tương tự như pháp luật tại Việt Nam, là dấu hiệu phân biệt...

    SBLAW tư vấn đăng ký thành công nhãn hiệu cho công ty Havas tại Hoa Kỳ
    665 lượt xem 01/05/2025

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời gian vừa qua, các luật sư sở hữu trí tuệ của SB Law đã tích cực làm việc và tư vấn cho Công ty Havas, một doanh nghiệp Việt Nam, rất quan tâm tới vấn đề sở hữu trí tuệ. Tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho công ty Havas Theo thông...

    Thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn nhiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam
    487 lượt xem 01/05/2025

    SBLAW tư vấn thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn nhiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam Trong thời gian gần đây, cựng với việc gia tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tõm tới việc đăng ký và bảo...

    SBLAW tư vấn bảo hộ thành công Nhãn hiệu “G.O.C FARM” tại Hoa Kỳ
    301 lượt xem 29/04/2025

    Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, nơi mà thương hiệu được xem là tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp, việc khẳng định tên tuổi trên thị trường quốc tế không còn là lựa chọn mang tính chiến lược, mà đã trở thành điều kiện sống còn để phát triển bền vững. Tại Hoa...

    SBLAW đăng ký thành công nhãn hiệu “Dee Dee” và “PasCafe” tại Cambodia
    391 lượt xem 24/03/2025

    Việc mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế luôn đi kèm với thách thức trong việc bảo vệ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế rủi ro pháp lý, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đăng ký nhãn hiệu tại các...

    Đăng ký bảo hộ thành công Nhãn hiệu “G.O.C FARM” tại Nhật Bản
    629 lượt xem 24/03/2025

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, việc khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường quốc tế không chỉ là mục tiêu mà còn là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, tại các thị trường khắt khe như Nhật Bản, việc đăng ký bảo hộ nhãn...

    SBLAW đăng ký thành công nhãn hiệu ” TAN A DAI THANH” tại Indonesia
    237 lượt xem 20/03/2025

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các thị trường nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong chiến lược mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ không...

    SBLAW ĐỒNG HÀNH CÙNG K+ TRONG HÀNH TRÌNH BẢO HỘ NHÃN HIỆU
    501 lượt xem 19/02/2025

    K+ là dịch vụ truyền hình vệ tinh và OTT do Công ty TNHH Truyền hình Số Vệ tinh Việt Nam (VSTV) vận hành, nổi bật với nội dung thể thao đỉnh cao, phim ảnh đặc sắc và nhiều chương trình giải trí hấp dẫn. Được đông đảo khán giả tin tưởng và lựa chọn,...

    Taylor Swift và bài toán nhãn hiệu: Vì sao phải gia hạn ‘REPUTATION (Taylor’s Version)’ đến 4 lần?
    87 lượt xem 03/01/2025

    Câu hỏi: Taylor Swift vào tháng 7/2024 đã nộp SOU Extention (Gia hạn tuyên bố sử dụng) lần thứ 4 tại USPTO liên quan đến nhãn hiệu “REPUTATION TAYLOR’S VERSION”. Luật sư có thể cho biết lý do tại sao lại phải nộp yêu cầu gia hạn thời gian nộp tuyên bố sử dụng với...

    Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu bằng công cụ WIPO PUBLISH
    68 lượt xem 26/11/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Tra cứu nhãn hiệu quốc tế là việc cần thiết trước khi tiến hành nộp đơn tại các quốc gia mà doanh nghiệp muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình tại quốc gia đó. Việc này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao khả năng bảo hộ thành công cho...

    Hệ thống Madrid là gì? Điểm nổi bật của hệ thống Madrid
    106 lượt xem 25/10/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Hệ thống Madrid là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi quốc tế. Được thiết lập với mục đích hỗ trợ việc đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá trên nhiều quốc gia, hệ thống Madrid không...

    Tuyên bố sử dụng thực tế (DAU) tại Philipines
    92 lượt xem 25/10/2024

    Tuyên bố sử dụng thực tế (DAU) Trong quá trình đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu, môi trường pháp lý của mỗi quốc gia không chỉ dựa trên cơ sở các điều ước quốc tế như TRIPS mà còn tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị của từng quốc gia, dẫn đến...

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Nga
    430 lượt xem 24/10/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Đăng ký nhãn hiệu tại Nga hay đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu tại Nga. Một nhà nước cộng hoà bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan,...

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Philipines
    90 lượt xem 24/10/2024

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Philipines Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Philipines trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn mở rộng thị trường kinh doanh. Theo đó, khi tham gia đầu tư vào bất kỳ quốc gia...

    Đăng ký nhãn hiệu tại UAE( Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất)
    121 lượt xem 24/10/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Bảo hộ nhãn hiệu tại UAE đang được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây, bởi vì UAE hiện đang trở thành một trong những thị trường rất sôi động đối với không chỉ Việt Nam nói riêng mà các quốc gia khác trên thế giới nói...

    0904.340.664