Đã đến lúc sửa đổi Luật để gắn trách nhiệm của các Kols trong hoạt động quảng cáo.

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 73 lượt xem Đăng ngày 19/04/2025
Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Có nên thừa nhận thuốc là điện tử

Một câu chuyện nóng trong những ngày gần đây đó là việc nhiều nghệ sỹ, người có tầm ảnh hưởng quảng cáo cho những sản phẩm kém chất lượng.
Bản thân họ đã miệt mài và nghiêm túc trong nhiều năm để gây dựng tên tuổi để nổi tiếng, nhưng khi đã có tên tuổi thì dùng hiệu ứng của sự nổi tiếng để làm kinh tế tạo ra giá trị gia tăng, đó là quyền và nhu cầu chính đáng.
Tuy nhiên, sẽ không có gì đáng bàn khi những người nổi tiếng chọn lọc và tìm hiểu kỹ càng sản phẩm mà họ quảng cáo, đại diện. Phát ngôn như thế nào, đặt hình ảnh của mình ra sao, quảng cáo chất lượng sản phẩm thế nào thì không phải ai cũng đủ nhận thức hoặc có thể lường trước những hiệu ứng tiêu cực, ảnh hưởng đến cộng đồng.
Vì thế, không ít những nghệ sỹ, người có tầm ảnh hưởng vướng vào lùm xùm xung quanh chuyện quảng cáo trên nhiều nền tảng mạng xã hội.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà đã bàn luận về vấn đề này trong chuyên mục Tám chuyện online của bản tin VNA.

Thưa ông, đã có Luật hay Nghị định nào nào để xử lý vấn đề này chưa ạ ?
Trả lời:
Về vấn đề người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật hoặc cho các sản phẩm kém chất lượng, pháp luật Việt Nam hiện nay đã có những quy định khá rõ ràng để xử lý hành vi này, cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo Luật Quảng cáo năm 2012, khoản 9 Điều 8 quy định rõ hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:
“Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố”.
Điều đó có nghĩa là người quảng cáo – dù là cá nhân hay tổ chức – đều phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung quảng cáo mà mình đưa ra.
Thứ hai, Nghị định số 38/2021/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Quảng cáo cũng có quy định về việc xử phạt đối với hành vi quảng cáo sai sự thật. Cụ thể, tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
“Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.”
Ngoài ra còn bổ sung các hình phạt tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
Thứ ba, theo Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, người quảng cáo cho sản phẩm – bao gồm cả người nổi tiếng, người có ảnh hưởng (KOLs/Influencers) – cũng có thể bị coi là người cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ. Do đó, họ có nghĩa vụ bảo đảm thông tin trung thực, chính xác, nếu không sẽ chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra thiệt hại cho người tiêu dùng.
Thứ tư, trong một số trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có thể bị xử lý hình sự theo Điều 197 Quảng cáo gian dối Bộ luật Hình sự 2015, nếu hành vi quảng cáo sai sự thật dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng người tiêu dùng.
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có đầy đủ công cụ pháp lý để xử lý các hành vi quảng cáo sai sự thật – kể cả khi đó là người nổi tiếng hay người có sức ảnh hưởng. Điều quan trọng là các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, giám sát, và người có ảnh hưởng cần nâng cao nhận thức, đạo đức nghề nghiệp khi nhận lời quảng bá sản phẩm.

Việc phối hợp với các cơ quan liên ngành như văn hóa, an ninh mạng, quảng cáo… đã hiệu quả hay chưa ? Vì sao?
Trả lời:
Trên thực tế, việc phối hợp giữa các cơ quan liên ngành như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an (an ninh mạng), Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, cùng với các cơ quan quản lý quảng cáo đã được triển khai trong những năm gần đây, tuy nhiên hiệu quả vẫn còn chưa thực sự đồng bộ và triệt để, vì một số lý do sau:
Thứ nhất, các hành vi vi phạm chủ yếu diễn ra trên môi trường mạng xã hội, với tốc độ lan truyền nhanh và thường do các cá nhân thực hiện (KOLs, Influencers), nên việc phát hiện, xử lý kịp thời còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều nền tảng mạng xã hội lại có máy chủ đặt ở nước ngoài, khiến việc can thiệp và yêu cầu gỡ bỏ nội dung sai phạm không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Thứ hai, hiện nay vai trò và cơ chế phối hợp liên ngành vẫn còn phân tán. Mỗi cơ quan phụ trách một mảng, thiếu đầu mối điều phối chính, dẫn đến chồng chéo hoặc bỏ sót trong quá trình xử lý. Ví dụ, có trường hợp vi phạm quảng cáo nhưng không xác định rõ là thuộc quản lý văn hóa, truyền thông, hay an ninh mạng.
Thứ ba, chế tài pháp lý tuy đã có, nhưng tính răn đe còn hạn chế. Mức phạt hành chính chưa đủ mạnh so với lợi ích mà người vi phạm nhận được từ hợp đồng quảng cáo. Do đó, một số cá nhân vẫn “liều” vi phạm vì lợi nhuận lớn.
Cuối cùng, còn thiếu sự chủ động giám sát từ nền tảng mạng xã hội và các đơn vị trung gian quảng cáo. Họ có vai trò quan trọng trong việc kiểm duyệt nội dung trước khi đưa lên mạng, nhưng hiện nay vẫn chưa được ràng buộc trách nhiệm pháp lý rõ ràng.
Tóm lại, việc phối hợp liên ngành là rất cần thiết nhưng cần có sự chỉ đạo thống nhất, cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn, cùng với việc nâng cao chế tài xử lý và trách nhiệm của các bên liên quan thì mới có thể kiểm soát hiệu quả tình trạng người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật như hiện nay.

Nhìn từ quốc tế thì có Quốc gia nào đã xử phạt vấn đề này và họ xử phạt như thế nào ?
Trả lời:
Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương mại Liên bang – Federal Trade Commission (FTC) là cơ quan chính giám sát hoạt động quảng cáo, bao gồm cả hoạt động của KOLs, người nổi tiếng. FTC yêu cầu mọi nội dung quảng cáo phải minh bạch, đặc biệt là việc tiết lộ mối quan hệ tài chính giữa KOL và nhãn hàng (gọi là disclosure – ví dụ: “#Ad”, “#Sponsored”).
Chúng ta có thể nhìn vào sự kiện năm 2017, Lễ hội âm nhạc Fyre Festival bị điều tra do quảng cáo sai sự thật. Các influencer nổi tiếng như Kendall Jenner, Bella Hadid bị chỉ trích và một số bị điều tra vì không tiết lộ quan hệ tài trợ khi quảng bá. Cơ quan FTC cũng từng gửi hơn 90 thư cảnh cáo đến các influencer vì vi phạm quy định quảng cáo.
Tại Vương quốc Anh – Cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo – Advertising Standards Authority (ASA) quy định chặt chẽ về quảng cáo trên mạng xã hội, cụ thể KOLs phải rõ ràng và trung thực, đặc biệt khi có thỏa thuận tài chính hoặc nhận tài trợ từ nhãn hàng.
Vào tháng 1/2021, ASA đã cấm 3 influencer nổi tiếng tại Anh đăng quảng cáo mỹ phẩm vì vi phạm nguyên tắc “quảng cáo gây hiểu lầm” và không công khai mối quan hệ tài trợ.
Tại Hàn Quốc – Luật Bảo vệ người tiêu dùng trên thương mại điện tử và kể từ năm 2020, chính phủ Hàn Quốc yêu cầu mọi KOL/influencer phải thông báo rõ việc được tài trợ hoặc trả tiền khi quảng cáo sản phẩm. Nếu vi phạm, có thể bị phạt tới 30 triệu won (khoảng 25.000 USD) và bị yêu cầu công khai xin lỗi hoặc gỡ nội dung vi phạm. Năm 2020, khoảng 15 YouTuber nổi tiếng tại Hàn Quốc bị phát hiện quảng cáo đồ ăn, mỹ phẩm mà không thông báo là quảng cáo và bị xử phạt hành chính nặng.
Tóm lại, nhiều nước trên thế giới đã quy định chế tài và cơ chế giám sát minh bạch trong hoạt động quảng cáo của người có ảnh hưởng. Điều quan trọng là: (i) Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của từng cá nhân; (ii) Yêu cầu minh bạch thông tin tài trợ; (iii)Sử dụng hệ thống giám sát hoạt động quảng cáo chuyên nghiệp, nhanh chóng.
Nghệ sỹ phải nâng cao trách nhiệm xã hội đối với sản phẩm của mình như thế nào?
Trả lời:
Nghệ sĩ, người nổi tiếng hay người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs/Influencers), khi tham gia vào hoạt động quảng cáo, đặc biệt là trên nền tảng số cần nâng cao trách nhiệm xã hội của mình, bởi vì tiếng nói và hình ảnh của họ có tác động rất lớn đến nhận thức và hành vi tiêu dùng của công chúng. Họ cần nhìn nhận rằng: quảng cáo không chỉ là hoạt động thương mại, mà còn là hành vi có ảnh hưởng xã hội rộng lớn, do đó, cần sự cẩn trọng, có đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật. Việc nâng cao trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bảo vệ cộng đồng mà còn bảo vệ chính danh tiếng mà họ đã dày công gây dựng vậy nên việc nâng cao trách nhiệm đối với xã hội là điều cần phải làm.
Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm trong việc xác minh thông tin về sản phẩm, dịch vụ
Người nổi tiếng không thể dựa vào uy tín cá nhân để quảng bá cho bất kỳ sản phẩm nào mà chưa xác thực rõ nguồn gốc, chất lượng hay tính pháp lý của sản phẩm đó. Việc ký hợp đồng quảng cáo phải đi kèm với nghĩa vụ kiểm tra các tài liệu liên quan như: giấy phép lưu hành, chứng nhận an toàn, thành phần sản phẩm, phản hồi từ người tiêu dùng… Điều này vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, độ uy tín của các người nổi tiếng,vừa đảm bảo an toàn cho chính những người tiêu dùng tin mua sản phẩm của họ.
Thứ hai, nâng cao trách nhiệm trong phát ngôn
Người nổi tiếng cần hiểu rằng việc họ đưa 1 lời nhận định về sản phẩm có thể khiến hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí cả triệu người tin tưởng và sử dụng. Sức ảnh hưởng của họ rất lớn nên phát ngôn của họ cần trung thực, cẩn trọng, khác quan, tuyệt đối không được đưa thông tin sai sự thật hay thổi phồng công dụng sản phẩm dù là vô tình hay cố ý.
Thứ ba, trách nhiệm pháp lý đi kèm
Theo quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật Quảng cáo 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, người xác nhận quảng cáo – bao gồm của người nổi tiếng nghệ sĩ, vẫn có thể bị liên đới trách nhiệm nếu quảng cáo sai sự thật gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Nghĩa là không còn câu chuyện “tôi chỉ đứng tên” hay “tôi không biết sản phẩm đó ra sao”. Trách nhiệm giờ đây là cụ thể và có thể bị truy cứu bằng những chế tài pháp lý như buộc cải chính công khai, bồi thường thiệt hại, xử lý vi phạm hành chính hoặc thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Thứ tư, trách nhiệm đạo đức và niềm tin xã hội
Uy tín của nghệ sĩ được công chúng xây dựng và nuôi dưỡng qua thời gian, vì thế, mỗi hành vi quảng cáo thiếu kiểm chứng không chỉ khiến người tiêu dùng mất lòng tin, mà còn làm xói mòn hình ảnh của chính họ và cả giới nghệ thuật nói chung.
Thưa Luật sư, trước đây những người nổi tiếng tham gia với tư cách là 1 diễn viên diễn theo kịch bản nhưng vài năm trở lại đây thì xuất hiện hình thức livestreams , họ giới thiệu và quảng bá một sản phẩm nào đó. Vậy với 2 hình thức này thì trách nhiệm của nghệ sỹ thế nào? có khác nhau hay không?
Trả lời:
Khi xét về trách nhiệm pháp lý của nghệ sĩ trong các hình thức quảng cáo, chúng ta có thể phân biệt rõ ràng giữa hai hình thức: quảng cáo truyền thống (theo kịch bản) và livestream quảng cáo.
Trong hình thức quảng cáo truyền thống, nơi nghệ sĩ đóng vai theo kịch bản, họ thực hiện một vai trò thụ động và không đưa ra những phát ngôn cá nhân về chất lượng hay tính năng của sản phẩm. Trong trường hợp này, trách nhiệm pháp lý chủ yếu thuộc về các tổ chức sản xuất, phát hành quảng cáo và chủ sở hữu sản phẩm.
Tuy nhiên, khi nghệ sĩ tham gia vào hình thức livestream, trực tiếp giới thiệu hoặc khuyến nghị sản phẩm, họ không chỉ là người thể hiện mà đã trở thành người xác nhận quảng cáo. Theo Điều 45 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, nghệ sĩ trong trường hợp này có nghĩa vụ pháp lý phải đảm bảo tính chính xác của các thông tin mà họ chia sẻ về sản phẩm. Nếu thông tin mà họ cung cấp sai lệch, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, họ có thể bị xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại hoặc thậm chí chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng.
Tóm lại, khi nghệ sĩ chỉ tham gia trong vai trò diễn viên theo kịch bản, trách nhiệm của họ về nội dung quảng cáo là tương đối nhẹ nhàng và phụ thuộc vào các bên khác như nhà sản xuất và chủ sở hữu sản phẩm. Tuy nhiên, khi nghệ sĩ trực tiếp livestream và phát ngôn về sản phẩm, họ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các phát ngôn của mình, đảm bảo rằng mọi thông tin được cung cấp là đúng sự thật và không gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Thưa ông, theo tôi biết thì hiện nay Luật quảng cáo chưa có những quy định rõ ràng mạch lạc về nghĩa vụ của người truyền tải những sản phẩm quảng cáo mà đang suy trách nhiệm cho người sở hữu hàng hóa đó và bên sản xuất sản phẩm. Vậy theo ông, Luật quảng cáo đang có lỗ hổng nào không?
Trả lời:
Luật Quảng cáo 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) chủ yếu đặt trọng tâm trách nhiệm vào tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo và bên sản xuất, phân phối sản phẩm, trong khi vai trò và nghĩa vụ của người truyền tải nội dung quảng cáo – đặc biệt là các cá nhân nổi tiếng như nghệ sĩ, KOLs – lại chưa được quy định một cách cụ thể, rõ ràng và toàn diện.
Đây là một khoảng trống pháp lý, nhất là trong bối cảnh hoạt động quảng cáo hiện nay đã thay đổi rất nhiều – từ mô hình truyền thống sang môi trường kỹ thuật số, đặc biệt là thông qua livestream, mạng xã hội, nền tảng số, nơi mà những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng của công chúng.
Việc không quy định rõ nghĩa vụ xác minh thông tin, trách nhiệm pháp lý khi quảng bá sai sự thật, hoặc không có cảnh báo đầy đủ về sản phẩm khiến cho việc xử lý vi phạm của người truyền tải quảng cáo (dù có chủ đích hay không) gặp khó khăn về căn cứ pháp lý. Khi xảy ra tranh chấp hoặc thiệt hại cho người tiêu dùng, rất khó để xác định rõ ràng trách nhiệm pháp lý trực tiếp của cá nhân này.
Để khắc phục lỗ hổng nêu trên, cần sớm có sự điều chỉnh, bổ sung luật, trong đó: Thứ nhất, xác lập trách nhiệm cá nhân của người phát ngôn/quảng bá, đặc biệt là người có ảnh hưởng; thứ hai, yêu cầu nghĩa vụ kiểm tra, xác minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm trước khi công bố, chia sẻ với công chúng; thứ ba, thiết lập chế tài tương xứng nếu hành vi quảng cáo đó gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng hoặc gây hiểu nhầm nghiêm trọng.
Việc bổ sung các quy định này sẽ không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường quảng cáo, thúc đẩy trách nhiệm xã hội của người nổi tiếng, từ đó tạo dựng một môi trường truyền thông lành mạnh và bền vững hơn.

Chúng ta có thể sử dụng những công cụ pháp lý nào để quy trách nhiệm?
Trả lời:
Về mặt pháp lý, mặc dù Luật Quảng cáo hiện hành chưa có quy định cụ thể và toàn diện trách nhiệm cá nhân của ngươi truyền tải nội dung quảng cáo – đặc biệt là những cá nhân có ảnh hưởng như nghệ sĩ, KOLs, – nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn toàn không ‘bó tay’ trước thực tế này. Chúng ta có thể vận dụng nhiều công cụ pháp lý khác nhau để xác lập và truy cứu trách nhiệm trong từng trường hợp cụ thể, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi.
Thứ nhất, trong lĩnh vực dân sự, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Điều 584 trở đi). Nếu cá nhân quảng cáo một sản phẩm sai sự thật hoặc gây hiểu nhầm, từ đó dẫn đến thiệt hại thực tế cho người tiêu dùng, thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự với tư cách là người gây thiệt hại. Trách nhiệm ở đây không phụ thuộc vào việc người đó có phải là bên bán hay sản xuất hàng hóa hay không, mà căn cứ vào mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.
Thứ hai, trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 (có hiệu lực năm 2024) đã tiến một bước đáng kể khi lần đầu tiên ghi nhận trách nhiệm của người có ảnh hưởng trên môi trường số (bao gồm cả nghệ sĩ và người nổi tiếng). Luật quy định họ phải cung cấp thông tin trung thực, có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của nội dung quảng bá, và không được gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Đây là một căn cứ pháp lý trực tiếp và quan trọng để truy trách nhiệm trong tương lai gần.
Thứ ba, về xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 38/2021/NĐ-CP cho phép xử phạt cá nhân thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo. Dù người quảng bá không trực tiếp sản xuất hay phân phối sản phẩm, họ vẫn có thể bị xử phạt nếu hành vi của họ vi phạm các nguyên tắc cơ bản của hoạt động quảng cáo.
Cuối cùng, trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, hành vi quảng bá sai lệch, nếu gây hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng, hoàn toàn có thể bị xem xét trong khuôn khổ trách nhiệm hình sự, ví dụ như các tội danh: lừa dối khách hàng, sản xuất – buôn bán hàng giả, hoặc vi phạm quy định về an toàn thực phẩm tùy theo tính chất sự việc và mức độ liên đới của người quảng cáo.

Bên cạnh Luật quảng cáo thì chúng ta còn có Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật dân sư và cả Luật hình sự, những có tội danh ghi rõ về việc quảng cáo sai sự thật. Nhưng thực tế, cũng chưa có nghệ sỹ, người nổi tiếng hay người có tầm ảnh hưởng nào bị xử lý, vậy vấn đề nằm ở đâu ?

Trả lời:
Thứ nhất, khó chứng minh yếu tố lỗi và mối quan hệ nhân quả
Để xử lý một cá nhân (dù là dân sự hay hình sự), cơ quan chức năng cần chứng minh được lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý trong hành vi quảng cáo sai sự thật, đồng thời phải xác định rõ hậu quả và mối liên hệ nhân quả với hành vi đó. Ví dụ: Nếu một KOL quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, phải chứng minh người tiêu dùng thiệt hại sức khỏe do tin tưởng và sử dụng sản phẩm đó, thì mới xử lý hình sự hoặc buộc bồi thường được. Trong thực tế, nhiều người tiêu dùng không tố cáo hoặc không cung cấp đủ bằng chứng, nên vụ việc dừng lại ở mức xử phạt hành chính.
Thứ hai, tâm lý “ưu ái” hoặc “nể nang” người nổi tiếng
Có một thực tế là nghệ sĩ, người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn, hình ảnh gắn với công chúng, nên khi xảy ra sai phạm, các cơ quan chức năng có thể chọn cách xử lý mềm mỏng, yêu cầu gỡ bài, xin lỗi công khai thay vì xử lý mạnh tay. Điều này khiến tính răn đe bị giảm sút, và vô tình tạo ra tiền lệ xấu rằng “vi phạm cũng chỉ bị nhắc nhở là cùng”.
Thứ ba, thiếu cơ chế giám sát chuyên nghiệp và công khai
Hiện chưa có một cơ quan đầu mối duy nhất giám sát quảng cáo trên mạng xã hội, cũng chưa có cơ chế minh bạch để người tiêu dùng khiếu nại nhanh chóng. Ngoài ra, nhiều hợp đồng quảng cáo “ngầm”, không công khai giữa KOL và nhãn hàng, nên rất khó xác định mối quan hệ pháp lý để xử lý trách nhiệm khi có vi phạm.

Thưa ông, khi họ quảng cáo thì họ sẽ nói rằng họ đã dùng sản phẩm đó hay thậm chí là con cái của họ dùng sản phẩm đó để lấy lòng tin của người tiêu dùng, thì việc xử lý có khả thi hay không ?
Trả lời:
Về mặt pháp lý, nếu một cá nhân – đặc biệt là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng – khi tham gia quảng cáo mà tuyên bố rằng bản thân hoặc con cái họ đã sử dụng sản phẩm đó nhằm tạo lòng tin, nhưng thực tế không sử dụng thì hành vi đó có thể bị xem xét là quảng cáo sai sự thật hoặc quảng cáo gây nhầm lẫn, tùy theo mức độ và hậu quả.
Theo quy định tại Luật Quảng cáo và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam hiện hành, hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí nếu gây thiệt hại nghiêm trọng thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người phát ngôn trong quảng cáo (người làm chứng cho sản phẩm) cũng có thể bị liên đới trách nhiệm nếu hành vi của họ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử lý còn phụ thuộc vào khả năng chứng minh rằng tuyên bố đó là sai sự thật. Tức là, cơ quan quản lý hoặc người tiêu dùng phải chứng minh được rằng người đó chưa từng sử dụng sản phẩm, hoặc thông tin đưa ra là bịa đặt. Đây là điểm khó khăn nhất, vì hành vi quảng cáo thường không để lại bằng chứng rõ ràng về việc có hay không sử dụng sản phẩm.
Tóm lại, về nguyên tắc việc xử lý là hoàn toàn khả thi, nhưng để xử lý hiệu quả thì cần có bằng chứng rõ ràng, cơ chế giám sát chặt chẽ và ý thức tuân thủ pháp luật từ cả phía doanh nghiệp lẫn người phát ngôn trong quảng cáo
Người tiêu dùng cần phải phát huy quyền của mình thế nào ?
Trả lời:
Người tiêu dùng cần phát huy quyền của mình một cách chủ động và hiệu quả, thay vì chỉ thụ động chờ đợi sự can thiệp từ cơ quan quản lý.
Trước hết, người tiêu dùng cần hiểu rõ các quyền cơ bản được pháp luật bảo vệ, như quyền được an toàn về sức khỏe, tài sản, quyền được cung cấp thông tin trung thực, quyền được lựa chọn hàng hóa, khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm. Khi phát hiện có dấu hiệu quảng cáo sai sự thật hoặc bị lừa dối trong quá trình tiêu dùng, người tiêu dùng nên chủ động thu thập bằng chứng, liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp để yêu cầu giải thích hoặc khắc phục. Nếu không được giải quyết thỏa đáng, họ hoàn toàn có quyền gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền như Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương.
Đồng thời, mạng xã hội cũng là một công cụ hữu hiệu để phản ánh vấn đề, tuy nhiên cần sử dụng một cách văn minh, đúng pháp luật, tránh gây hiểu lầm hoặc ảnh hưởng xấu đến danh dự của người khác. Ngoài ra, người tiêu dùng nên tìm đến các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để được hỗ trợ pháp lý, thay vì hành động đơn lẻ.
Cuối cùng, mỗi người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức, tỉnh táo trước các chiêu trò quảng cáo mang tính cảm tính, đặc biệt là từ người nổi tiếng, và nên kiểm tra thông tin từ nhiều nguồn trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Khi người tiêu dùng biết cách tự bảo vệ mình thì cũng chính là lúc tạo ra áp lực tích cực buộc doanh nghiệp phải kinh doanh một cách minh bạch, trung thực và có trách nhiệm hơn.
Với thực trạng quảng cáo tràn lan, thật giả lẫn lộn như hiện nay, có lẽ đã đến lúc người tiêu dùng phải “cảnh giác với các Kols” hơn cả sản phẩm mà mình định sử dụng bởi “một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Và cũng đã đến lúc cơ quan chức năng cần siết chặt hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội, có chế tài xử phạt nghiêm minh với các hành vi được xác định là tiếp tay cho việc quảng cáo “thổi phồng”, sai sự thật về chất lượng và công dụng sản phẩm, thậm chí là tiếp tay cho việc tiêu thụ hàng giả.

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả sẽ chịu chế tài gì?
    53 lượt xem 19/04/2025

    Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội, luật sư Nguyễn Thị Ngọc Hà, Giám đốc khối tư vấn luật SBLAW đã dành cho bản tin Vnews – Thông tấn xã bài trả lời phỏng vấn xoay quay...

    Bắc Ninh: Thu giữ trên 200.000 lon bò húc có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull
    109 lượt xem 05/12/2024

    [Baohothuonghieu.com] Lực lượng Quản lý thị trường vừa kiểm tra, thu giữ trên 200.000 sản phẩm lon bò húc có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull, chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, triển khai biên bản hợp tác giữa Tập đoàn TCP Thái Lan –...

    Xử phạt Tập đoàn Thắng Phát do sản xuất, đóng gói hàng hóa vi phạm nhãn hiệu sơn Maxten
    26 lượt xem 02/12/2024

    [Baohothuonghieu.com] Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Phát được xác định đã thực hiện hành vi vi phạm về sản xuất, đóng gói hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu sơn Maxten. Ngày 29/11, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trên cơ sở đề xuất của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc...

    Giải pháp nào cho tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số
    65 lượt xem 08/11/2024

    Sáng tạo nội dung số là mảnh đất mới đầy tiềm năng dành cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất nội dung, các tổ chức, cá nhân và các nhãn hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sân chơi này cũng đặt ra bài toán về bảo vệ bản quyền đối với sản phẩm nội...

    Tổng hợp 26 vụ tranh chấp về nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ
    143 lượt xem 08/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Tranh chấp về nhãn hiệu là một vấn đề phổ biến trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay. Khi hai hoặc nhiều bên cùng sử dụng hoặc đăng ký một nhãn hiệu tương tự, dẫn đến xung đột về quyền lợi, tranh chấp...

    Điểm mới về tội phạm sở hữu trí tuệ trong Bộ luật hình sự 2015
    11 lượt xem 06/03/2023

    [Baohothuonghieu.com] – 3 Điểm mới về tội phạm sở hữu trí tuệ trong Bộ luật hình sự 2015 Thứ nhất: Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong Bộ luật hình sự 1999 thì tội danh này nằm trong...

    Hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái sẽ bị xử lý như thế nào?
    593 lượt xem 22/08/2022

    Câu hỏi:Thưa Quý Công ty, tôi có thắc mắc về việc “Buôn bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng như bánh trung thu sẽ bị xử phạt như nào?”.  Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến...

    Giải pháp bảo hộ nhãn hiệu đối vụ việc của công ty không có quyền đăng ký nhãn hiệu
    739 lượt xem 18/03/2022

    Câu hỏi: Công ty tôi tại Trung Quốc chuyên sản xuất các sản phẩm phụ kiện máy tính mang nhãn hiệu KINGMAN, nhãn hiệu KINGMAN đang còn hiệu lực bảo hộ tại Trung Quốc. Năm 2017, công ty B (Việt Nam) ký hợp đồng làm đại lý nhập khẩu và phân phối sản phẩm phụ...

    Hàng hoá nhập lậu là gì?
    880 lượt xem 31/10/2021

    Hàng hoá nhập lậu là gì? Câu hỏi: Xin hỏi luật sư là cơ sở nào để xác định hàng hoá nhập lậu theo luật Việt Nam? Luật sư trả lời: Theo quy định tại Nghị định 185/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán...

    Quy định pháp luật về giám định về sở hữu trí tuệ
    581 lượt xem 31/10/2021

    Quy định pháp luật về giám định về sở hữu trí tuệ. Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Viện KH SHTT) có chức năng thực hiện giám định về sở hữu công nghiệp được quy định trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện KH SHTT được ban hành kèm theo Quyết...

    Thành viên Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam
    824 lượt xem 31/10/2021

    Thành viên Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Giám định yếu tố vi phạm thương hiệu, tài sản sở hữu trí tuệ
    572 lượt xem 30/10/2021

    Giám định yếu tố vi phạm thương hiệu, tài sản sở hữu trí tuệ Khi chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu hoặc các tài sản trí tuệ như sáng chế, kiểu dáng, bản quyền tác giả nếu nhận thấy có hành vi xâm phạm quyền của bên thứ ba, chủ sở hữu có thể...

    Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
    451 lượt xem 30/10/2021

    Hiện nay, trong lĩnh vực thương mại, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh đã được quy định trong Luật cạnh tranh. Tuy nhiên, trong Luật sở hữu trí tuệ, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng được quy định hết sức cụ thể, nhằm...

    Xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp
    505 lượt xem 29/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] – Dịch vụ xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp tại SBLAW đảm bảo mang lại sự chuyên nghiệp và hiệu quả nhất cho quý khách hàng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý hàng đầu, chúng tôi cam kết hỗ trợ quý khách hàng từ việc thu thập thông...

    Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ
    464 lượt xem 29/10/2021

    Hàng giả, hàng nhái đang là vấn nạn của nền kinh tế, ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của doanh nghiệp. Làm nản lòng thành quả của nhà đầu tư. Để biết được chính xác về những quy định này, chúng tôi xin được đưa ra các quy định hiện hành về vấn đề...

    Dịch vụ điều tra nhãn hiệu
    373 lượt xem 29/10/2021

    Nhiều nhãn hiệu kể từ ngày nộp đơn và được cấp văn bằng bảo hộ vì một lý do nào đó mà chủ sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu đã không đưa nhãn hiệu vào sử dụng trong thực tế. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn...

    0904.340.664