Việc tắt tiếng Quốc ca trong trận đấu quốc tế trên youtube dưới góc nhìn luật sư.

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 442 lượt xem Đăng ngày 07/12/2021

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW trả lời Ban thời sự VOV về việc tắt tiếng Quốc ca trong trận đấu quốc tế trên youtube, sau đây là nội dung bài phỏng vấn;

Việc tắt nhạc quốc ca của Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, bản quyền của các bản ghi âm thuộc về cá nhân/tổ chức thực hiện bản ghi đó. Bất cứ bên nào muốn sử dụng bản ghi âm với mục đích thương mại thì đều phải xin phép chủ sở hữu của bản ghi. Tuy nhiên, trong trường hợp này, FPT thực ra chỉ là đơn vị tiếp sóng buổi thi đấu, chứ không phải đơn vị trực tiếp đứng ra ghi hình và phát sóng. Như vậy, tổ chức có nghĩa vụ xin phép và trả tiền thù lao chủ sở hữu bản ghi trong trường hợp này phải là ban tổ chức trận đấu.

Tuy nhiên, sự cố đáng tiếc xảy ra vừa rồi một phần cũng do hệ thống pháp luật của ta chưa có những quy định cụ thể liên quan đến việc quản lý tài sản nhà nước như Quốc ca. Do đó, các bên sẽ viện dẫn những quy định pháp luật thông thường để áp dụng vào một đối tượng đặc biệt, mà cụ thể trong vụ việc này là quyền sử dụng bản ghi âm bài hát “Tiến quân ca”. Do đó, tôi cho rằng các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và phát huy giá trị của ca khúc – cần phải đưa ra những ý kiến cụ thể để làm rõ cho các bên liên quan cũng như nhân dân cả nước.

Theo luật, khi muốn đăng ký thu âm, nhà sản xuất – Hãng đĩa Marco Polo- đã xin phép được thu chưa? Trường hợp này gia đình nhạc sĩ đã tặng ca khúc cho nhà nước thì hãng cần xin phép thế nào? Nếu họ chưa xin phép thì việc cấp phép hiện nay có được công nhận tiếp không?

Bài hát “Tiến quân ca” đã được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhà nước và nhân dân. Nói cách khác, gia đình cố nhạc sĩ đã từ bỏ quyền tài sản liên quan đến tác phẩm. Khi tiếp nhận bài hát, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên cho biết Bộ được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý bài hát. Bộ có trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị ca khúc này. Việc trao tặng này cũng chấm dứt việc hát Quốc ca trong các chương trình biểu diễn trong nước phải nộp tiền tác quyền. Như vậy, các tổ chức/cá nhân sử dụng bài hát “Tiến quân ca” sẽ không cần phải xin phép, chỉ cần nêu rõ tên tác giả và không xuyên tạc hay làm hỏng giá trị của tác phẩm mà thôi.

Tuy nhiên, mặc dù việc sử dụng bài hát “Tiến quân ca” thì không cần phải xin phép, thế nhưng việc sử dụng một sản phẩm âm nhạc, cụ thể là một bản phối của bài hát “Tiến quân ca” đã được thu âm của một tổ chức khác thì vẫn cần phải xin phép. Nói cách khác, nếu ban tổ chức chương trình tự thuê nhạc công và ca sĩ để biểu diễn Quốc ca thì việc đó không vi phạm bản quyền, nhưng nếu sử dụng một bản ghi của bên khác tạo ra mà không xin phép thì như vậy là chưa đúng theo quy định của pháp luật.

Từ sự việc này, cần sử dụng bản ghi thuộc bản quyền đơn vị nào để sử dụng, tránh sự cố?

Phải nói rằng đây không là lần đầu tiên việc Quốc ca bị tắt tiếng khi đang phát sóng trận đấu. Việc sử dụng bản ghi bài hát “Tiến quân ca” của đơn vị nào cần được ban tổ chức cân nhắc kỹ lưỡng, cũng như làm việc cụ thể với đơn vị đó để được cấp phép sử dụng. Lưu ý rằng hiện nay khi chưa có quy định cụ thể về việc quản lý và sử dụng Quốc ca thì lựa chọn bản ghi của bất kỳ đơn vị nào cũng đều cần sự cho phép của đơn vị đó. Nếu sử dụng mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu thì đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền. Ngoài ra, các đơn vị tổ chức cũng có một lựa chọn khác đó là tự đứng ra thuê nhạc công, ca sĩ để thu một bản phối riêng và sử dụng chúng cho các chương trình mình sản xuất, như vậy vừa không lo vi phạm bản quyền của bên nào, mà vừa có một bản ghi Quốc ca mang dấu ấn riêng.

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam
    14 lượt xem 11/06/2024

    [Baohothuonghieu.com] Trong chương trình Diễn đàn pháp luật kênh HTV9, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần trao đổi về vấn đề bảo hộ bản quyền tại Việt Nam. Bản quyền là gì? Tác quyền là gì? 2 “quyền” này có giống nhau không? Trước tiên, về “bản quyền”, có nước...

    Đạo diễn, biên kịch được hưởng quyền gì trong một tác phẩm điện ảnh?
    10 lượt xem 27/11/2022

    Câu hỏi số 4: Đạo diễn, biên kịch được hưởng quyền gì trong một tác phẩm điện ảnh? Trả lời: Những người làm công tác đạo diễn, biên kịch được hưởng quyền theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ: “1. Đặt tên cho tác phẩm;...

    Lợi ích của việc đăng ký quyền tác giả
    983 lượt xem 27/10/2021

    Câu hỏi:  Baohothuonghieu.com có thể trả lời giúp mình: Đăng ký quyền tác giả là gì? Lợi ích của việc đăng ký quyền tác giả? Trả lời Luật sư SBLAW trả lời câu hỏi như sau: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ, đăng ký quyền tác giả là...

    Hành vi nào bị coi là xâm phạm các quyền liên quan
    337 lượt xem 26/10/2021

    SBLAW – Hành vi nào bị coi là xâm phạm các quyền liên quan? Câu hỏi: Những hành vi nào bị coi là xâm phạm các quyền liên quan? Trả lời: Những hành vi sau bị coi là xâm phạm quyền liên quan: 1.  Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản...

    Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
    449 lượt xem 26/10/2021

    SBLAW tư vấn về vấn đề chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan Câu hỏi: Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là gì? Trả lời: 1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền...

    Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
    323 lượt xem 26/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] Chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế sáng tạo và công nghệ số phát triển mạnh mẽ. SBLAW giải đáp về Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là gì?...

    Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định như thế nào
    459 lượt xem 26/10/2021

    SBLAW giải đáp về Thời hạn bảo hộ quyền liên quan. Câu hỏi: Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định như thế nào? Trả lời: Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định như sau: – Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm (50 năm) tính...

    Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm kiến trúc như thế nào
    354 lượt xem 26/10/2021

    SBLAW tư vấn về đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc. Câu hỏi: Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả  tác phẩm kiến trúc như thế nào? Trả lời: Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả  tác phẩm kiến trúc gồm: 1. Tờ khai đăng...

    Sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao
    374 lượt xem 26/10/2021

    SBLAW tư vấn về việc sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao. Câu hỏi: Những trường hợp nào có thể sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao? Trả lời: – Các trường hợp sử...

    Sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao?
    443 lượt xem 26/10/2021

    Giải đáp của SBLAW về sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao? Câu hỏi: Những trường hợp có thể sử dụng quyền liên quan mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao? Trả lời: Các trường hợp sử dụng quyền liên quan...

    Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình như thế nào?
    270 lượt xem 26/10/2021

    SBLAW tư vấn về đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình Câu hỏi: Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình như thế nào? Trả lời: Thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm tạo hình bao gồm: – Tờ khai đăng ký bản...

    Thời hạn quyền tác giả được bao hộ bao lâu
    404 lượt xem 26/10/2021

    SBLAW tư vấn về thời hạn bảo hộ quyền tác giả Câu hỏi: Thời hạn quyền tác giả được bao hộ bao lâu? Trả lời: – Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau: Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở...

    Các loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả
    348 lượt xem 26/10/2021

    SBLAW tư vấn về các loại hình được bảo hộ quyền tác giả Câu hỏi: Các loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả? Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả Trả lời: – Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: 1. Tác...

    Đối tượng nào được bảo hộ dưới hình thức quyền liên quan
    252 lượt xem 26/10/2021

    SBLAW tư vấn các đối tượng được bảo hộ dưới hình thức quyền liên quan. Theo đó, các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ bao gồm: 1.     Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a)     Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện...

    Quyền tác giả gồm những nội dung gì
    317 lượt xem 26/10/2021

    SBLAW tư vấn về nội dung quyền tác giả. Câu hỏi: Quyền tác giả gồm những nội dung gì? Trả lời: – Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. 1. Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau...

    Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là gì
    406 lượt xem 26/10/2021

    SBLAW tư vấn về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan Câu hỏi: Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là gì? Trả lời: – Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ...

    0904.340.664