[Baohothuonghieu.com] Một ví dụ về sự thành công điển hình của thương hiệu “Number One” ở Việt Nam. Sự thành công này xuất phát từ việc thẩm định đúng đắn thực trạng của môi trường Marketing ở khu vực Asean và Việt Nam, đặc biệt về tình hình của nhu cầu, táo bạo đầu tư, và triển khai chiến lược thích hợp trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng, hệ thống kênh phân phối mạnh, và chiến lược thương hiệu có hiệu quả.
Bài học này là một kinh nghiệm có giá trị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi cạnh tranh trong môi trường toàn cầu.
Thương hiệu “Number One” là một minh chứng về sự thành công trong định vị đối với một thương hiệu mang tính khai phá (“Pionneer brand”). Tự cho mình là một loại nước uống bổ dưỡng đầu tiên được đóng chai ở Việt Nam, “Number One” đã thực hiện được việc phân phối rộng rãi cho mọi người với mức giá phù hợp.
Công nghệ vô chai đã bổ sung tính khác biệt đối với các loại thức uống bổ dưỡng khác và đã gia tăng sự nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu.
Sự thành công của “Number One” có thể tóm tắt thành 7 điểm sau đây :
- Khác biệt hóa thể hiện qua đây là thức uống bổ dưỡng đầu tiên ở Việt Nam.
- Giá bán thấp, phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng trong nước với dân số trên 80 triệu người.
- Yếu tố gây “bất ngờ” : Việc tung ra một sản phẩm thức uống bổ dưỡng vô chai là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước vốn có nguồn lực về tài chính và công nghệ yếu. Đây là một sản phẩm đối với một công ty mới thành lập, làm cho các đối thủ lớn không quan tâm và càng không thể phản ứng đối phó cho tới khi “Number One” đã ở vào thế “tay trên”.
- Định vị thích hợp thông qua sự thuận tiện trong sử dụng. Trong một quốc gia với trên 65% là giới trẻ, và 80% dân số còn phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp, thì việc Marketing của một thức uống bổ dưỡng với giá rẻ, đồng thời an toàn và vệ sinh – đó là một ý tưởng Marketing độc đáo.
- Có được một chiến lược thương hiệu có hiệu quả. Đây là một trong một số rất ít doanh nghiệp có sáng kiến thuê dịch vụ quảng cáo nước ngoài để tiến hành chiến dịch quảng cáo theo phương pháp chuyên nghiệp.
- Khai thác tốt các hoạt động Vận động công chúng (Public Relations) chẳng hạn như tài trợ bóng đá, các hoạt động từ thiện và lợi ích cộng đồng.
- Trong môi trường của Việt Nam, Khi mà các khái niệm về “thương hiệu” vẫn còn mới mẻ, thì khả năng tư duy sáng tạo và việc thực hiện đến cùng các nỗ lực đã tạo ra cho “Number One” đã trở thành một thương hiệu quen thuộc (Familiar Brand) trong tầng lớp khách hàng tiêu dùng Việt Nam.
Chiến lược xây dựng thương hiệu Việt Nam gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực, do đó nó phải được tiến hành theo công thức 3C :
(1)Consistant global value : Phù hợp với giá trị toàn cầu. Nghĩa là thương hiệu, dịch vụ và quy trình sản xuất phải được thiết kế theo tiêu chuẩn hoá toàn cầu, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Chẳng hạn như từ tên gọi (Brand name), cho đến khẩu hiệu (Slogan)…
(2)Coordinated regional strategy : Liên kết, phối hợp với khu vực ASEAN trong phân khúc thị trường, xác định khách hàng mục tiêu và định vị.
(3)Customized local tactic : Chiến thuật nhắm vào khách hàng địa phương, nội địa thông qua khác biệt hoá, Marketing hỗn hợp và bán hàng.
Cách tiếp cận toàn cầu hoá cuả việc xây dựng thương hiệu, đó là thực hiện mô hình tạo ra thương hiệu toàn cầu trong thị trường địa phương. Công thức 3C là cốt lõi cho cách tiếp cận này. Thu hút khách hàng và nắm bắt thị phần đối với bất kì vùng, khu vực, địa phương nào, đòi hỏi tham khảo và ứng dụng tốt công thức này.
Xin phép kết luận bài phát biểu này bằng một ý tưởng của Philip Kotler viết trong tác phẩm được xuất bản mới đây (Think Asean-Suy nghĩ về Asean) :
“Forget the world, Think Asean, Act local.” (“Tạm quên đi Thế Giới, Suy nghĩ về Asean, Hành động địa phương)
Nguồn: Vietnambranding
|