Mã số mã vạch các nước? Các loại mã vạch thông dụng

Mã số mã vạch được ví như “căn cước” của hàng hoá, giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng, chính xác nguồn gốc các loại hàng hoá. Mã số mã vạch là một thẻ chứng minh xuất xứ và lưu thông của sản phẩm trên các thị trường quốc tế. Mỗi sản phẩm được gắn một mã số duy nhất, tương tự như mã số điện thoại trong viễn thông. Dưới đây SBLAW sẽ giới thiệu đến quý khách hàng danh sách mã vạch các nước trên thế giới. Có bao nhiêu loại mã vạch thông dụng hiện nay?

Ý nghĩa của mã vạch các nước

Trong thời đại toàn cầu hóa, không chỉ có sản xuất hàng hóa tại Việt Nam mà còn có rất nhiều mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới. Các quốc gia mà chúng ta thường nhập khẩu bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Pháp, Úc, Thái Lan, và nhiều nước khác.

Để xác định mã vạch thuộc về quốc gia nào, bạn có thể dựa vào 3 chữ số đầu tiên của mã vạch thường được in trên bao bì hoặc hộp sản phẩm. Sau đó, bạn có thể so sánh với các danh sách mã vạch các nước. Trước tiên bạn cần biết về ý nghĩa 4 nhóm trên mã vạch các nước. Thông tin trong mã vạch được phân thành 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau:

  • Nhóm 1: Bao gồm ba chữ số đầu tiên từ trái sang phải, là mã số của quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ).
  • Nhóm 2: Tiếp theo là bốn chữ số, là mã số của doanh nghiệp.
  • Nhóm 3: Gồm năm chữ số tiếp theo, là mã số của hàng hóa.
  • Nhóm 4: Số cuối cùng (ở bên phải nhất) là số kiểm tra.

Bảng danh sách mã số mã vạch các nước

Xem bảng danh sách ký mã hiệu mã vạch các nước trên thế giới, các nước đã đăng ký vào hệ thống GS1 quốc tế (GS1 Country) giúp người tiêu dùng cách nhận biết, phân biệt hàng hóa các nước qua ký hiệu mã số mã vạch (MSMV)

Mã vạch các nước phổ biến thường gặp

  • 000 - 139 GS1 Mỹ (United States)
  • 300 - 379 GS1 Pháp (France)
  • 400 - 440 GS1 Đức (Germany)
  • 450 - 459 và 490 - 499 GS1 Nhật Bản
  • 690 - 695 GS1 Trung Quốc
  • 760 - 769 GS1 Thụy Sĩ
  • 880 GS1 Hàn Quốc
  • 885 GS1 Thái Lan (Thailand)
Mã vạch các nước
Bảng mã vạch các nước

Chi tiết mã vạch các nước trên thế giới

Dưới đây là danh sách mã vạch của các nước trên thế giới

  • 000 - 019 GS1 Mỹ (United States) USA
  • 020 - 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
  • 030 - 039 GS1 Mỹ (United States)
  • 040 - 049 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
  • 050 - 059 Coupons
  • 060 - 139 GS1 Mỹ (United States)
  • 200 - 299 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
  • Các dãy số bắt đầu từ 300 - 379 GS1 Pháp (France) mã vạch sản phẩm của Pháp
  • 380 GS1 Bulgaria
  • 383 GS1 Slovenia
  • 385 GS1 Croatia
  • 387 GS1 BIH (Bosnia-Herzegovina)
  • 400 - 440 GS1 Đức (Germany)
  • 450 - 459 & 490 - 499 GS1 Nhật Bản (Japan) đầu số mã vạch của Nhật
  • 460 - 469 GS1 Liên bang Nga (Russia: 460, 461, 462, 463, 464, 465, 466, 467, 468, 469)
  • 470 GS1 Kurdistan
  • 471 GS1 Đài Loan (Taiwan)
  • 474 GS1 Estonia
  • 475 GS1 Latvia
  • 476 GS1 Azerbaijan
  • 477 GS1 Lithuania
  • 478 GS1 Uzbekistan
  • 479 GS1 Sri Lanka
  • 480 GS1 Philippines
  • 481 GS1 Belarus
  • 482 GS1 Ukraine
  • 484 GS1 Moldova
  • 485 GS1 Armenia
  • 486 GS1 Georgia
  • 487 GS1 Kazakhstan
  • 489 GS1 Hong Kong
  • 500 - 509 GS1 Anh Quốc - Vương Quốc Anh (UK)
  • 520 GS1 Hy Lạp (Greece)
  • 528 GS1 Li băng (Lebanon)
  • 529 GS1 Đảo Síp (Cyprus)
  • 530 GS1 Albania
  • 531 GS1 MAC (FYR Macedonia)
  • 535 GS1 Malta
  • 539 GS1 Ireland
  • 540 - 549 GS1 Bỉ và Lúc xăm bua (Belgium & Luxembourg: 540, 541, 542, 543, 544, 545, 546, 547, 548, 549)
  • 560 GS1 Bồ Đào Nha (Portugal)
  • 569 GS1 Iceland
  • 570 - 579 GS1 Đan Mạch (Denmark: 570, 571, 572, 573, 574, 575, 576, 577, 578, 579)
  • 590 GS1 Ba Lan (Poland)
  • 594 GS1 Romania
  • 599 GS1 Hungary
  • 600 - 601 GS1 Nam Phi (South Africa)
  • 603 GS1 Ghana
  • 608 GS1 Bahrain
  • 609 GS1 Mauritius
  • 611 GS1 Ma Rốc (Morocco)
  • 613 GS1 An giê ri (Algeria)
  • 616 GS1 Kenya
  • 618 GS1 Bờ Biển Ngà (Ivory Coast)
  • 619 GS1 Tunisia
  • 621 GS1 Syria
  • 622 GS1 Ai Cập (Egypt)
  • 624 GS1 Libya
  • 625 GS1 Jordan
  • 626 GS1 Iran
  • 627 GS1 Kuwait
  • 628 GS1 Saudi Arabia
  • 629 GS1 Tiểu Vương Quốc Ả Rập (Emirates)
  • 640 - 649 GS1 Phần Lan (Finland)
  • 690 - 695 GS1 Trung Quốc (China: 690, 691, 692, 693, 694, 695) là đầu số mã vạch hàng trung quốc
  • 700 - 709 GS1 Na Uy (Norway)
  • 729 GS1 Israel
  • 730 - 739 GS1 Thụy Điển (Sweden)
  • 740 GS1 Guatemala
  • 741 GS1 El Salvador
  • 742 GS1 Honduras
  • 743 GS1 Nicaragua
  • 744 GS1 Costa Rica
  • 745 GS1 Panama
  • 746 GS1 Cộng hòa Đô mi nic (Dominican Republic)
  • 750 GS1 Mexico
  • 754 - 755 GS1 Canada
  • 759 GS1 Venezuela
  • 760 - 769 GS1 Thụy Sĩ (Switzerland)
  • 770 GS1 Colombia
  • 773 GS1 Uruguay
  • 775 GS1 Peru
  • 777 GS1 Bolivia
  • 779 GS1 Argentina
  • 780 GS1 Chi lê (Chile)
  • 784 GS1 Paraguay
  • 786 GS1 Ecuador
  • 789 - 790 GS1 Brazil
  • 800 - 839 GS1 Ý (Italy)
  • 840 - 849 GS1 Tây Ban Nha (Spain)
  • 850 GS1 Cuba
  • 858 GS1 Slovakia
  • 859 GS1 Cộng hòa Séc (Czech) là đầu mã số mã vạch Cộng hòa Séc
  • GS1 YU (Serbia & Montenegro)
  • 865 GS1 Mongolia
  • 867 GS1 Bắc Triều Tiên (North Korea)
  • 868 - 869 GS1 Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)
  • 870 - 879 GS1 Hà Lan (Netherlands)
  • 880 GS1 Hàn Quốc (South Korea) là 3 số đầu mã hàng của Hàn Quốc
  • 884 GS1 Campuchia (Cambodia)
  • 885 GS1 Thái Lan (Thailand)  3 số đầu của mã sản phẩm hàng hóa Thái Lan
  • 888 GS1 Sing ga po (Singapore)
  • 890 GS1 Ấn Độ (India)
  • 893 GS1 Việt Nam (thuộc Châu Á)
  • 899 GS1 In đô nê xi a (Indonesia)
  • 900 - 919 GS1 Áo (Austria)
  • 930 - 939 GS1 Úc (Australia)
  • 940 - 949 GS1 New Zealand
  • 950 GS1 Global Office
  • 955 GS1 Malaysia
  • 958 GS1 Macau
  • 977 Dãy số tiêu chuẩn quốc tế dùng cho ấn bản định kỳ/  International Standard Serial Number for Periodicals (ISSN)
  • 978 Số tiêu chuẩn quốc tế dành cho sách/ International Standard Book Numbering (ISBN)
  • 979 Số tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm âm nhạc/ International Standard Music Number (ISMN)
  • 980 Refund receipts/ giấy biên nhận trả tiền
  • 981 - 982 Common Currency Coupons/ phiếu, vé tiền tệ nói chung
  • 990 - 999 Coupons/ Phiếu, vé

Mã vạch của Việt Nam là bao nhiêu?

Để xác định xuất xứ quốc gia của một mặt hàng, bạn có thể kiểm tra 3 chữ số đầu tiên của mã vạch và so sánh chúng với bảng hệ thống mã vạch quy chuẩn dưới đây. Nếu 3 chữ số đầu là 893, điều này cho biết mặt hàng được sản xuất tại Việt Nam.

GS1 Việt Nam quản lý mã quốc gia 893, được cấp bởi GS1 quốc tế cho Việt Nam, để cấp mã doanh nghiệp và hỗ trợ các tổ chức liên quan như nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ và các tổ chức khác trong việc áp dụng công nghệ mã số và mã vạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của mình. Ngoài ra, GS1 Việt Nam còn hỗ trợ ứng dụng MSMV (Mạng Số Mã Vạch) để tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin dữ liệu bằng điện tử (EDI – Electronic Data Interchange).

Cấu trúc mã vạch để phân biệt sản phẩm hàng hóa Việt Nam thường có định dạng như sau: 893MMMMMMXXXC.

Trong đó:

  • 893: là mã quốc gia Việt Nam.
  • MMMMMM: là mã doanh nghiệp được cấp khi đăng ký sản phẩm.
  • XXX: là dãy số từ 000 đến 9999 được doanh nghiệp chỉ định cho từng loại sản phẩm hàng hóa khác nhau. Ví dụ: Nếu một cơ sở sản xuất ban đầu đăng ký sản xuất 03 sản phẩm, thì sản phẩm 1 sẽ được đánh số là 001, sản phẩm 2 là 002, sản phẩm 3 là 003, và cứ tiếp tục như vậy.
  • C là số kiểm tra được tính từ toàn bộ dãy 12 số 893MMMMMMXXX (Corel sẽ tự động điền số này cho bạn).
Mã vạch Việt Nam
Mã vạch Việt Nam là 893

Trên đây là ký hiệu mã số mã vạch hàng hóa các nước, để biết hàng hóa sản xuất tại nước nào hay xuất xứ quốc gia mà doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch hàng hóa đó.

Như các quốc gia sản xuất: điện thoại như iphone, đồ điện tử, điện máy, thuốc dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, thời trang, nội thất, đồ chơi, hàng tiêu dùng... hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Danh mục các mã số chưa đăng ký vào GS1 

Dưới đây là danh sách mã vạch chưa đăng ký vào GS1 để quý khách được nắm rõ:

  • 140 - 199
  • 381, 382, 384, 386 & 388
  • 390 - 399
  • 441 - 449
  • 472, 473 & 483
  • 510 - 519
  • 521 - 527
  • 532 - 534 & 536 - 538
  • 550 - 559
  • 561 - 568
  • 580 - 589
  • 591 - 593 & 595 - 598
  • 602 & 604 - 607
  • 610, 612, 614, 617, 620 & 623
  • 630 - 639
  • 650 - 689
  • 696 - 699
  • 710 - 728
  • 747 - 749
  • 751 - 753 & 756 - 758
  • 771, 772, 774, 776 & 778
  • 781 - 783, 785, 787 & 788
  • 791 - 799
  • 851 - 857
  • 861 - 864 & 866
  • 881 - 883, 886, 887 & 889
  • 891, 892, 894, 895, 897 & 898
  • 920 - 929
  • 951 - 954, 956 & 957
  • 959 - 976
  • 983 - 989

Vậy là trên đây chúng tôi đã chia sẻ toàn bộ thông tin về mã vạch các nước trên thế giới. Hi vọng những thông tin này hữu ích cho quý khách hàng. SB Law luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng, cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch, góp phần chống hàng giả hàng nhái, liên hệ ngay để được tư vấn về dịch vụ đăng ký mã số mã vạch.

Tham khảo thêm » Đăng ký mã số mã vạch

Mã vạch gồm nhiều chủng lọai khác nhau cần tìm hiểu.

Có thể nói mã vạch cũng giống như một đạo quân các ký hiệu quen thuộc, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, trên hầu hết các sản phẩm lưu hành hợp pháp trên thị trường. Ai cũng đều thấy chúng nhưng ít ai hiểu được nhiều về chúng. Nhưng vì nghĩ mã vạch là "vô thưởng vô phạt" nên cũng chẳng ai quan tâm đến chúng cả. Khi được hỏi về mã vạch, đa số người ta chỉ biết mã vạch là.. mã vạch. Nó mã hóa một con số gì đó mà người ta không hiểu.Nói như vậy nghiễm nhiên mã vạch chỉ có một lọai duy nhất là... Mã vạch và nó được sử dụng để lưu trữ 1 con số gì đó như giá tiền chẳng hạn. Bài viết dưới đây SBLAW giới thiệu các loại mã vạch thông dụng hiện nay trên toàn thế giới.

Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều lọai, trong đó các dạng thông dụng trên thị trường mà ta thấy gồm UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128.

Ngoài ra, trong 1 số loại mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều Version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau,

Thí dụ UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E; EAN có các version EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.

Các loại mã vạch thông dụng
Các loại mã vạch thông dụng

UPC (Universal Product Code)

UPC là 1 lọai ký hiệu mã hóa số được ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng vào năm 1973. Ngành công nghiệp thực phẩm đã phát triển hệ thống này nhằm gán mã số không trùng lặp cho từng sản phẩm. Người ta sử dụng UPC như “giấy phép bằng số” cho các sản phẩm riêng lẽ.

UPC gồm có 2 phần:

Phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được.

Số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự. Đó là các mã số dùng để nhận diện mỗi một sản phẩm tiêu dùng riêng biệt

Nhìn ký hiệu UPC như hình bên ta thấy tổng cộng gồm 12 ký số:

Ký số thứ 1:

Ở đây là số 0, gọi là ký số hệ thống số (number system digit) hoặc còn gọi là “Family code”.

Nó nằm trong phạm vi của 7 con số định rõ ý nghĩa và chủng lọai của sản phẩm như sau:

* 5 - Coupons: Phiếu lĩnh hàng hóa

* 4 - Dành cho người bán lẽ sử dụng

* 3 - Thuốc và các mặt hàng có liên quan đến y tế.

* 2 - Các món hàng nặng tự nhiên như thịt và nông sản.

* 0, 6, 7 - Gán cho tất cả các mặt hàng khác như là một phần nhận diện của nhà sản xuất.

Năm ký số thứ 2:

Trong mẫu này, tượng trưng là 12345, ám chỉ mã người bán (Vendor Code), mã doanh nghiệp hay mã của nhà sản xuất (Manufacturer code). Ở Hoa kỳ, mã này được cấp bởi hiệp hội UCC (The Uniform Code Council) và mã được cấp cho người bán hoặc nhà sản xuất là độc nhất. Như vậy khi hàng hóa lưu thông trên thị trường bằng mã UPC thì chỉ cần biết được 5 ký số này là có thể biết được xuất xứ của hàng hóa.

Năm ký số kế tiếp: Dành cho người bán gán cho sản phẩm của họ. Người bán tự tạo ra 5 ký số này theo ý riêng của mình để mã hóa cho sản phẩm.

Ký số cuối cùng: Ở đây là số 5, là ký số kiểm tra, xác nhận tính chính xác của tòan bộ số UPC

UPC được phát triển thành nhiều phiên bản (version) như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi như phiên bản chuẩn của UPC, các phiên bản còn lại được phát triển theo những yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiệp.

Mã UPC vẫn còn đang sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ

EAN (European Article Number)

EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC. Về cách mã hóa nó cũng giống hệt như UPC nhưng về dung lượng nó gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký số đầu tiên là ký số “mốc”, dùng để biểu thị cho nước xuất xứ. Các ký số này chính là “mã quốc gia” của sản phẩm được cấp bởi Tổ chức EAN quốc tế (EAN International Organization)

EAN này được gọi là EAN-13 để phân biệt với phiên bản EAN-8 sau này gồm 8 ký số.

Theo ký hiệu EAN-13 như hình vẽ phía trên, có thể phân chia như sau:

* 893 - Mã quốc gia Việt Nam

* 123456789 - 9 ký số này được phân chia làm 2 cụm: cụm mã nhà sản xuất có thể 4, 5 hoặc 6 ký số tùy theo được cấp, cụm còn lại là mã mặt hàng.

* 7 - Mã kiểm tra tính chính xác của tòan bộ số EAN.

EAN có một biến thể khác của nó là JAN (Japaneses Artical Numbering), thực chất là EAN của người Nhật với mã quốc gia là 49.

Vì EAN phát triển với mã quốc gia nên nó được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên tòan cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do Tổ chức EAN quốc tế quản lý. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn sử dụng được mã EAN trên sản phẩm của mình, phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam, gọi tắt là EAN Việt Nam, để được cấp mã số doanh nghiệp.

Code 39

UPC và EAN dù là 2 lọai mã vạch có tính chất chuyên nghiệp và quốc tế nhưng khuyết điểm của nó là dung lượng có giới hạn và chỉ mã hóa được số, không mã hóa được chữ.

Code 39 được phát triển sau UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Nó không có chiều dài cố định như UPC và EAN do đó có thể lưu trữ nhiều lượng thông tin hơn bên trong nó.

Do tính linh họat như vậy, Code 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất. Bộ ký tự này bao gồm tất cả các chữ hoa, các ký số từ 0 đến 9 và 7 ký tự đặc biệt khác.

Nhiều tổ chức đã chọn một dạng thức Code 39 để làm chuẩn công nghiệp của mình trong đó đáng chú ý là Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lấy Code 39 làm bộ mã gọi là LOGMARS.

INTERLEAVED 2 OF 5

Interleaved 2 of 5 là một lọai mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Ưu điểm của Interleaved 2 of 5 là nó có độ dài có thể thay đổi được và được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khỏang không gian không lớn lắm

Theo 2 mẫu trên, ta thấy rằng cùng 1 tỷ lệ barcode, khi lưu 20 ký số vào trong Interleaved 2 of 5, ta được 1 ký hiệu barcode nhỏ gọn bằng 1/2 so với khi lưu 20 ký số vào trong Code 39.

Các lọai Barcode thông dụng khác: Code93, Code39, Code128-a, hibc

Có bao nhiêu loại mã vạch?
Các loại mã vạch thông dụng

Các loại Barcode 2D

Người dùng mã vạch ngày càng quan tâm đến mã vạch 2 chiều (2D Barcode) vì nhận ra những đặc tính độc đáo của nó không có mặt trong các ký hiệu tuyến tính truyền thống. Ký hiệu 2 chiều nhằm vào ba ứng dụng chính:

Sử dụng trên các món hàng nhỏ: Nếu in mã vạch tuyến tính, tức là các lọai mã vạch 1D thông dụng, trên các món hàng nhỏ thì thường gặp trở ngại về kích thước của mã vạch vẫn còn quá lớn so với các món hàng cực nhỏ. Với sự phát triển của mã vạch 2 chiều người ta có thể in mã vạch nhỏ đến mức có thể đặt ngay trên món hàng có kích thước rất nhỏ.

Nội dung thông tin: Công nghệ 2 chiều cho phép mã hóa 1 lượng lớn thông tin trong một diện tích nhỏ hẹp. Cả lượng thông tin lưu trong cùng một ký hiệu mã vạch 2D có thể coi như là 1 file dữ liệu nhỏ gọn (trong ngành gọi là PDF - Portable Data File). Do đó khi sử dụng lọai mã 2D, có thể không cần đến CSDL bên trong máy vi tính.

Quét tầm xa: Khi sử dụng các ký hiệu 2D, máy in không đòi hỏi in ở độ phân giải cao mà có thể in ở độ phân giải thấp vì trong ký hiệu 2D, các mảng điểm (pixel) hoặc các vạch (bar) rất lớn. Điều này dẫn đến việc cho phép quét mã vạch 2D ở 1 khoảng cách xa lên đến 50 feet (khoảng 15m)

Các ký hiệu barcode 2D có thể được chia làm 2 loại:

1/ Loại mã xếp chồng (Stacked Codes):

Loại mã xếp chồng (Stacked Codes): như Code 16K, Code 49, PDF-417

Code 16K PDF-417 Code 49

(Với 2 “chồng” lưu trữ được 14 ký số) (18 digits cho 1 kích thước rất nhỏ) (2 “chồng lưu được 15 digits)

2/ Loại mã ma trận (Matrix Codes):

Loại mã ma trận (Matrix Codes): như Data Matrix, Maxicode,Softstrip, Vericode, …

Với Data Matrix như thế này đây, khi giải mã các bạn sẽ được một đoạn văn như sau:

” Cac ban co tin la toi co the viet 1 quyen truyen bang ma vach khong? ”

Thật kinh khủng nếu ai đó viết 1 quyển truyện bằng mã vạch, lúc đó mỗi câu văn hoặc mỗi đoạn văn sẽ là... 1 mã ma trận. Với sự phát triển của mã ma trận, ta thấy rằng ngành mã vạch đã thực sự phát triển theo một hướng khác:

Cơ sở dữ liệu. Một ngày nào đó, bạn sẽ có trong tay một chiếc đĩa mềm, hoặc Flashdisk trong đó chỉ toàn là các mã ma trận lưu trữ danh sách của các VIP mà không sợ bị các Hacker bẻ khoá. Vì chỉ có máy quét mới có thể “bẻ khoá” được mã vạch, hơn nữa không phải máy quét nào cũng đọc được mã ma trận.

Trên đây SBLAW đã trình bày cho quý khách nắm rõ Có bao nhiêu loại mã vạch? Các loại mã vạch thông dụng. Nếu quý khách có nhu cầu về đăng ký mã số mã vạch vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo HOTLINE: .

Xem thêm chi tiết dịch vụ tại đây >> Đăng ký mã số mã vạch

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan