Xử lý xâm phạm với đối tượng pháp luật không yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ

Xử lý xâm phạm với đối tượng pháp luật không yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ

Xử lý xâm phạm quyền đối với những đối tượng pháp luật không yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ. Có một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp không cần cấp văn bằng bảo hộ vẫn được bảo hộ

Như tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng, bí mật kinh doanh, vậy khi gửi đơn, người yêu cầu cần bổ sung tài liệu gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp không có xác lập văn bằng bảo hộ thì chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền là các tài liệu, hiện vật, thông tin về căn cứ phát sinh quyền, xác lập quyền tương ứng theo quy định tại khoản 2, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ và được quy định cụ thể như sau:

Đối với bí mật kinh doanh: bản mô tả nội dung, hình thức lưu giữ, cách thức bảo vệ và phương thức có được bí mật kinh doanh;

Đối với tên thương mại: bản mô tả nội dung, hình thức sử dụng và quá trình sử dụng tên thương mại;

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: tài liệu thể hiện các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ và giải trình về quá trình sử dụng để nhãn hiệu trở thành nổi tiếng.

» Chứng cứ chứng minh trong quá trình xử lý vi phạm quyền

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Mẫu hợp đồng giám định

Mẫu hợp đồng giám định và biên bản thanh lý: cung cấp dịch vụ giám định về sở hữu công nghiệp với đối tượng, nội