Xử lý vi phạm hàng hóa ảnh hưởng sức khoẻ, môi trường, an toàn xã hội

Xử lý vi phạm hàng hóa ảnh hưởng sức khoẻ, môi trường, an toàn xã hội

Xử lý vi phạm hàng hóa ảnh hưởng sức khoẻ, môi trường, an toàn xã hội

Phối hợp xử lý vi phạm liên quan đến sản phẩm, hàng hóa ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường, an toàn xã hội.Theo quy định tại Thông tư số 37/2011/TT- BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ:

Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì vấn đề nêu trên được quy định như sau:

1. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến sản phẩm, hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường, an toàn xã hội quy định tại điểm b khoản 3 Điều 24 Nghị định 97/2010/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý vi phạm cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ giải trình theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định 97/2010/NĐ-CP hoặc phối hợp với chủ thể quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đưa ra một trong các văn bản sau đây:

a) Văn bản kết luận về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra văn bản kết luận về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản kết luận đó cho chủ thể quyền và bên vi phạm và tạo điều kiện cho các bên tự thoả thuận, thương lượng trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được văn bản kết luận này.

a) Trường hợp các bên đã đạt được thoả thuận và đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với quy định pháp luật sở hữu trí tuệ, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 97/2010/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra văn bản thông báo ghi nhận thoả thuận đó và dừng giải quyết vụ việc;

b) Trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong thời hạn quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi văn bản kết luận vi phạm, văn bản thông báo ghi nhận thỏa thuận của các bên hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực liên quan để phối hợp xử lý vi phạm trong việc xem xét từ chối cấp, gia hạn hoặc đình chỉ giấy phép lưu hành sản phẩm theo quy định của pháp luật.

» Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Hàng giả là gì?

Hàng giả là gì? Câu hỏi: Xin luật sư cho tôi biết hàng giả là gì, thế nào được coi là hàng hóa giả mạo?