Tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu cho bà Julia Phạm - Việt kiều Mỹ

Bà Julia Phạm – Việt kiều mỹ có hỏi:

Tôi có thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và đã được cấp bảo hộ cho nhãn hiệu này.

Thời gian gần đây, bà phát hiện trên thị trường Việt Nam đang có một bên khác sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mà bà đang được bảo hộ tại Việt Nam và đang phân vân liệu bà có được phép ngăn chặn bên Việt Nam này theo các quy định của pháp luật Việt Nam hay không? hoặc Thực hiện biện pháp kiểm soát biên giới chống vi phạm nhãn hiệu

Trả lời:

Về câu hỏi của bà chúng tôi trân trọng gửi đến bà câu trả lời như sau:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa Việt kiều, người nước ngoài và người Việt Nam trong việc đăng ký và bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ.

Điều đó có nghĩa là bà có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam và các quyền này được bảo hộ bởi nhà nước Việt Nam.

Do đó, bà có quyền tự mình thực hiện các biện pháp được pháp luật Việt Nam quy định để yêu cầu bên vi phạm ngừng việc vi phạm hoặc yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm này hoặc thậm chí là khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu xét xử vụ việc theo các quy định của tố tụng dân sự.

Để có thể thực hiện các biện pháp nêu trên, bà cần phải thực hiện công việc sau:

  • Thu thập thông tin về bên vi phạm để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc làm căn cứ để khởi kiện chẳng hạn như thông tin về tên, địa chỉ của bên vi phạm, nơi sản xuất, nơi tang trữ hàng vi phạm;
  • Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp: để yêu cầu một cơ quan giám định độc lập đánh giá và xác định liệu có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của bà trên hàng hóa bị nghi ngờ hay không? Nếu cơ quan giám định kết luận là có yếu tố xâm phạm quyền thì khả năng thành công trong việc xử lý vụ việc là cao. Theo quy định của pháp luật việc giám định là không bắt buộc, tuy nhiên kết luận giám định lại là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết vụ việc;

Ngoài ra, bà cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu để chứng minh cho cơ sở quyền của bà như bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có chứng thực (trong vòng 06 tháng).

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu và thực hiện các công việc nêu trên, bà có thể thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu mà bà đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Tham khảo thêm >> Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Bảo hộ nhãn hiệu trong TPP

Bảo hộ nhãn hiệu trong TPP. TPP là hiệp định thương mại xuyên thái bình dương, được 12 quốc gia trong vùng ký kết. Phần