Trái với thông lệ quốc tế

Việc sử dụng biểu tượng thương hiệu ở Jetstar Pacific: Trái với thông lệ quốc tế

Việc sử dụng biểu tượng thương hiệu ở Jetstar Pacific: Trái với thông lệ quốc tế

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tại Văn bản số 5622/BGTVT-VT về việc sử dụng biểu tượng thương hiệu của Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) - mà trước đó Báo SGGP đã có loạt bài phản ánh, ngày 22-10,

Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã chính thức gửi văn bản báo cáo trình Chính phủ và Bộ GTVT khẳng định: JPA sử dụng biểu tượng thương hiệu của hãng HK nước ngoài Jetstar là hoàn toàn trái với thông lệ quốc tế.

Theo Cục HKVN, tại các quốc gia trong khu vực, các hãng HK chi phí thấp với mô hình liên doanh, liên kết như JPA đang có hoạt động khai thác tại các quốc gia trong khu vực đều không sử dụng biểu tượng theo kiểu trùng lắp như ở JPA. Một ví dụ điển hình được Cục HKVN nêu ra là Thai AirAsia và AirAsia là 2 hãng HK riêng biệt. Thai AirAsia là hãng HK của Thái Lan được Bộ trưởng GTVT Thái Lan cấp phép; trong khi AirAsia là hãng HK được Malaysia chỉ định khai thác đến Thái Lan theo Hiệp định HK giữa Thái Lan và Malaysia. Tên của 2  hãng HK phải có sự khác nhau để hành khách có thể phân biệt đây là 2 hãng HK. Thai AirAsia không được phép sử dụng tên gọi “AirAsia”. Cục HK Thái Lan thường xuyên kiểm soát việc quảng cáo của 2  hãng HK Thai AirAsia và AirAsia trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc quảng cáo phải thể hiện rõ tên của hãng HK cung cấp dịch vụ.

Trong khi đó, tại VN, mặc dù chưa được đăng ký chính thức vào giấy phép kinh doanh vận chuyển HK do Bộ GTVT cấp, nhưng hiện nay JPA đang sử dụng tràn lan biểu tượng “Jetstar”, “Jet và hình ngôi sao” cho việc cung cấp dịch vụ của mình. JPA quảng cáo cho dịch vụ của mình không khác gì quảng cáo cho dịch vụ của Jetstar Airways, với lời quảng cáo Jetstar là hãng HK giá rẻ tại VN, một sự mập mờ biến biểu tượng thành tên thương mại chung của các hãng HK độc lập. JPA khẳng định có quyền tiến hành kinh doanh vận chuyển HK hoàn toàn dưới các thương hiệu, nhãn hiệu của Jetstar Airways (Úc), với lý do là đã hoàn tất thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ và Bộ Công thương về nhượng quyền thương hiệu và nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên pháp luật về thương mại và sở hữu trí tuệ không thay thế cho các pháp luật chuyên ngành khác mà JPA có nghĩa vụ phải tuân thủ. JPA không thể dùng các giấy chứng nhận đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình trái với quy định của pháp luật về HK dân dụng.

Theo quy định của Luật HKDDVN, Jetstar Airways không được cấp quyền vận chuyển HK (thương quyền) nội địa ở Việt Nam và thương quyền quốc tế từ Việt Nam đi các nước (trừ thương quyền quốc tế trên đường bay giữa Việt Nam và Úc mà Jetstar Airways được cấp trên cơ sở Hiệp định HK song phương giữa Việt Nam và Úc). Như vậy, Jetstar Airways không có quyền thực hiện nhượng quyền thương mại ngoài phạm vi quyền vận chuyển hãng HK này được cấp theo Hiệp định HK song phương Việt Nam-Úc.

Cục HKVN cũng cho rằng, việc JPA lập luận họ sử dụng nhãn hiệu Jetstar cũng giống như việc sử dụng nhãn hiệu Coca-Cola là hoàn toàn không phù hợp. Bởi lẽ, sự khác biệt cơ bản giữa hai trường hợp này là sản phẩm mang nhãn hiệu Coca-Cola chính hãng được phép nhập khẩu và bán rộng rãi tại thị trường Việt Nam, trong khi đó Jetstar Airways không được phép cung cấp dịch vụ vận chuyển mang nhãn hiệu Jetstar tại thị trường nội địa Việt Nam và các thị trường quốc tế của Việt Nam (trừ thị trường Việt Nam-Úc).

Đối với việc Tập đoàn Qantas của Úc bày tỏ những ý kiến gắn vấn đề sử dụng biểu tượng của Jetstar Airways với việc đầu tư vào JPA, Cục HKVN cho rằng ý kiến này là vô lý, vì đây không phải là vấn đề ra điều kiện để đầu tư. Không thể cho phép doanh nghiệp nước ngoài chỉ thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu để thâm nhập vào thị trường kinh doanh có điều kiện, chỉ giành cho doanh nghiệp Việt Nam, không cần phải đăng ký hoặc cho phép của bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào; nếu chấp nhận thì đây sẽ là tiền lệ xấu không chỉ cho ngành HK mà cho các ngành kinh doanh có điều kiện khác.

JPA là hãng HK Việt Nam, kinh doanh vận chuyển HK theo thương quyền được cấp theo quy định của Luật HKDDVN, do vậy JPA phải xây dựng biểu tượng theo nguyên tắc là biểu tượng riêng của JPA và không thể hiện sự trùng lặp với biểu tượng của bất kỳ một hãng HK nào khác.

Với những lập luận cùng với quan điểm nêu trên, Cục HKVN kiên định một cách nhất quán từ trước tới nay của mình đối với việc thực hiện nghiêm túc Luật HK dân dụng VN, cũng như các quy định về việc vận chuyển HK và hoạt động HK chung… để Bộ GTVT và Chính phủ xem xét quyết định.

nguồn vnBrand

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan
Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Đăng ký bảo hộ thương hiệu

SBLAW cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu Thương hiệu, nhãn hiệu của doanh  nghiệp là một chỉ dẫn thương mại quan