Tra cứu sáng chế Việt Nam

Tra cứu bằng sáng chế, sáng chế là một công việc cần thiết sau khi nộp đơn đăng ký bằng sáng chế. Việc tra cứu bằng sáng chế sẽ giúp bạn biết được bằng sáng chế đã được đăng ký hay chưa, qua đó bảo vệ quyền lợi của người đăng ký khi sử dụng sáng chế của mình. Bài viết sau đây, cung cấp cho bạn đọc nội dung về cách tra cứu bằng sáng chế chính xác nhất.

Tra cứu sáng chế Việt Nam
Tra cứu sáng chế Việt Nam

Tại sao cần tra cứu bằng sáng chế

Tuy đây không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình đăng ký sáng chế, nhưng nó lại góp phần rất lớn trong việc xác định được khả năng bảo hộ của sáng chế đó bởi

Bước đầu xác định được khả năng bảo hộ của sáng chế

Xác định được sáng chế có trùng hoặc tương tự với các sáng chế khác đã được bảo hộ trước đó hay không

Tham khảo ý tưởng phong phú để áp dụng vào sáng chế của mình,…

Tra cứu sáng chế tại đâu?

Một số trang web tra cứu thông tin sáng chế:

- Trang web tra cứu thông tin sáng chế thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam. Tại trang web này người dùng có thể tìm kiếm thông tin về các đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam:

https://iplib.ipvietnam.gov.vn

https://wipopublish.ipvietnam.gov.vn

- Thư viện số về bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam. Tại trang web này, người dùng có thể tra cứu thông tin toàn văn về các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp tại Việt Nam:

https://digipat

ipvietnam.gov.vn

- Trang web tra cứu thông tin sáng chế do WIPO cung cấp. Tính đến 31/12/2017, người dùng có thể tra cứu khoảng trên 60 triệu tư liệu thông tin sáng chế của nhiều quốc gia/tổ chức tại website này, trong đó bao gồm thông tin dữ liệu thư mục sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam:

https://patentscope.wipo.int/search/en/search.jsf

- Trang web tra cứu thông tin sáng chế do EPO cung cấp, tại công cụ tra cứu này, người dùng có thể tra cứu gần 100 triệu tư liệu sáng chế, được EPO thu thập từ hơn 90 quốc gia/tổ chức trên thế giới:

https://worldwide.espacenet.com/?locate=en_EP

- Trang web tra cứu thông tin sáng chế của USPTO. Người dung có thế lựa chọn tra cứu thông tin về các bằng sáng chế đã được cấp dạng toàn văn của Mỹ từ năm 1976 đến nay, hoặc lựa chọn tra cứu thông tin về các đơn sáng chế của Mỹ từ năm 2001 đến nay:

https://patft.uspto.gov/netahtml/PTO/index.html

- Trang web tra cứu thông tin sáng chế của JPO. Người dùng có thể tra cứu thông tin về các đơn/bằng sáng chế dạng toàn văn của Nhật Bản:

https://www.j-platpat.inpit.go.jp/

Tra cứu sáng chế Việt Nam
Tra cứu sáng chế Việt Nam

Hướng dẫn tra cứu sáng chế/giải pháp hữu ích bằng công cụ WIPO PUBLISH

Thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish là công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới hỗ trợ và phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng. Cơ sở dữ liệu là các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được công bố với tần suất cập nhật thông tin theo định kỳ 01 lần/tháng.

Giao diện của hệ thống có hai chế độ tra cứu để người dùng lựa chọn, đó là "tra cứu cơ bản" và "tra cứu nâng cao" với các chế độ tra cứu khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của người dùng.

Giao diện phần mềm tra cứu Thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish dành cho đối tượng sáng chế/giải pháp hữu ích mặc đinhcj có 5 trường để nhập từ khoá tra cứu là "Số đơn", "Tên", "Chủ đơn", "Số quyển công báo" và "Công nghệ". Người dùng có thể lựa chọn để bổ sung thêm các trường tra cứu ở bên lề bên trái, bằng cách tích vào biểu tượng ô vuông, ngay sau khi tích vào ô vuông thì trường tương ứng xuất hiện trên màn hình tra cứu.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước tra cứu sáng chế tại trang cơ sở dữ liệu WIPO Publish như sau:

Bước 1: Đầu tiên, mọi người cần truy cập website với đường link cụ thể như sau: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/patents?4&query=*:*

Bước 2: Tiếp theo, mọi người cần lựa chọn một số trường để tra cứu thông tin, thông thường một số trường cơ bản sẽ được tick sẵn. Do đó, việc của mọi người là tích chọn vào biểu tượng ô vuông (nằm ở bên trái màn hình) tương ứng để phù hợp với mục đích tra cứu của mình.

Bước 3: Tiếp theo mọi người cần nhập thông tin vào các trường đó. Ví dụ như trong tên sáng chế có từ “ xe máy” thì chúng ta cần dùng thêm từ khóa “ xe máy” và nhập thêm vào trường dữ liệu “tên”.

Bước 4: Sau khi đã nhập đầy đủ thông tin vào các trường cần tra cứu thì kết quả của quá trình tra cứu sẽ được hiển thị đầy đủ. Nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, mọi người hãy click vào biểu tượng hình trang giấy hoặc vào bấm vào hình ảnh khu vực dòng chứa sáng chế đó.

Có nhiều trang web cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin về sáng chế. Dưới đây là một số trang web phổ biến mà bạn có thể sử dụng để tra cứu thông tin về sáng chế:

  • Một trang web tra cứu thông tin sáng chế thuộc thư viện sở hữu tại Việt Nam là: https://ipvietnam.gov.vn/tra-cuu-thong-tin. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm thông tin, các yêu cầu bảo hộ sáng chế được cấp bằng bảo hộ hay giải pháp hữu ích tại nước ta.
  • Một trang web có thể tra cứu mọi thông tin sáng chế là WIPO, trong đó web cung cấp với khoảng 60 triệu tư liệu thông tin từ nhiều quốc gia với nhiều hạng mục bổ ích: https://patentscope.wipo.int/search/en/search.jsf/.
SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan