Tìm cách bảo vệ thương hiệu (Phần 1)

Tìm cách bảo vệ thương hiệu (Phần 1)

Hiện nay Việt Nam chưa có định nghĩa pháp lý về thương hiệu và trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thương hiệu. Nhưng có thể nói một cách tương đối rằng thương hiệulà một khái niệm rộng bao hàm nhiều yếu tố để nhận diện một doanh nghiệp (DN)

bao gồm tên thương mại, nhãn hiệu, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, phong cách kinh doanh, danh tiếng DN... Như vậy có thể thấy nhãn hiệu được bao hàm trong khái niệm thương hiệu.

Việc xây dựng thương hiệu đã trở thành vấn đề sống còn của DN bởi phần lớn DN Việt Nam có quy mô vừa, nhỏ và rất nhỏ, khả năng định vị trên thị trườngcòn yếu. Hiện tại chính là thời điểm các DN Việt Nam cần tìm cách nâng cao uy tín và thương hiệu để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, mà trước hết là thị trường trong nước.

 

Việc xây dựng thương hiệu hiện nay đã không còn là chuyện của các DN mới thành lập mà ngay cả những DN có thương hiệu đã nổi tiếng, có tuổi đời hàng chục năm cũng sẵn sàng thay đổi hệ thống nhận dạng thương hiệu của mình cho phù hợp với chiến lược phát triển của DN trong từng giai đoạn. Trong tiến trình xây dựng thương hiệu, các DN cũng cần quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu của DN mình.

Việc bảo vệ thương hiệu bao gồm khía cạnh xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và thực thi quyền SHTT. Việc xác lập quyền SHTTđược thực hiện theo Luật về SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Như được quy định trong Điều 6 Luật SHTT 2005, nhãn hiệu được bảo hộ trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký Cục SHTT cấp, trong khi đó tên thương mại được bảo hộ trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

 

Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT còn được xác lập trên cơ sở pháp luật cạnh tranh.

Các quy định về thực thi quyền SHTT được đề cập chủ yếu trong pháp luật về SHTT, pháp luật về cạnh tranh và Bộ luật Hình sự 1999. Điều 129 Luật SHTT quy định các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và tên thương mại bị xử lý vi phạm theo pháp luật về SHTT, bao gồm các hành vi sau.

(i) sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

 

(ii) sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; hoặc

 

(iii) sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; và

 

(iv) sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Điều lưu ý là mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Các biện pháp xử lý vi phạm theo pháp luật SHTT bao gồm các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật SHTT và các quy định pháp luật có liên quan. Cụ thể bao gồm các điểm sau:

1. Các biện pháp xử phạt hành chính: phạt cảnh cáo và phạt tiền. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền SHTT còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung tịch thu hàng hoá vi phạm, nguyên vật liệu và phương tiện sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá; hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy.

 

Ngoài ra các biện pháp buộc khắc phục hậu quả cũng được áp dụng đối với các hành vi vi phạm nói trên. Mức phạt tiền cao nhất là 500 triệu đồng

2. Các biện pháp dân sự: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; và buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá vi phạm xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT.  

Thiệt hại bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường bao gồm thiệt hại thực tế về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Trong trường hợp không thể xác định được thiệt hại thực tế về vật chất theo các bằng chứng chứng minh của bên bị vi phạm (nguyên đơn) thì mức bồi thường thiệt hại sẽ do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá 500 triệu đồng.

 

Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần được tòa án quyết định trên cơ sở yêu cầu và chứng minh của nguyên đơn trong phạm vi từ 5 triệu đến 50 triệu đồng.

3. Các hình phạt hình sự được áp dụng đối với người phạm tội về SHTT bao gồm phạt tiền với mức cao nhất tới 200 triệu đồng, cải tạo không giam giữ tới 2 năm hoặc phạt tù tới 3 năm.

 

(Vietnambranding - Theo bài viết của TS. Phạm Trí Hùng, Công ty Luật Indochine Counsel đăng trên Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu, Tháng 09/2008)

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Ngôn ngữ của nhãn hàng hóa

 Nhãn hàng hóa có bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt không?   Câu Hỏi: Thưa Luật sư. em muốn hỏi chút ạ: Nhãn hàng hóa