Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước và nước ngoài.
Một trong những bước quan trọng để lưu giữ và duy trì những gì đã được tạo ra là cần phải đăng ký nhãn hiệu để bảo hộ bản sắc nhận diện thương hiệu. Đây chính là chủ đề mà chúng ta sẽ thảo luận.
Trong chuyên đề về bản sắc nhận diện thương hiệu, chúng ta đã bàn về quy trình phát triển chiến lược khác biệt hóa và các yếu tố cốt lõi cấu thành nên bản sắc nhận diện thương hiệu.
Một trong những bước quan trọng để lưu giữ và duy trì những gì đã được tạo ra là cần phải đăng ký nhãn hiệu để bảo hộ bản sắc nhận diện thương hiệu. Đây chính là chủ đề mà chúng ta sẽ thảo luận tuần này với sự cộng tác của Văn phòng luật sư NHQuang & Cộng sự.
Trong các bài viết trước, mọi người có thể hình dung được rằng, hình ảnh của một thương hiệu phần nhiều được biểu hiện dưới mẫu biểu trưng, tên thương hiệu, màu sắc… Tất cả những cấu phần hiển thị đó đều có thể sử dụng một cơ chế pháp lý phù hợp để có thể bảo hộ cho DN. Một trong những cơ chế pháp lý phổ biến nhất và có phạm vi bảo hộ rộng nhất là đăng ký phần hình ảnh của thương hiệu dưới hình thức “nhãn hiệu” hàng hóa hoặc dịch vụ.
Để có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu đối với một nhãn hiệu, DN phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt
Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ là cơ sở để DN có thể thực hiện các quyền sở hữu đối với thương hiệu mà mình tạo dựng như quyền được sử dụng thương hiệu, quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu thương hiệu.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nếu muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc thông qua một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.
Trong trường hợp, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, phải nộp hồ sơ đăng ký thông qua đại diện hợp pháp (thực tế là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp) tại Việt Nam.
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bao gồm:
Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định; 9 mẫu nhãn hiệu dự định bảo hộ;
Giấy ủy quyền (nếu hồ sơ nộp thông qua đại diện);
Chứng từ nộp phí, lệ phí. » Đăng ký Nhãn hiệu tại VN
Hồ sơ đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp hồ sơ và Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Việt.
Cục Sở hữu trí tuệ xử lý hồ sơ đăng kí theo trình tự sau đây:
Tiếp nhận hồ sơ; thẩm định hình thức hồ sơ;
Công bố hồ sơ hợp lệ trong thời hạn 1 tháng;
Thẩm định nội dung hồ sơ (trong thời hạn 6 tháng);
Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
Nhưng trên thực tế hiện nay, các đơn xin đăng ký nhãn hiệu hiếm khi được trả lời trong thời hạn nêu trên do Cục Sở hữu trí tuệ thường xuyên bị quá tải về số lượng đơn xin đăng ký. Theo kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi, tổng số thời gian mà các đơn xin đăng ký thường được trả lời là 12-14 tháng. DN có thể tìm hiểu thêm về thủ tục và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trong nước tại của Cục Sở hữu trí tuệ
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài
Việt Nam là thành viên của Thoả ước Madrid (do tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO quản trị) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, với hơn 50 quốc gia là thành viên. Đăng ký theo thoả ước này, chủ nhãn hiệu chỉ cần nộp một đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, đánh dấu những nước thành viên DN muốn đăng ký nhãn hiệu và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Thời hạn xem xét đơn đăng ký quốc tế trong vòng 1 năm.
Nếu các DN quan tâm đến các thị trường là thành viên của Thoả ước, thì nên thực hiện việc đăng ký theo hình thức này. Tuy nhiên, cần lưu ý nhãn hiệu muốn bảo hộ ở nước ngoài (đối với các quốc gia là thành viên của Thỏa ước Madrid), thì nhãn hiệu phải được cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và đơn đăng ký phải được soạn bằng tiếng Pháp.
Từ ngày 11/7/2006, Việt
Hiện nay, một số quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật không phải là thành viên của Thoả ước cũng như Nghị định thư Madrid, thì chủ sở hữu nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ, phải nộp đơn trực tiếp tại cơ quan sở hữu trí tuệ các nước này. DN có thể tìm hiểu thêm về thủ tục và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trong nước tại Cục Sở hữu trí tuệ. » đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài
DN cũng nên lưu ý rằng, sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký thì không có nghĩa là nhãn hiệu đó đã được tự động bảo vệ bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật.
DN phải chủ động bảo vệ nhãn hiệu của mình. Khi phát hiện hành vi xâm phạm, doanh nghiệp phải liên hệ ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như cơ quan quản lý thị trường, công an kinh tế… để yêu cầu bảo hộ với cơ sở pháp lý là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
nguồn Báo Đầu tư