Thiệt thòi vì không đăng kí quyền Sở hữu trí tuệ

Thiệt thòi vì không đăng kí quyền Sở hữu trí tuệ

Thiệt thòi vì không đăng kí quyền Sở hữu trí tuệ: Các nhà sáng chế của nước ta chỉ lo sợ bị người khác ăn cắp sáng chế, nên không đi đăng ký sở hữu trí tuệ.

Điều đó, chỉ thiệt hại cho bản thân họ, và các sáng chế sẽ rơi vào tình trạng "chỉ để trưng bày tủ kính", ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. HCM cho biết.

Mất sáng chế vì công bố sớm?

Đã nộp đơn đăng ký hơn 10 sáng chế, nhưng anh Nuyễn Quang Ngọc (Q. Tân Bình, TP. HCM) không muốn công bố rộng rãi những sáng chế này. Bởi theo anh thì khi công bố sáng chế hay sản phẩm của sáng chế ra ngoài thị trường sớm (khi mà mình chưa thể thương mại hóa nó lớn mạnh) thì sẽ khả năng bị ăn cắp sáng chế là rất lớn. Hoặc họ sẽ dựa vào những sản phẩm của mình cải tiến một yếu tố nào đó rồi đi đăng ký. Như vậy, là mình cũng làm công toi.

Dẫn chứng cho ý kiến của mình anh Ngọc kể câu chuyện về chiếc máy chiếc máy cắt lúa đầy tiện ích của anh Nguyễn Đức Tâm (ở Cát Tiên, Lâm Đồng) đã bị một công ty Nhật lấy sản xuất và bán với giá 10 USD/ chiếc. "Đó là một sáng kiến hay, nhưng do anh Tâm đã công bố thông tin sản phẩm của mình quá sớm. Hậu quả là không được gì", anh Ngọc nói.

Anh Ngọc cũng cho biết thêm lý do mà sáng kiến của ông Tâm bị "ăn cắp" mà ông không làm gì được là do ông Tâm không nộp đơn đăng ký sáng kiến của mình. Do ông Tâm không biết luật, lại công bố trên báo chí sớm nên mới "thảm" như vậy. Để tránh trường hơp như trên, anh Ngọc cũng từ chối công bố những sáng chế của mình trên báo (mặc dù những sáng chế này đã nộp đơn

đăng ký Sở hữu trí tuệ).

 nhận thức về Sở hữu trí tuệ, nhiều chương trình về quản trị tài sản trí tuệ

 Nhằm nâng cao nhận thức về Sở hữu trí tuệ,

nhiều chương trình về quản trị tài sản trí tuệ đã được Cục tổ chức

 

Nộp đơn để giành quyền ưu tiên

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, trưởng Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. HCM thì việc công bố sáng chế trên phương tiện truyền thông trước khi nộp đơn đăng ký hoặc cấp bằng về sáng chế thì chủ sáng chế cũng không thể kiện được khi có hiện tượng làm giả sản phẩm sáng chế hoặc tranh chấp xảy ra.

Đối với sáng chế như, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh..., nếu chủ nhân tự bảo vệ, không nộp đơn đăng ký quyền về Sở hữu trí tuệ thì đến khi hàng hóa đưa ra thị trường mà bị nhái thì họ phải tự chịu. Chỉ khi nào họ đăng ký thì cơ quan chức năng mới có cơ sở để bảo vệ họ.

Tất nhiên, không phải hoàn thiện sản phẩm chuẩn mới nộp đơn. Mà trong quá trình thực hiện sáng chế, các nhà sáng chế nên nộp đơn trước để dành quyền ưu tiên. Sau đó, tiếp tục hoàn thiện sáng chế của mình. Bởi Luật Sở hữu trí tuệ đã nêu rõ: đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên, ông Bình đưa ra lời khuyên.

Ông Bình cũng đưa ra cảnh báo là hiện tượng hàng giả, hàng nhái hiện nay là rất nhiều. Nên cho dù sản phẩm sáng chế có đăng ký hoặc không thì cũng vẫn bị nhái. Nhưng cái lợi của vệc đăng ký sáng chế là sẽ hạn chế được hàng nhái và khi phát hiện sản phẩm của mình bị làm nhái thì chủ sáng chế hoặc người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký. Trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng.

Trong trường hợp, bên sử dụng sáng chế vẫn không dừng việc "làm nhái" sản phẩm sáng chế thì họ phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Theo: Báo Đất Việt

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

100 năm thương hiệu IBM

Hãng máy tính hàng đầu thế giới IBM kỷ niệm 100 năm ngày thành lập vào hôm nay (16/06/2011) Tập đoàn máy tính quốc tế